Bài tập tự luận [Ch.1 – B.8] Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
Bài tập 1: Trong các số sau: $372;$ $261;$ $4\;262;$ $3\;772;$ $5\;426;$ $65\;426;$ $7\;371,$
a) Số nào chia hết cho 3?
b) Số nào chia hết cho 9?
c) Số nào chia hết cho cả 3 và 9?
d) Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9?
a) Số có tổng các chữ số chia hết cho $3$ thì chia hết cho $3.$
b) Số có tổng các chữ số chia hết cho $9$ thì chia hết cho $9.$
c) Số chia hết cho $9$ thì chia hết cho cả $3$ và $9.$ (vì $9$ chia hết cho $3.)$
d) Số có tổng các chữ số chia hết cho $3$ nhưng không chia hết cho $9$ thì chia hết cho $3$ nhưng không chia hết cho $9.$
Ta có:
+) Số $372$ có tổng các chữ số là: $3+7+2 = 12$ chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
+) Số $261$ có tổng các chữ số là: $2+6+1 = 9$ chia hết cho cả 3 và 9.
+) Số $4\;262$ có tổng các chữ số là: $4+2+6+2 = 14$ không chia hết cho 3 và 9.
+) Số $3\;772$ có tổng các chữ số là: $3+7+7+2 = 19$ không chia hết cho 3 và 9.
+) Số $5\;426$ có tổng các chữ số là: $5+4+2+6 = 17$ không chia hết cho 3 và 9.
+) Số $65\;426$ có tổng các chữ số là: $6+5+4+2+6 = 23$ không chia hết cho 3 và 9.
+) Số $7\;371$ có tổng các chữ số là: $7+3+7+1 = 18$ chia hết cho cả 3 và 9.
Do đó:
a) Số chia hết cho 3 là: $372;$ $261;$ $7\;371.$
b) Số chia hết cho 9 là: $261;$ $7\;371.$
c) Số chia hết cho cả 3 và 9 là: $261;$ $7\;371.$
d) Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: $372.$
Bài tập 2: Một công ty có một số công nhân hưởng mức lương 360 nghìn đồng / tháng; số khác hưởng mức 495 nghìn đồng / tháng; số còn lại hưởng mức 672 nghìn đồng / tháng. Sau khi phát lương tháng 7 cho công nhân, cô kế toán tính tổng số tiền đã phát thì được kết quả là 273
815 nghìn đồng. Hỏi cô kế toán tính đúng hay sai? Tại sao?
Để ý các số $360;$ $495$ và $672$ đều chia hết cho $3.$ Do đó, tổng số tiền lương phải là số chia hết cho $3.$
Tuy nhiên, tổng số tiền lương mà cô kế toán tính được là $273\;815$ lại không chia hết cho $3.$ Đây là một điều vô lý! Do đó, cô kế toán đã tính sai.
Vì $3+6+0 = 9 \;\vdots\;3$ nên $360\;\vdots\;3.$
Vì $4+9+5 = 18\;\vdots\;3$ nên $495\;\vdots\;3.$
Vì $6+7+2 = 15\;\vdots\;3$ nên $672\;\vdots\;3.$
Vậy các mức lương mà các nhân được hưởng đều là số chia hết cho $3.$ Do đó, tổng số tiền lương mà công ty phải trả cho công nhân trong tháng 7 phải là số chia hết cho $3.$
Tuy nhiên, cô kế toán lại tính ra được kết quả là $273\;815$ nghìn đồng; đây là một số không chia hết cho $3$ (vì $2+7+3+8+1+5 = 26\;\not{\vdots}\;3).$ Vô lý!
Vậy cô kế toán đã tính sai.