Giải Toán 10 (t1) [Chương 4] Bài 5 – TÍCH CỦA MỘT SỐ VỚI MỘT VÉCTƠ. (bộ Cánh diều)

Chia sẻ nếu thấy hay:

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 5 – Chương 4, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 10 – tập 1, thuộc bộ sách Cánh diều.

Luyện tập 1 (Trang 89 / Toán 10 – tập 1 / Cánh diều) Cho tam giác $ABC.$ Hai đường trung tuyến $AM$ và $BN$ cắt nhau tại $G.$

Tìm các số $a, b$ biết: $\overrightarrow{AG} = a\overrightarrow{AM}; \overrightarrow{GN} = b\overrightarrow{GB}.$

Giải

Luyện tập 1 - Trang 89 - Toán 10 tập 1 - bộ Cánh diều.

Ta có: $G$ là trọng tâm của tam giác $ABC$ (vì là giao điểm của hai đường trung tuyến).

Do đó: $AG = \frac{2}{3} AM$ và $GN = \frac{1}{2} GB.$

Thêm nữa, vì $\overrightarrow{AG}$ và $\overrightarrow{AM}$ cùng hướng nên $\overrightarrow{AG} = \frac{2}{3} \overrightarrow{AM}.$

Tương tự, vì $\overrightarrow{GN}$ và $\overrightarrow{GB}$ ngược hướng nên $\overrightarrow{GN} = -\frac{1}{2}\overrightarrow{GB}.$

Vậy $a = \frac{2}{3}$ và $b = -\frac{1}{2}.$

Luyện tập 2 (Trang 89 / Toán 10 – tập 1 / Cánh diều) Cho ba điểm $A, B, C.$ Chứng minh $3(\overrightarrow{AB} + 2\overrightarrow{BC}) – 2(\overrightarrow{AB} + 3\overrightarrow{BC}) = \overrightarrow{AB}.$

Giải

Ta biến đổi vế trái thành vế phải!

Ta có:

$$3(\overrightarrow{AB} + 2\overrightarrow{BC}) – 2(\overrightarrow{AB} + 3\overrightarrow{BC})$$

$$= 3\overrightarrow{AB} + 6\overrightarrow{BC} – 2\overrightarrow{AB} – 6\overrightarrow{BC}$$

$$= (3\overrightarrow{AB} – 2\overrightarrow{AB}) + (6\overrightarrow{BC} – 6\overrightarrow{BC})$$

$$= \overrightarrow{AB} + \vec{0}$$

$$=\overrightarrow{AB}$$

$$\Rightarrow đpcm.$$

Luyện tập 3 (Trang 90 / Toán 10 – tập 1 / Cánh diều) Cho tam giác $ABC$ có $G$ là trọng tâm. Chứng minh $\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AC} = 3\overrightarrow{AG}.$

Giải

Vì $\overrightarrow{GA} + \overrightarrow{GB} + \overrightarrow{GC} = \vec{0}$ nên $\overrightarrow{GB} + \overrightarrow{GC} = -\overrightarrow{GA} = \overrightarrow{AG}.$

Do đó:

$$\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AC}$$

$$= \overrightarrow{AG} + \overrightarrow{GB} + \overrightarrow{AG} + \overrightarrow{GC}$$

$$= (\overrightarrow{GB} + \overrightarrow{GC}) + 2\overrightarrow{AG}$$

$$= \overrightarrow{AG} + 2\overrightarrow{AG}$$

$$= 3\overrightarrow{AG}.$$

Luyện tập 4 (Trang 91 / Toán 10 – tập 1 / Cánh diều) Ở Hình 91, tìm $k$ trong mỗi trường hợp sau:

a) $\overrightarrow{AC} = k\overrightarrow{AD};$

b) $\overrightarrow{BD} = k\overrightarrow{DC}.$

Luyện tập 4 - Trang 91 - Toán 10 tập 1 - bộ Cánh diều.

Giải

a) Quan sát Hình 61, ta thấy đoạn $AC$ chiếm 6 ô vuông, đoạn $AD$ chiếm 8 ô vuông. Do đó: $AC = \frac{6}{8}AD = \frac{3}{4}AD.$

Thêm nữa, $\overrightarrow{AC}$ và $\overrightarrow{AD}$ cùng hướng nên $\overrightarrow{AC} = \frac{3}{4}AD.$

Vậy $k = \frac{3}{4}.$

b) Quan sát Hình 61, ta thấy đoạn $BD$ chiếm 6 ô vuông, đoạn $DC$ chiếm 2 ô vuông. Do đó, $BD = \frac{6}{2}DC = 3DC.$

Thêm nữa, $\overrightarrow{BD}$ và $\overrightarrow{DC}$ ngược hướng nên $\overrightarrow{BD} = -3\overrightarrow{DC}.$

Vậy $k = -3.$

Bài tập 1 (Trang 92 / Toán 10 – tập 1 / Cánh diều) Cho hình thang $MNPQ,$ $MN//PQ, MN = 2PQ.$ Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. $\overrightarrow{MN} = 2\overrightarrow{PQ}.$

B. $\overrightarrow{MQ} = 2\overrightarrow{NP}.$

C. $\overrightarrow{MN} = -2\overrightarrow{PQ}.$

D. $\overrightarrow{MQ} = -2\overrightarrow{NP}.$

Giải

Bài tập 1 - Trang 92 - Toán 10 tập 1 - bộ Cánh diều.

Theo đề bài thì $MN = 2PQ.$ Mà $\overrightarrow{MN}$ và $\overrightarrow{PQ}$ ngược hướng nhau nên $\overrightarrow{MN} = -2\overrightarrow{PQ}.$

Vậy ta chọn đáp án C.

Nói thêm: Đáp án A sai vì thiếu dấu trừ “-“. Các đáp án B, D sai vì hai véctơ $\overrightarrow{MQ}$ và $\overrightarrow{NP}$ không cùng phương.

Bài tập 2 (Trang 92 / Toán 10 – tập 1 / Cánh diều) Cho đoạn thẳng $AB=6\;cm.$

a) Xác định điểm $C$ thỏa mãn $\overrightarrow{AC} = \frac{1}{2}\overrightarrow{AB}.$

b) Xác định điểm $D$ thỏa mãn $\overrightarrow{AD} = -\frac{1}{2}\overrightarrow{AB}.$

Giải

a)

Bài tập 2 - Trang 92 - Toán 10 tập 1 - bộ Cánh diều.

b)

Bài tập 2 - Trang 92 - Toán 10 tập 1 - bộ Cánh diều.

Bài tập 3 (Trang 92 / Toán 10 – tập 1 / Cánh diều) Cho tam giác $ABC$ có $M, N, P$ lần lượt là trung điểm của $BC, CA, AB.$ Chứng minh:

a) $\overrightarrow{AP}+ \frac{1}{2}\overrightarrow{BC} = \overrightarrow{AN}.$

b) $\overrightarrow{BC} + 2\overrightarrow{MP} = \overrightarrow{BA}.$

Giải

Bài tập 3 - Trang 92 - Toán 10 tập 1 - bộ Cánh diều.

a) Ta có $PN$ là đường trung bình của tam giác $ABC$ nên $PN//BC$ và $PN=\frac{1}{2}BC.$

Do đó, $\overrightarrow{PN} = \frac{1}{2}\overrightarrow{BC}$

Suy ra: $\overrightarrow{AP}+ \frac{1}{2}\overrightarrow{BC} = \overrightarrow{AP} + \overrightarrow{PN} = \overrightarrow{AN}.$

b) Ta có $MP$ là đường trung bình của tam giác $ABC$ nên $MP//CA$ và $CA = 2MP.$

Do đó, $\overrightarrow{CA} = 2\overrightarrow{MP}.$

Suy ra: $\overrightarrow{BC} + 2\overrightarrow{MP} = \overrightarrow{BC} + \overrightarrow{CA} = \overrightarrow{BA}.$

Bài tập 4 (Trang 92 / Toán 10 – tập 1 / Cánh diều) Cho tam giác $ABC.$ Các điểm $D, E$ thuộc cạnh $BC$ thỏa mãn $BD = DE = EC$ (Hình 62). Giả sử $\overrightarrow{AB} = \vec{a}, \overrightarrow{AC} = \vec{b}.$ Biểu diễn các véctơ $\overrightarrow{BC},$ $\overrightarrow{BD},$ $\overrightarrow{BE},$ $\overrightarrow{AD},$ $\overrightarrow{AE}$ theo $\vec{a}, \vec{b}.$

Bài tập 4 - Trang 92 - Toán 10 tập 1 - bộ Cánh diều.

Giải

$$+) \overrightarrow{BC} = \overrightarrow{BA} + \overrightarrow{AC}$$

$$\;\;\; = -\overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{AC} = -\vec{a} + \vec{b}.$$

$$+) \overrightarrow{BD} = \frac{1}{3}\overrightarrow{BC} = \frac{1}{3}(-\vec{a} + \vec{b})$$

$$+) \overrightarrow{BE} = \frac{2}{3}\overrightarrow{BC} = \frac{2}{3}(-\vec{a} + \vec{b})$$

$$+) \overrightarrow{AD} = \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{BD}$$

$$\;\;\; = \vec{a} + \frac{1}{3}(-\vec{a} + \vec{b}) = \frac{2}{3}\vec{a} + \frac{1}{3}\vec{b}$$

$$+) \overrightarrow{AE} = \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{BE}$$

$$\;\;\; = \vec{a} + \frac{2}{3}(-\vec{a} + \vec{b}) = \frac{1}{3}\vec{a} + \frac{2}{3}\vec{b}$$

Bài tập 5 (Trang 92 / Toán 10 – tập 1 / Cánh diều) Cho tứ giác $ABCD$ có $M, N$ lần lượt là trung điểm hai cạnh $AB$ và $CD.$ Gọi $G$ là trung điểm của đoạn thẳng $MN,$ $E$ là trọng tâm tam giác $BCD.$ Chứng minh:

$$\mathbf{a)}\; \overrightarrow{EA} + \overrightarrow{EB} + \overrightarrow{EC} + \overrightarrow{ED} = 4\overrightarrow{EG}.$$

$$\mathbf{b)}\; \overrightarrow{EA} = 4\overrightarrow{EG}.$$

c) Điểm $G$ thuộc đoạn thẳng $AE$ và $\overrightarrow{AG} = \frac{3}{4}\overrightarrow{AE}.$

Giải

Bài tập 5 - Trang 92 - Toán 10 tập 1 - bộ Cánh diều.

a) Vì $M$ là trung điểm của $AB$ nên $\overrightarrow{EA} + \overrightarrow{EB} = 2\overrightarrow{EM}$ (1)

Vì $N$ là trung điểm của $CD$ nên $\overrightarrow{EC} + \overrightarrow{ED} = 2\overrightarrow{EN}$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra: $ \overrightarrow{EA} + \overrightarrow{EB} + \overrightarrow{EC} + \overrightarrow{ED} = 2(\overrightarrow{EM} + \overrightarrow{EN})$ (3)

Vì $G$ là trung điểm của $MN$ nên $\overrightarrow{EM} + \overrightarrow{EN} = 2\overrightarrow{EG}$ (4)

Từ (3) và (4) suy ra: $\overrightarrow{EA} + \overrightarrow{EB} + \overrightarrow{EC} + \overrightarrow{ED} = 2\cdot (2\overrightarrow{EG}) = 4\overrightarrow{EG}$

b) Vì $E$ là trọng tâm tam giác $BCD$ nên $\overrightarrow{EB} + \overrightarrow{EC} + \overrightarrow{ED} = \vec{0}.$

Do đó, kết hợp với kết quả ở câu a), ta có:

$$4\overrightarrow{EG} = \overrightarrow{EA} + \overrightarrow{EB} + \overrightarrow{EC} + \overrightarrow{ED} = \overrightarrow{EA} + \vec{0} = \overrightarrow{EA}$$

c) Vì $\overrightarrow{EA} = 4\overrightarrow{EG}$ nên điểm $G$ thuộc đoạn thẳng $AE$ và $GE = \frac{1}{4} AE$

Do đó, $AE = AG + GE$

$$\Leftrightarrow AE = AG + \frac{1}{4}AE$$

Suy ra: $AG = AE – \frac{1}{4}AE = \frac{3}{4}AE$

Mà $\overrightarrow{AG}$ và $\overrightarrow{AE}$ cùng hướng (do điểm $G$ thuộc đoạn thẳng $AE)$ nên $\overrightarrow{AG} = \frac{3}{4}\overrightarrow{AE}.$

Bài tập 6 (Trang 92 / Toán 10 – tập 1 / Cánh diều) Cho hình bình hành $ABCD.$ Đặt $\overrightarrow{AB} = \vec{a}, \overrightarrow{AD} = \vec{b}.$ Gọi $G$ là trọng tâm của tam giác $ABC.$ Biểu thị các véctơ $\overrightarrow{AG}, \overrightarrow{CG}$ theo hai véctơ $\vec{a}, \vec{b}.$

Giải

Bài tập 2 - Trang 92 - Toán 10 tập 1 - bộ Cánh diều.

+) Gọi $M$ là giao điểm của $AG$ với $BC.$

Vì $G$ là trọng tâm tam giác $ABC$ nên $AM$ là một trung tuyến. Do đó $M$ là trung điểm của $BC.$

Suy ra: $\overrightarrow{BM} = \frac{1}{2}\overrightarrow{BC}$ (1)

Do $ABCD$ là hình bình hành nên $\overrightarrow{BC} = \overrightarrow{AD} = \vec{b}.$ Thay vào (1), ta được: $\overrightarrow{BM} = \frac{1}{2}\vec{b}$

Vậy ta có:

$$\overrightarrow{AG} = \frac{2}{3} \overrightarrow{AM}$$

$$\;\;\; = \frac{2}{3}(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BM}) = \frac{2}{3}(\vec{a} + \frac{1}{2}\vec{b} )$$

$$\;\;\; = \frac{2}{3}\vec{a} + \frac{1}{3}\vec{b}.$$

+) Gọi $N$ là giao điểm của $CG$ với $AB.$

Vì $G$ là trọng tâm tam giác $ABC$ nên $CN$ là một trung tuyến. Do đó $N$ là trung điểm của $AB.$

Suy ra: $\overrightarrow{BN} = -\frac{1}{2}\overrightarrow{AB} = -\frac{1}{2}\vec{a}$

Ta có:

$$\overrightarrow{CG} = \frac{2}{3} \overrightarrow{CN}$$

$$\;\;\;= \frac{2}{3}(\overrightarrow{CB} + \overrightarrow{BN}) = \frac{2}{3}(-\vec{b} – \frac{1}{2}\vec{a})$$

$$\;\;\; = -\frac{2}{3}\vec{b} – \frac{1}{3}\vec{a}.$$

Bài tập 7 (Trang 92 / Toán 10 – tập 1 / Cánh diều) Cho tam giác $ABC.$ Các điểm $D, E, H$ thỏa mãn $\overrightarrow{DB} = \frac{1}{3}\overrightarrow{BC},$ $\overrightarrow{AE} = \frac{1}{3}\overrightarrow{AC},$ $\overrightarrow{AH} = \frac{2}{3}\overrightarrow{AB}.$

a) Biểu thị mỗi véctơ $\overrightarrow{AD}, \overrightarrow{DH}, \overrightarrow{HE}$ theo hai véctơ $\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}.$

b) Chứng minh $D, E, H$ thẳng hàng.

Giải

Bài tập 7 - Trang 92 - Toán 10 tập 1 - bộ Cánh diều.

a)

$$+) \overrightarrow{AD} = \overrightarrow{AC} + \overrightarrow{CD}$$

$$\;\;\; = \overrightarrow{AC} + \frac{4}{3}\overrightarrow{CB} = \overrightarrow{AC} + \frac{4}{3}(\overrightarrow{CA} + \overrightarrow{AB})$$

$$\;\;\;= \overrightarrow{AC} + \frac{4}{3}(-\overrightarrow{AC} + \overrightarrow{AB}) = -\frac{1}{3}\overrightarrow{AC} + \frac{4}{3}\overrightarrow{AB}.$$

$$+) \overrightarrow{DH} = \overrightarrow{DB} + \overrightarrow{BH}$$

$$\;\;\; = \frac{1}{3}\overrightarrow{BC} + \frac{1}{3}\overrightarrow{BA} = \frac{1}{3}(\overrightarrow{BA} + \overrightarrow{AC}) – \frac{1}{3}\overrightarrow{AB}$$

$$\;\;\; = \frac{1}{3}(-\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AC}) – \frac{1}{3}\overrightarrow{AB} = -\frac{2}{3}\overrightarrow{AB} + \frac{1}{3}\overrightarrow{AC}.$$

$$+) \overrightarrow{HE} = \overrightarrow{HA} + \overrightarrow{AE}$$

$$\;\;\; = -\frac{2}{3}\overrightarrow{AB} + \frac{1}{3}\overrightarrow{AC}.$$

b) Dựa vào kết quả ở câu a), ta có: $\overrightarrow{DH} = \overrightarrow{HE}.$

Do đó, $D, E, H$ thẳng hàng.

Chia sẻ nếu thấy hay:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x