Giải Toán 10 (t1) [Chương 4] Bài 2 – ĐỊNH LÝ CÔSIN VÀ ĐỊNH LÝ SIN. (bộ Chân trời sáng tạo)

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 2 – Chương 4, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 10 – tập 1, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. Thực hành 1 (Trang 67 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tính các […]

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 2 – Chương 4, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 10 – tập 1, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Thực hành 1 (Trang 67 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tính các cạnh và các góc chưa biết của tam giác $ABC$ trong Hình 4.

Thực hành 1 - Trang 67 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

Theo định lý côsin, ta có:

$$BC^2 = AB^2 + AC^2 – 2\cdot AB\cdot AC \cdot cosA$$

$$\;\;\;\; = 14^2 + 18^2 – 2\cdot 14\cdot 18\cdot cos\;62^o$$

$$\;\;\;\; \approx 283,386$$

Do đó, $BC\approx \sqrt{283,386} \approx 16,834.$

Áp dụng hệ quả của định lý côsin, ta có:

$$cosB = \frac{BA^2 + BC^2 – AC^2}{2\cdot BA \cdot BC}$$

$$\;\;\;\; \approx \frac{14^2 + 16,834^2 – 18^2}{2\cdot 14\cdot 16,834}$$

$$\;\;\;\; \approx 0,3297$$

Suy ra: $\widehat{B} \approx 71^o$

Từ đó ta cũng tính được:

$$\widehat{C} = 180^o – \widehat{B} – \widehat{A}$$

$$\;\;\;\; \approx 180^o – 71^o – 62^o = 47^o.$$

Vận dụng 1 (Trang 67 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tính khoảng cách giữa hai điểm ở hai đầu của một hồ nước. Biết từ một điểm cách hai đầu hồ lần lượt là $800\;m$ và $900\;m,$ người quan sát nhìn hai điểm này dưới một góc $70^o$ (Hình 5).

Vận dụng 1 - Trang 67 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

Gọi hai điểm ở hai đầu hồ là $A, B.$ Gọi điểm chỗ người quan sát là $C.$

Vận dụng 1 - Trang 67 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Theo định lý côsin, ta có:

$$AB^2 = CA^2 + CB^2 – 2\cdot CA \cdot CB\cdot cosC$$

$$\;\;\;\; = 800^2 + 900^2 – 2\cdot 800\cdot 900 \cdot cos\;70^o$$

$$\;\;\;\; \approx 957491$$

Suy ra:

$$AB \approx \sqrt{957491} \approx 979.$$

Vậy khoảng cách giữa hai điểm ở hai đầu của hồ nước là khoảng $979\;m.$

Thực hành 2 (Trang 69 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tính các cạnh và các góc chưa biết của tam giác $MNP$ trong Hình 8.

Thực hành 2 - Trang 69 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

Theo định lý sin, ta có:

$$\frac{MP}{sinN} = \frac{NP}{sinM}$$

Suy ra:

$$MP = \frac{NP}{sinM}\cdot sinN$$

$$\;\;\;\; = \frac{22}{sin\;34^o}\cdot sin\;112^o \approx 36,5$$

Ta có:

$$\widehat{P} = 180^o – \widehat{M} – \widehat{N}$$

$$\;\;\;\; = 180^o – 34^o – 112^o = 34^o.$$

Vậy $\widehat{P} = \widehat{M} = 34^o$

Do đó, tam giác $MNP$ cân tại $N.$

Suy ra: $MN = NP = 22.$

Vận dụng 2 (Trang 69 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Trong một khu bảo tồn, người ta xây dựng một tháp canh và hai bồn chứa nước $A, B$ để phòng hỏa hoạn. Từ tháp canh, người ta phát hiện đám cháy và số liệu đưa về như Hình 9. Nên dẫn nước từ bồn chứa $A$ hay $B$ để dập tắt đám cháy nhanh hơn?

Vận dụng 2 - Trang 69 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

Đặt tên các điểm như trong hình sau:

Vận dụng 2 - Trang 69 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Để dập tắt đám cháy nhanh hơn, cần dẫn nước từ bồn nước gần đám cháy hơn. Vậy ta cần so sánh độ dài các đoạn thẳng $BC$ và $DC.$

Xét tam giác $ACD,$ ta có:

$$\widehat{C} = 180^o – \widehat{A} – \widehat{D}$$

$$\;\;\;\; = 180^o – 35^o – 125^o = 20^o.$$

Áp dụng định lý sin cho tam giác $ACD,$ ta có:

$$\frac{DC}{sinA} = \frac{AD}{sinC}$$

Suy ra:

$$DC = \frac{AD}{sinC}\cdot sinA$$

$$\;\;\;\; = \frac{900}{sin\;20^o}\cdot sin\;35^o$$

$$\;\;\;\; \approx 1509.$$

Cũng áp dụng định lý sin cho tam giác $ACD,$ ta được:

$$\frac{AC}{sinD} = \frac{AD}{sinC}$$

Suy ra:

$$AC = \frac{AD}{sinC}\cdot sinD$$

$$\;\;\;\; = \frac{900}{sin\;20^o}\cdot sin\;125^o$$

$$\;\;\;\; \approx 2156.$$

Áp dụng định lý cosin cho tam giác $ABC,$ ta được:

$$BC^2 = AB^2 + AC^2 – 2\cdot AB\cdot AC\cdot cosA$$

$$\;\;\;\; \approx 1800^2 + 2156^2 – 2\cdot 1800\cdot 2156\cdot cos\;34^o$$

$$\;\;\;\; \approx 1453678.$$

Suy ra: $BC \approx \sqrt{1453678} \approx 1206.$$

Vậy ta đã tính được: $DC = 1509\;m$ và $BC = 1206\;m.$ Vậy $DC > BC.$

Do đó, nên dẫn nước từ bồn chứa nước $A$ để dập tắt đám cháy (vì nó gần đám cháy hơn).

Thực hành 3 (Trang 71 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tính diện tích tam giác $ABC$ và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ trong các trường hợp sau:

a) Cách cạnh $b = 14,$ $c = 35$ và $\widehat{A} = 60^o.$

b) Các cạnh $a = 4,$ $b=5,$ $c=3.$

Giải

a)

+) Diện tích tam giác $ABC$ là:

$$S = \frac{1}{2} b c sinA$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot 14\cdot 35\cdot sin\;60^o$$

$$\;\;\;\; = \frac{245\sqrt{3}}{2}.$$

+) Áp dụng dụng định lý cosin, ta được:

$$a^2 = b^2 + c^2 – 2bccosA$$

$$\;\;\;\; = 14^2 + 35^2 – 2\cdot 14\cdot 35\cdot cos\;60^o$$

$$\;\;\;\; = 931.$$

Suy ra: $a = \sqrt{931}.$

Áp dụng định lý sin, ta được:

$$\frac{a}{sinA} = 2R$$

Do đó:

$$R = \frac{a}{2sinA} = \frac{\sqrt{931}}{2sin\;60^o} = \sqrt{\frac{931}{3}}.$$

b)

+) Nửa chu vi tam giác là: $p = \frac{a+b+c}{2} = \frac{4+5+3}{2} = 6.$

Áp dụng công thức Herong, ta được:

$$S = \sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c}$$

$$\;\;\;\; = \sqrt{6\cdot (6- 4)\cdot (6-5)\cdot (6-3)}$$

$$\;\;\;\; = \sqrt{36} = 6.$$

Mặt khác, ta có:

$$S = \frac{abc}{4R}$$

Suy ra:

$$R = \frac{abc}{4S}$$

$$\;\;\;\; = \frac{4\cdot 5\cdot 3}{4\cdot 6} = \frac{5}{2}.$$

Vận dụng 3 (Trang 72 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tính diện tích một cánh buồm hình tam giác. Biết cánh buồm đó có chiều dài một cạnh là $3,2\;m$ và hai góc kề cạnh đó có số đo là $48^o$ và $105^o$ (Hình 12).

Vận dụng 3 - Trang 72 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

Đặt tên cho các đỉnh của hình tam giác tạo bởi cánh buồm như hình vẽ sau:

Vận dụng 3 - Trang 72 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Ta có:

$$\widehat{B} = 180^o – \widehat{A} – \widehat{C}$$

$$\;\;\;\; = 180^o – 48^o – 105^o = 27^o.$$

Áp dụng định lý sin, ta có:

$$\frac{AB}{sinC} = \frac{AC}{sinB}$$

Suy ra:

$$AB = \frac{AC}{sinB}\cdot sinC$$

$$\;\;\;\; = \frac{3,2}{sin\;27^o}\cdot sin\;105^o$$

$$\;\;\;\; \approx 6,8$$

Do đó, diện tích tam giác $ABC$ là:

$$S = \frac{1}{2}\cdot AB\cdot AC\cdot sinA$$

$$\;\;\;\; \approx \frac{1}{2}\cdot 6,8\cdot 3,2\cdot sin\;48^o$$

$$\;\;\;\; \approx 8,1.$$

Vậy diện tích cánh buồm là khoảng $8,1\;m^2.$

Bài tập 1 (Trang 72 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tính độ dài cạnh $x$ trong các tam giác sau:

Bài tập 1 - Trang 72 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

a) Áp dụng định lý cosin:

$$x^2 = 6,5^2 + 5^2 – 2\cdot 6,5\cdot 5\cdot cos\;72^o$$

$$\;\;\;\; \approx 47,2$$

Suy ra: $x \approx \sqrt{47,2} \approx 6,9.$

b) Áp dụng định lý cosin:

$$x^2 = \left(\frac{1}{5}\right)^2 + \left(\frac{1}{3}\right)^2 – 2\cdot \frac{1}{5}\cdot \frac{1}{3}\cdot cos\;123^o$$

$$\;\;\;\; \approx 0,22$$

Do đó: $x\approx \sqrt{0,22} \approx 0,47$

Bài tập 2 (Trang 72 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tính độ dài cạnh $c$ trong tam giác $ABC$ ở Hình 14.

Bài tập 2 - Trang 72 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

Áp dụng định lý sin:

$$\frac{AB}{sinC} = \frac{AC}{sinB}$$

Suy ra:

$$AB = \frac{AC}{sinB}\cdot sinC$$

$$\;\;\;\; = \frac{12}{sin\;35^o}\cdot sin\;105^o \approx 20,2.$$

Vậy $c = AB = 20,2.$

Bài tập 3 (Trang 72 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho tam giác $ABC,$ biết cạnh $a = 152,$ $\widehat{B} = 79^o,$ $\widehat{C} = 61^o.$ Tính các góc, các cạnh còn lại và bán kính đường tròn ngoại tiếp của tam giác đó.

Giải

Ta có:

$$\widehat{A} = 180^o – \widehat{B} – \widehat{C}$$

$$\;\;\;\; = 180^o – 79^o – 61^o = 40^o.$$

Theo định lý sin:

$$\frac{a}{sinA} = \frac{b}{sinB} = \frac{c}{sinC} = 2R.$$

Do đó:

$$b = \frac{a}{sinA}\cdot sinB$$

$$\;\;\;\; = \frac{152}{sin\;40^o}\cdot sin\;79^o \approx 232.$$

$$c = \frac{a}{sinA} \cdot sinC$$

$$\;\;\;\; = \frac{152}{sin\;40^o}\cdot sin\;61^o \approx 207.$$

$$R = \frac{a}{2sinA}$$

$$\;\;\;\; = \frac{152}{2\cdot sin\;40^o} \approx 118.$$

Bài tập 4 (Trang 73 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Một công viên có dạng hình tam giác với các kích thước như Hình 15. Tính số đo các góc của tam giác đó.

Bài tập 4 - Trang 73 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

Áp dụng hệ quả của định lý cosin, ta được:

$$cosA = \frac{AB^2 + AC^2 – BC^2}{2\cdot AB\cdot AC}$$

$$\;\;\;\; = \frac{500^2 + 700^2 – 800^2}{2\cdot 500\cdot 700}$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{7}.$$

Suy ra: $\widehat{A} \approx 82^o.$

Tương tự vậy, ta có:

$$cosB = \frac{BA^2 + BC^2 – AC^2}{2\cdot BA\cdot BC}$$

$$\;\;\;\; = \frac{500^2 + 800^2 – 700^2}{2\cdot 500\cdot 800}$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}.$$

Suy ra: $\widehat{B} = 60^o.$

Do đó:

$$\widehat{C} = 180^o – \widehat{A} – \widehat{B}$$

$$\;\;\;\; \approx 180^o – 82^o – 60^o = 38^o.$$

Bài tập 5 (Trang 73 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tính diện tích một lá cờ hình tam giác cân có độ dài cạnh bên là $90\;cm$ và góc ở đỉnh là $35^o.$

Bài tập 5 - Trang 73 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

Đặt tên các đỉnh của lá cờ hình tam giác cân như sau:

Bài tập 5 - Trang 73 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Diện tích của lá cờ này là:

$$S = \frac{1}{2} \cdot AB\cdot AC\cdot sinA$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot 90\cdot 90\cdot sin\;35^o$$

$$\;\;\;\; \approx 2322,98$$

Vậy diện tích lá cờ là khoảng $2322,98\;cm^2.$

Bài tập 6 (Trang 73 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho tam giác $ABC$ có $AB = 6,$ $AC = 8$ và $\widehat{A} = 60^o.$

a) Tính diện tích tam giác $ABC.$

b) Gọi $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC.$ Tính diện tích tam giác $IBC.$

Giải

a) Diện tích tam giác $ABC$ là:

$$S = \frac{1}{2}\cdot AB\cdot AC\cdot sinA$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot 6\cdot 8\cdot sin\;60^o$$

$$\;\;\;\; = 12\sqrt{3}.$$

b)

Bài tập 6 - Trang 73 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Áp dụng định lý cosin cho tam giác $ABC,$ ta có:

$$BC^2 = AB^2 + AC^2 – 2\cdot AB\cdot AC\cdot cosA$$

$$\;\;\;\; = 6^2 + 8^2 – 2\cdot 6\cdot 8\cdot cos\;60^o$$

$$\;\;\;\; = 52.$$

Do đó: $BC = \sqrt{52} = 2\sqrt{13}.$

Áp dụng định lý sin cho tam giác $ABC,$ ta có:

$$\frac{BC}{sinA} = 2R$$

Do đó:

$$R = \frac{BC}{2sinA} = \frac{2\sqrt{13}}{2\cdot sin\;60^o} = 2\sqrt{\frac{13}{3}}.$$

Suy ra:

$$IB = IC = R = 2\sqrt{\frac{13}{3}}.$$

Mặt khác, ta có: $\widehat{I} = 2\cdot \widehat{A} = 2\cdot 60^o = 120^o.$

Do đó, diện tích tam giác $IBC$ là:

$$S_{IBC} = \frac{1}{2}\cdot IB\cdot IC\cdot sinI$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot 2\sqrt{\frac{13}{3}} \cdot 2\sqrt{\frac{13}{3}} \cdot sin\;120^o$$

$$\;\;\;\; = \frac{13\sqrt{3}}{3} \approx 7,5.$$

Bài tập 7 (Trang 73 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho tam giác $ABC$ có trọng tâm $G$ và độ dài ba cạnh $AB, BC, CA$ lần lượt là $15; 18; 27.$

a) Tính diện tích và bán kính đường tròn nội tiếp tam giác $ABC.$

b) Tính diện tích tam giác $GBC.$

Giải

a) Nửa chu vi tam giác $ABC$ là: $p = \frac{15+18+27}{2} = 30.$

Áp dụng công thức Heron, ta có diện tích tam giác $ABC$ là:

$$S = \sqrt{p(p-AB)(p-BC)(p-CA)}$$

$$\;\;\;\; = \sqrt{30(30-15)(30-18)(30-27)} = 90\sqrt{2}.$$

Mặt khác, ta có: $S = pr$

Suy ra bán kính đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ là:

$$ r = \frac{S}{p} = \frac{90\sqrt{2}}{30} = 3\sqrt{2}.$$

b) Vì $G$ là trọng tâm tam giác $ABC$ nên $S_{GBC} = \frac{1}{3} S = 30\sqrt{2}.$

Lưu ý

Khi $G$ là trọng tâm tam giác $ABC:$

Bài tập 7 - Trang 73 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

Trong hình trên, $AM$ là một trung tuyến của tam giác $ABC.$

Kẻ $AA\\’ $ và $GG\\’$ cùng vuông góc với $BC.$

Khi đó, $AA\\’ // GG\\’$ (1)

Vì $G$ là trọng tâm tam giác $ABC$ nên $GM = \frac{1}{3}AM$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra: $GG\\’ = \frac{1}{3}AA\\’.$

Do đó:

$$\frac{S_{GBC}}{S_{ABC}} = \frac{\frac{1}{2}\cdot GG\\’ \cdot BC}{\frac{1}{2}\cdot AA\\’ \cdot BC}$$

$$\;\;\;\; = \frac{GG\\’}{AA\\’} = \frac{1}{3}.$$

Suy ra:

$$S_{GBC} = \frac{1}{3}S_{ABC}$$

Làm tương tự đối với các tam giác $GAB$ và $GAC$ ta cũng có kết quả tương tự.

Vậy trọng tâm $G$ chia tam giác $ABC$ thành các tam giác $GAB, GBC, GCA$ có diện tích bằng nhau (và đều bằng $\frac{1}{3}$ diện tích tam giác $ABC).$

Bài tập 8 (Trang 73 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho $h_a$ là đường cao vẽ từ đỉnh $A$ và $R$ là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC.$ Chứng minh hệ thức: $h_a = 2RsinBsinC.$

Giải

Ta có hai công thức tính diện tích tam giác $ABC$ là:

$$S = \frac{1}{2}\cdot h_a \cdot a;$$

$$S = \frac{abc}{4R}.$$

Suy ra:

$$\frac{1}{2}\cdot h_a \cdot a = \frac{abc}{4R}$$

$$\Leftrightarrow h_a = \frac{bc}{2R}$$

Mặt khác, theo định lý sin, ta có:

$$\frac{b}{sinB} = \frac{c}{sinC} = 2R$$

Suy ra: $b = 2RsinB,$ $c = 2RsinC.$

Vậy ta có:

$$h_a = \frac{bc}{2R} = \frac{2RsinB \cdot 2RsinC}{2R} = 2RsinBsinC.$$

Bài tập 9 (Trang 73 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho tam giác $ABC$ có góc $B$ nhọn, $AD$ và $CE$ là hai đường cao.

a) Chứng minh: $\frac{S_{BDE}}{S_{BAC}} = \frac{BD\cdot BE}{BA\cdot BC}.$

b) Biết rằng $S_{ABC} = 9S_{BDE}$ và $DE = 2\sqrt{2}.$ Tính $cosB$ và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC.$

Giải

Bài tập 9 - Trang 73 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

a) Ta có:

$$S_{BDE} = \frac{1}{2}\cdot BD\cdot BE \cdot sinB$$

$$S_{BAC} = \frac{1}{2}\cdot BA \cdot BC \cdot sinB$$

Do đó:

$$\frac{S_{BDE}}{S_{BAC}} = \frac{BD\cdot BE}{BA\cdot BC}$$

b)

+) Ta có:

$$cosB = \frac{BD}{BA}$$

$$cosB = \frac{BE}{BC}$$

Nhân vế theo vế ta được:

$$cos^2B = \frac{BD\cdot BE}{BA\cdot BC}$$

Mặt khác, áp dụng kết quả câu a) và giả thiết ta có:

$$\frac{BD\cdot BE}{BA\cdot BC} = \frac{S_{BDE}}{S_{BAC}} = \frac{1}{9}$$

Vậy: $cos^2B = \frac{1}{9}$

Suy ra: $cosB = \frac{1}{3}$ (vì $\widehat{B}$ là góc nhọn).

+) Tứ giác $AEDC$ nội tiếp đường tròn đường kính $AC$ (vì hai điểm $E, D$ cùng nhìn cạnh $AC$ dưới một góc vuông).

Suy ra: $\widehat{ACB} = \widehat{BED}$ (cùng bù với $\widehat{AED})$

Suy ra: Hai tam giác $ABC$ và $DBE$ đồng dạng với nhau (g-g) vì có chung góc $B$ và $\widehat{ACB} = \widehat{BED}$

Mà $\frac{S_{BDE}}{S_{ABC}} = \frac{1}{9}$ nên tỷ số đồng dạng là $k=\frac{1}{3}.$

Do đó, gọi $R, R\\’$ lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ và $BDE$ thì $R = 3R\\’.$

Mặt khác: $sin^2 B = 1-cos^2 B = 1 – \frac{1}{9} = \frac{8}{9}$

Suy ra: $sinB = \sqrt{\frac{8}{9}} = \frac{2\sqrt{2}}{3}$ (vì $\widehat{B}$ là góc nhọn)

Xét tam giác $DBE,$ theo định lý sin, ta có:

$$\frac{DE}{sinB} = 2R\\’$$

Suy ra:

$$R\\’ = \frac{DE}{2sinB} = \frac{2\sqrt{2}}{2\frac{2\sqrt{2}}{3}} = \frac{3}{2}.$$

Do đó, tam giác $ABC$ có bán kính đường tròn ngoại tiếp là:

$$R = 3R\\’ = 3\cdot \frac{3}{2} = \frac{9}{2}.$$

Bài tập 10 (Trang 73 / Toán 10 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho tứ giác lồi $ABCD$ có các đường chéo $AC = x,$ $BD = y$ và góc giữa $AC$ và $BD$ bằng $\alpha.$ Gọi $S$ là diện tích của tứ giác $ABCD.$

a) Chứng minh: $S = \frac{1}{2}xy\cdot sin\;\alpha.$

b) Nêu kết quả trong trường hợp $AC\perp BD.$

Giải

Bài tập 10 - Trang 73 - Toán 10 tập 1 - bộ Chân trời sáng tạo.

a) Gọi $E$ là giao điểm của hai đường chéo $AC$ và $BD.$ Giả sử $\widehat{BEC} = \alpha.$

Diện tích tứ giác $ABCD$ bằng tổng diện tích bốn tam giác $AEB,$ $BEC,$ $CED,$ $DEA.$

Ta có:

$$S_{AEB} = \frac{1}{2}\cdot AE\cdot EB\cdot sin\;\widehat{AEB}$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot AE\cdot EB\cdot sin(180^o – \alpha) = \frac{1}{2}\cdot AE\cdot EB\cdot sin\;\alpha$$

$$S_{BEC} = \frac{1}{2}\cdot EB\cdot EC\cdot sin\;\widehat{BEC}$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot EB\cdot EC\cdot sin\;\alpha$$

$$S_{CED} = \frac{1}{2}\cdot EC\cdot ED\cdot sin\;\widehat{CED}$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot EC\cdot ED\cdot sin(180^o – \alpha) = \frac{1}{2}\cdot EC\cdot ED\cdot sin\;\alpha$$

$$S_{DEA} = \frac{1}{2}\cdot ED\cdot EA \cdot sin\;\widehat{DEA}$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot ED\cdot EA\cdot sin\;\alpha$$

Vậy ta có:

$$S = S_{AEB} + S_{BEC} + S_{CED} + S_{DEA}$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot sin\;\alpha \cdot [ EA\cdot (EB + ED) + EC\cdot (EB+ED)]$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot sin\;\alpha \cdot [EA\cdot BD + EC \cdot BD]$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot sin\;\alpha \cdot BD\cdot (EA + EC)$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot sin\;\alpha \cdot BD\cdot AC$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}\cdot sin\;\alpha \cdot y\cdot x$$

$$\;\;\;\; = \frac{1}{2}xy\cdot sin\;\alpha$$

b) Khi $AC\perp BD$ thì $\alpha = 90^o.$ Suy ra: $sin\;\alpha = sin\;90^o = 1.$

Do đó: $S = \frac{1}{2}xy\cdot sin\;\alpha = \frac{1}{2}xy$

Điều đó có nghĩa là: “Nếu một tứ giác lồi có hai đường chéo vuông góc thì diện tích của nó bằng một nửa tích độ dài hai đường chéo”.

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.