$\S\;$ 1.8. CÁC TẬP CON THƯỜNG DÙNG CỦA $\mathbb{R}.$
Các tập con thường dùng của tập hợp số thực $\mathbb{R}:$

Trong bảng trên:
- $a,b$ là hai số thực (với $a<b),$
- ký hiệu $-\infty$ được đọc là “âm vô cực” (hay “âm vô cùng”),
- ký hiệu $+\infty$ được đọc là “cộng vô cực” (hay “cộng vô cùng”).
Để ý rằng khi dùng dấu ngoặc vuông thì tại đó xảy ra dấu bằng “=”, khi dùng dấu ngoặc tròn thì tại đó không xảy ra dấu bằng “=”. Chẳng hạn, $(3;7]$ là tập hợp các số thực $x$ mà $3<x\leq 7.$
Chú ý: Luôn dùng dấu ngoặc tròn cho $+\infty$ và $-\infty.$
Ví dụ 1: Viết lại tập hợp $A=\{x\in\mathbb{R}\;|\;3<x\leq 12\}$ và tập hợp $B=\{x\in\mathbb{R}\;|\;x<-\dfrac{1}{7}\}$ bằng cách dùng các ký hiệu đoạn, khoảng, nửa khoảng thích hợp.
Giải: $A=(3;12]$ và $B=\left(-\infty;-\dfrac{1}{7}\right].$
Ví dụ 2: Tập hợp $[-3;3]$ có phải là tập con của $[-3;7)$ không? Vì sao?
Giải:
Xét một $x\in[-3;3]$ bất kỳ thì $-3\leq x\leq 3.$
Suy ra $-3\leq x<7$ (vì $3<7).$
$\Rightarrow x\in[-3;7).$
Như vậy mọi $x$ thuộc $[-3;3]$ đều thuộc $[-3;7),$ nên $[-3;3]\subset [-3;7).$
Nhận xét: Để chứng minh $A\subset B,$ ta lấy một $x$ bất kỳ thuộc $A$ và chứng minh $x$ thuộc $B.$
Bài tập:
1)- Dùng các ký hiệu đoạn, khoảng, nửa khoảng để viết các tập hợp sau:
$A=\{x\in\mathbb{R}\;|\;-2 < x <3\},$ $B=\{x\in\mathbb{R}\;|\;1\leq x\leq 10\},$ $C=\{x\in\mathbb{R}\;|\;-5<x\leq \sqrt{3}\},$ $D=\{x\in\mathbb{R}\;|\;\pi\leq x<4\},$ $E=\left\{x\in\mathbb{R}\;|\;x<\dfrac{1}{4}\right\},$ $F=\{x\in\mathbb{R}\;|\;x\geq 2\pi\}.$
2)- Tập hợp $[-5;7)$ có phải là tập con của $(-6;7]$ không? Vì sao?
Giải:
1)- $A=(-2;3),$ $B=[1;10],$ $C=(-5; \sqrt{3}],$ $D=[\pi; 4),$ $E=\left(-\infty;\dfrac{1}{4}\right),$ $F=[2\pi;+\infty).$
2)- CÓ.
Lấy $x$ bất kỳ thuộc $[-5;7),$ ta cần chứng minh $x\in(-6;7].$
Vì $x\in[-5;7)$ nên $-5\leq x < 7$
$\Rightarrow -6 < x\leq 7$ (vì $-6<5)$
$\Rightarrow x\in(-6;7].$
Vậy $[-5;7)\subset (-6;7].$