$\S\;$ 1.3. HỆ THỨC CHALES (SA-LƠ).

Chia sẻ nếu thấy hay:
Đây là bài số 3 trong tống số 9 bài của chuỗi bài viết [Bài học Toán 11 - Cơ bản - 01] HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC. PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC.

Người ta đã chứng minh được định lý sau đây, gọi là hệ thức Chasles (Sa-lơ) về số đo của góc lượng giác.

Với ba tia $Oa,Ob,Oc$ bất kỳ, ta có:
$sđ(Oa,Ob)+sđ(Ob,Oc)=sđ(Oa,Oc)+k2\pi \;\;(k\in\mathbb{Z}).$

Nhận xét: Hệ thức trên tương tự như hệ thức ba điểm: $\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{AC}.$

Từ hệ thức trên, ta suy ra: Với $Oa, Ob, Oc$ là ba tia tùy ý, ta có:

$sđ(Ob,Oc)=sđ(Oa,Oc)-sđ(Oa,Ob)+k2\pi \;\;(k\in\mathbb{Z}).$

Chẳng hạn, nếu $sđ(Oa,Ob)=\dfrac{3\pi}{4}$ và $sđ(Oa,Oc)=\dfrac{5\pi}{4}$ thì:

$sđ(Ob,Oc)=sđ(Oa,Oc)-sđ(Oa,Ob)+k2\pi$ $=\dfrac{5\pi}{4}-\dfrac{3\pi}{4}+k2\pi$ $=\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\;\;(k\in\mathbb{Z}).$

Ví dụ 1: Cho góc lượng giác $(Ou,Ov)$ có số đo là $-\dfrac{7\pi}{4};$ góc lượng giác $(Ou,Ow)$ có số đo là $\dfrac{13\pi}{4}.$ Tìm số đo của góc lượng giác $(Ov,Ow),$ biết rằng $4\pi < sđ(Ov,Ow) < 6\pi.$

Giải:

Theo hệ thức Chales: $sđ(Ou,Ov)+sđ(Ov,Ow)=sđ(Ou,Ow)+k2\pi \;\;(k\in\mathbb{Z}).$

Suy ra:

$sđ(Ov,Ow)=sđ(Ou,Ow)-sđ(Ou,Ov)+k2\pi$ $=\dfrac{13\pi}{4}-\left(-\dfrac{7\pi}{4}\right)+k2\pi$ $=5\pi+k2\pi\;\;(k\in\mathbb{Z}).$

Theo đề: $4\pi < sđ(Ov,Ow) < 6\pi$ nên $4\pi < 5\pi+k2\pi < 6\pi$ $\Leftrightarrow -\pi < k2\pi < \pi$ $\Leftrightarrow \dfrac{-1}{2} < k <\dfrac{1}{2}$ $\Leftrightarrow k=0$ (vì $k\in\mathbb{Z}).$

Vậy $sđ(Ov,Ow)=5\pi.$

Lưu ý: Nếu số đo của góc lượng giác được viết bằng đơn vị độ thì hệ thức Chasles được viết lại là:

$sđ(Oa,Ob)+sđ(Ob,Oc)=sđ(Oa,Oc)+k360^o \;\;(k\in\mathbb{Z}).$

Ví dụ 2: Các góc lượng giác $(Ox,Ou)$ và $(Ox,Ov)$ có số đo lần lượt là $-270^o$ và $135^o.$ Tính số đo của góc lượng giác $(Ou,Ov).$

Giải:

Theo hệ thức Chasles: $sđ(Ox,Ou)+sđ(Ou,Ov)=sđ(Ox,Ov)+k360^o \;\;(k\in\mathbb{Z}).$

Suy ra: $sđ(Ou,Ov)=sđ(Ox,Ov)-sđ(Ox,Ou)+k360^o$ $=135^o-(-270^o)+k360^o$ $=405^o+k360^o$ $=45^o+(k+1)360^o$ $=45^o+m360^o\;\;(m\in\mathbb{Z}).$

Xem tiếp bài trong cùng Series<< $\S\;$ 1.2. GÓC LƯỢNG GIÁC.$\S\;$ 1.4. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC LƯỢNG GIÁC. >>
Chia sẻ nếu thấy hay:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x