Biểu đồ tranh. Cách vẽ biểu đồ tranh.

Đọc biểu đồ tranh Ở tiểu học, các em đã được làm quen với biểu đồ tranh. Hãy vận dụng những gì biết và một chút “động não” để trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Quan sát biểu đồ tranh sau đây và trả lời các câu hỏi: a) Vào ngày thứ […]

Đọc biểu đồ tranh

Ở tiểu học, các em đã được làm quen với biểu đồ tranh. Hãy vận dụng những gì biết và một chút “động não” để trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Quan sát biểu đồ tranh sau đây và trả lời các câu hỏi:

Biểu đồ tranh

a) Vào ngày thứ Sáu, có bao nhiêu học sinh khối 6 được điểm 10 môn Toán?

b) Ngày thứ mấy có số học sinh đạt điểm 10 môn Toán nhiều nhất?

c) Ngày thứ mấy có số học sinh đạt điểm 10 môn Toán ít nhất?

Giải

a) 3

b) Thứ Năm.

c) Thứ Tư.

🤔 Biểu đồ tranh sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để thể hiện dữ liệu.

Câu hỏi 2: Biểu đồ tranh sau đây thống kê khối lượng táo bán được trong bốn tháng đầu năm 2020 của một hệ thống siêu thị:

Em hãy cho biết:

a) Tháng 2 bán được bao nhiêu táo?

b) Tháng 3 bán được bao nhiêu táo?

Giải

Theo biểu đồ thì hình một trái táo tương đương với 10 tấn táo; hình nửa trái táo tương đương với 5 tấn táo.

a) Dòng Tháng 2 có 4 hình một trái táo .

Do đó, số táo bán được trong tháng 2 là: 4 . 10 = 40 (tấn táo).

b) Dòng Tháng 3 có 2 hình một trái táo và 1 hình nửa trái táo

Do đó, số táo bán được trong tháng 3 là: 2[nbsp].[nbsp]10[nbsp]+[nbsp]5 = 25 (tấn táo).

🤔 Trong biểu đồ tranh, một biểu tượng (hoặc hình ảnh) có thể thay thế cho một số các đối tượng (chứ không nhất thiết là 1 đối tượng).

Chẳng hạn, trong Câu hỏi 1 thì mỗi mặt cười tương ứng với chỉ 1 học sinh; nhưng trong Câu hỏi 2 thì mỗi trái táo ứng với 10 tấn.

Câu hỏi 3: Biểu đồ tranh sau đây cho biết số máy cày của 5 xã:

Biểu đồ tranh

Hãy lập bảng thống kê thể hiện số máy cày của 5 xã đó.

Giải

Ta thấy:

  • Xã A có: 5 . 10 = 50 (máy cày);
  • Xã B có: 4 . 10 + 5 = 45 (máy cày);
  • Xã C có: 2 . 10 + 5 = 25 (máy cày);
  • Xã D có: 4 . 10 = 40 (máy cày);
  • Xã E có: 10 + 5 = 15 (máy cày).

Vậy ta có bảng thống kê sau:

Xã AXã BXã CXã DXã E
Số máy cày5045254015

Cách vẽ biểu đồ tranh

Ví dụ 1: Trong giải bóng đá của trường, bạn Khanh ghi được 3 bàn thắng, bạn Tùng ghi được 9 bàn, còn bạn Thắng ghi được 12 bàn.

Nếu chọn biểu tượng để biểu diễn 3 bàn thắng, thì ta thấy:

  • số bàn thắng của Khanh tương đương với 1 biểu tượng
  • số bàn thắng của Tùng tương đương với 3 biểu tượng
  • số bàn thắng của Thắng tương đương với 4 biểu tượng

Do đó, ta có biểu đồ tranh sau đây:

Cách vẽ biểu đồ tranh

Cách vẽ biểu đồ tranh

🤔 Bước 1: Chuẩn bị

  • Chọn biểu tượng (hoặc hình ảnh) đại diện cho đơn vị dữ liệu cần biểu diễn.
  • Xác định mỗi biểu tượng (hoặc hình ảnh) thay thế cho bao nhiêu đối tượng.

🤔 Bước 2: Vẽ biểu đồ tranh

  • Biểu đồ tranh thường gồm hai cột:
    • Cột 1: gồm danh sách các đối tượng thống kê.
    • Cột 2: gồm các biểu tượng thay thế đủ số lượng các đối tượng
  • Ghi tên biểu đồ và các chú thích số lượng tương ứng mỗi biểu tượng của biểu đồ tranh.

Câu hỏi 4: Bảng thống kê dưới đây cho ta thông tin về loại quả yêu thích của các bạn học sinh khối lớp 6:

Loại quảTáoChuốiDưa hấuCamBưởi
Số học sinh yêu thích2550704560

Sử dụng các biểu tượng sau để vẽ biểu đồ tranh thể hiện bảng thống kê trên:

Giải

Cách vẽ biểu đồ tranh

Câu hỏi 5: Bảng thống kê dưới đây cho ta thông tin về số học sinh lớp 6C đạt điểm 10 trong tuần.

Bảng thống kê

Hãy vẽ biểu đồ tranh thể hiện bảng thống kê trên.

Giải

Vì ƯCLN(18, 9, 15, 12, 6) = 3 nên ta sẽ dùng mỗi biểu tượng đại diện cho 3 điểm 10.

Số điểm 10 ngày Thứ Hai ứng với: 18 : 3 = 6 (biểu tượng).

Số điểm 10 ngày Thứ Ba ứng với: 9 : 3 = 3 (biểu tượng).

Số điểm 10 ngày Thứ Tư ứng với: 15 : 3 = 5 (biểu tượng).

Số điểm 10 ngày Thứ Năm ứng với: 12 : 3 = 4 (biểu tượng).

Số điểm 10 ngày Thứ Sáu ứng với: 6 : 3 = 2 (biểu tượng).

Dựa vào đó, ta có biểu đồ tranh sau đây:

Cách vẽ biểu đồ tranh

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.