[BT-T6-2.1#2] Bài tập THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN.
Sau đây là các bài tập TOÁN về THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN dành cho học sinh lớp 6. Trước khi làm bài tập, nên xem lại lý thuyết trong các bài liên quan:
Các dạng bài tập thường gặp:
Dạng 1: So sánh các số nguyên
✨ Số nguyên âm < 0; Số nguyên dương > 0;
✨ Số nguyên âm < Số nguyên dương;
✨ So sánh hai số nguyên dương giống với so sánh hai số tự nhiên;
✨ So sánh hai số nguyên âm: Số nguyên âm nào có phần số tự nhiên lớn hơn thì nhỏ hơn.
Chẳng hạn: -4 < -3 (vì 4 > 3).
Bài tập 1.1: So sánh các cặp số nguyên sau:
a) 7 và -202;
b) 430 và 568;
c) -400 và -298;
d) -2 021 và 0;
e) -115 và 17.
f) -1 099 và -1[nbsp]
102.
Bài tập 1.2: Cho các số nguyên: -23; 15; 0; -197; 62; -201. Hãy viết lại các số nguyên đó theo thứ tự tăng dần.
Bài tập 1.3: Viết các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: 2[nbsp]
021; 0; -700; -2[nbsp]
022; 500.
Bài tập 1.4: Hãy tìm
a) số nguyên dương lớn nhất có hai chữ số.
b) số nguyên âm lớn nhất có hai chữ số.
Dạng 2: Tìm số nguyên thuộc một khoảng cho trước
Bài tập 2.1: Tìm x ∈ ℤ biết:
a) -3 < x < 0;
b) -4 < x < 5;
c) -7 < x < -1;
d) 3 < x < 9.
Bài tập 2.2: Hãy liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) A = {x ∈ ℤ | -7 < x < 0}
b) B = {x ∈ ℤ | -2 < x ≤ 4}
Dạng 3: Biểu diễn số nguyên trên trục số
Bài tập 3.1: Cho trục số:

a) Các điểm a, b, c biểu diễn các số nguyên nào?
b) Cho số nguyên d. Nếu điểm d nằm về bên phải của điểm b thì d là số dương hay số âm?
Đáp án các bài tập:
Dạng 1:
Bài tập 1.1:
a) 7 > -202 (Vì số nguyên dương > số nguyên âm)
b) 430 < 568;
c) -400 < -298 vì 400 > 298.
d) -2 021 < 0 (Vì số âm < 0).
e) -115 < 17.
f) -1 099 > -1 102 vì 1[nbsp]
099 < 1[nbsp]
102.
Bài tập 1.2: Các số nguyên được viết theo thứ tự tăng dần: -201 < -197 < -23 < 0 < 15.
Bài tập 1.3: Các số nguyên được viết theo thứ tự giảm dần: 2[nbsp]
021 > 500 > 0 > -700 > -2[nbsp]
022.
Bài tập 1.4:
a) số nguyên dương lớn nhất có hai chữ số là: 99.
b) số nguyên âm lớn nhất có hai chữ số là: -10.
Dạng 2:
Bài tập 2.1:
a) x là -2 hoặc -1.
b) x là một trong các số: -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4.
c) x là một trong các số: -6; -5; -4; -3; -2.
d) x là một trong các số: 4; 5; 6; 7; 8.
Bài tập 2.2: Hãy liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) A = {-6; -5; -4; -3; -2; -1}
b) B = {-1; 0; 1; 2; 3; 4}
Dạng 3:
Bài tập 3.1: Cho trục số:

a) Điểm a biểu diễn số -3. Điểm b biểu diễn số 5. Điểm c biểu diễn số -7.
b) Vì b > 0 nên nếu điểm d nằm về bên phải điểm b thì d là số dương.