[BT-T6-4.3#1] Bài tập CÁC PHÉP TÍNH PHÂN SỐ.

Sau đây là các bài tập TOÁN về CÁC PHÉP TÍNH PHÂN SỐ dành cho học sinh lớp 6. Trước khi làm bài tập, nên xem lại lý thuyết trong các bài liên quan: Nên xem: ✨ Bài học CỘNG, TRỪ PHÂN SỐ. ✨ Bài học SỐ ĐỐI CỦA PHÂN SỐ & QUY TẮC DẤU […]

Sau đây là các bài tập TOÁN về CÁC PHÉP TÍNH PHÂN SỐ dành cho học sinh lớp 6. Trước khi làm bài tập, nên xem lại lý thuyết trong các bài liên quan:

Các dạng bài tập thường gặp:

Dạng 1: Thực hiện phép tính có phân số

Bài tập 1.1: Tính:

a) $\Large \frac{7}{5}$ + $\Large \frac{-12}{5}$;

b) $\Large \frac{3}{14}$ – $\Large \frac{5}{14}$.

Bài tập 1.2: Tính:

a) $\Large \frac{-7}{6}$ + $\Large \frac{-3}{4}$;

b) $\Large \frac{1}{27}$ – $\Large \frac{4}{21}$;

c) $\Large \frac{-3}{14}$ – $\Large \frac{20}{-35}$;

d) $\Large \frac{4}{-55}$ + $\Large \frac{-2}{-121}$.

Bài tập 1.3: Tính:

a) $\Large \frac{23}{-32} \cdot \frac{-11}{4}$;

b) $\Large \frac{3}{4} \cdot \frac{-5}{-6}$;

c) $\Large \frac{11}{12} : \frac{13}{14}$;

d) $\Large \frac{-2}{7} : \frac{4}{-3}$.

Bài tập 1.4: Thực hiện phép tính:

a) $\Large \frac{3}{4}$ + $\Large \frac{4}{3}$ – $\Large \frac{5}{12}$;

b) $\Large \frac{-5}{-27}$ – $\Large \frac{1}{-18}$ + $\Large \frac{-2}{9}$.

c) $\Large \frac{1}{2}$ – $\Large \frac{3}{4} \cdot \frac{-2}{18}$ + $\Large \frac{-3}{7} : \frac{9}{-14}$

d) $\Large \frac{5}{6}$ $: 25$ – $2$ + $\Large \frac{-7}{3} \cdot \frac{2}{7}$.

Bài tập 1.5: Rút gọn:

$$\mathbf{a)}\; \frac{-4}{5}\cdot \frac{5}{2}$$

$$\mathbf{b)}\; \frac{1}{2} \cdot \frac{2}{3} \cdot \frac{3}{4}$$

$$\mathbf{c)}\; 15 \cdot \frac{7}{-3} \cdot \frac{-1}{14}$$

$$\mathbf{d)}\; \frac{3}{2}\cdot \left(\frac{5}{4} : \frac{5}{8}\right) : \frac{2021}{2022}$$

Dạng 2: Tính nhanh

Bài tập 2.1: Tính một cách hợp lý:

a) $\Large \frac{2}{2021}$ + $\Large \frac{-5}{2022}$ + $\Large \frac{-1}{2021}$ + $\Large \frac{4}{2022}$;

b) $1$ + $\Large \frac{1}{-2}$ – $5$ – $\Large \frac{-3}{4}$;

c) $\Large \frac{4}{3} \cdot \frac{1}{500}\cdot \frac{25}{6}$;

Bài tập 2.2: Tính một cách hợp lý:

a) $\Large \frac{7}{19} \cdot \frac{8}{11}$ + $\Large \frac{7}{19}\cdot \frac{3}{11}$ + $\Large \frac{12}{19}$.

$$\mathbf{b)}\; \left(\frac{2021}{2022} – \frac{115}{116} \cdot \frac{117}{118}\right) \cdot \left(\frac{1}{3} – \frac{1}{4} -\frac{1}{12}\right)$$

Hướng dẫn: Đừng vội quy đồng và tính toán, hãy quan sát trước!

Biểu thức này có dạng là một tích của hai biểu thức (trong hai cặp dấu ngoặc tròn), đó là: $A = \frac{2021}{2022} – \frac{115}{116}\cdot \frac{117}{118}$ và $B = \frac{1}{3} – \frac{1}{4} – \frac{1}{12}$.

Khi giải toán (hay giải quyết bất kỳ vấn đề nào khác), luôn luôn làm hết những công việc dễ trước, sau đó mới giải quyết những phần khó sau. Cho nên, ta tính biểu thức B trước (vì biểu thức A quá phức tạp, số quá lớn).

Sau khi tính toán, ta có $B = 0$. Biểu thức đã cho chính là $A\cdot B$ nên cũng có giá trị bằng 0 (mà không cần tính giá trị của A).

Dạng 3: Tìm $x$

Bài tập 3.1: Tìm $x$, biết:

a) $\Large \frac{3}{-8}$ + $x$ = $\Large \frac{-1}{-20}$;

b) $x$ – $\Large \frac{23}{24}$ = $\Large \frac{2}{-15}$;

c) $4$ – $x$ = $\Large \frac{22}{3}$.

Bài tập 3.2: Tìm $x$, biết:

$$\mathbf{a)}\; \frac{11}{12} \cdot x = \frac{-13}{14}$$

$$\mathbf{b)}\; \frac{-3}{-4} : x = \frac{1}{-2}$$

$$\mathbf{c)}\; x : \frac{-4}{5} = \frac{5}{7}$$

Bài tập 3.3: Tìm $x$, biết:

$$\mathbf{a)}\; \frac{2}{3} \cdot x – \frac{4}{7} = \frac{1}{8}$$

$$\mathbf{b)}\; \frac{4}{7} + \frac{5}{9} : x = \frac{1}{5}$$

$$\mathbf{c)}\; x – \frac{1}{5} = \frac{2}{7} \cdot \frac{-11}{5}$$

Bài tập 3.4: Tìm số nguyên $x$, biết:

$$\mathbf{a)}\; \frac{x}{468} = \frac{-7}{13} \cdot \frac{5}{9}$$

$$\mathbf{b)}\; \frac{-x}{15} = \frac{2}{-5} : \frac{3}{5} – \frac{1}{3}$$

Đáp án các bài tập:

Dạng 1:

Bài tập 1.1:

a) $\Large \frac{7}{5}$ + $\Large \frac{-12}{5}$

$$=\frac{7 + (-12)}{5} = \frac{-5}{5} = -1$$

b) $\Large \frac{3}{14}$ – $\Large \frac{5}{14}$

$$=\frac{3 – 5}{14} = \frac{-2}{14} = \frac{-1}{7}$$

Bài tập 1.2:

a) $\Large \frac{-7}{6}$ + $\Large \frac{-3}{4}$

$$= \frac{-14}{12} + \frac{-9}{12} = \frac{-23}{12}$$

b) $\Large \frac{1}{27}$ – $\Large \frac{4}{21}$

$$=\frac{7}{189} – \frac{36}{189} = \frac{-29}{189}$$

c) $\Large \frac{-3}{14}$ – $\Large \frac{20}{-35}$

$$= \frac{-15}{70} – \frac{-40}{70}$$

$$=\frac{(-15) – (-40)}{70} = \frac{25}{70} = \frac{5}{14}$$

d) $\Large \frac{4}{-55}$ + $\Large \frac{-2}{-121}$

$$= \frac{-44}{605} + \frac{10}{605} = \frac{-34}{605}$$

Bài tập 1.3: Tính:

a) $\Large \frac{23}{-32} \cdot \frac{-11}{4}$

$$=\frac{23 \cdot (-11)}{(-32) \cdot 4} = \frac{253}{128}$$

b) $\Large \frac{3}{4} \cdot \frac{-5}{-6}$

$$= \frac{3 \cdot (-5)}{4 \cdot (-6)} = \frac{15}{24} =\frac{5}{8}$$

c) $\Large \frac{11}{12} : \frac{13}{14}$

$$=\frac{11}{12} \cdot \frac{14}{13} = \frac{11 \cdot 7}{6 \cdot 13}$$

$$=\frac{77}{78}$$

d) $\Large \frac{-2}{7} : \frac{4}{-3}$

$$= \frac{-2}{7} \cdot \frac{-3}{4} = \frac{(-1) \cdot (-3)}{7 \cdot 2}$$

$$= \frac{3}{14}$$

Bài tập 1.4:

a) $\Large \frac{3}{4}$ + $\Large \frac{4}{3}$ – $\Large \frac{5}{12}$

$$= \frac{9}{12} + \frac{16}{12} – \frac{5}{12}$$

$$= \frac{9 + 16 – 5}{12}$$

$$= \frac{20}{12} = \frac{5}{3}$$

b) $\Large \frac{-5}{-27}$ – $\Large \frac{1}{-18}$ + $\Large \frac{-2}{9}$

$$= \frac{10}{54} – \frac{-3}{54} + \frac{-12}{54}$$

$$= \frac{10 – (-3) + (-12)}{54} = \frac{1}{54}$$

c) $\Large \frac{1}{2}$ – $\Large \frac{3}{4} \cdot \frac{-2}{18}$ + $\Large \frac{-3}{7} : \frac{9}{-14}$

$$= \frac{1}{2} – \frac{-1}{12} + \frac{-3}{7} \cdot \frac{-14}{9}$$

$$= \frac{1}{2} – \frac{-1}{12} + \frac{2}{3}$$

$$= \frac{6}{12} – \frac{-1}{12} + \frac{8}{12}$$

$$= \frac{15}{12} = \frac{5}{4}$$

d) $\Large \frac{5}{6}$ $: 25$ – $2$ + $\Large \frac{-7}{3} \cdot \frac{2}{7}$

$$= \frac{5}{6} \cdot \frac{1}{25} – 2 + \frac{-2}{3}$$

$$= \frac{1}{6 \cdot 5} – 2 + \frac{-2}{3}$$

$$= \frac{1}{30} – \frac{60}{30} + \frac{-10}{30}$$

$$= \frac{-69}{30}$$

Bài tập 1.5:

$$\mathbf{a)}\; \frac{-4}{5}\cdot \frac{5}{2}$$

$$= -2$$

$$\mathbf{b)}\; \frac{1}{2} \cdot \frac{2}{3} \cdot \frac{3}{4}$$

$$= \frac{1}{4}$$

$$\mathbf{c)}\; 15 \cdot \frac{7}{-3} \cdot \frac{-1}{14}$$

$$= \frac{5 \cdot 1 \cdot (-1)}{(-1) \cdot 2} = \frac{5}{2}$$

$$\mathbf{d)}\; \frac{3}{2}\cdot \left(\frac{5}{4} : \frac{5}{8}\right) : \frac{2021}{2022}$$

$$= \frac{3}{2} \cdot \left(\frac{5}{4} \cdot \frac{8}{5}\right) : \frac{2021}{2022}$$

$$= \frac{3}{2} \cdot \frac{2}{1} : \frac{2021}{2022}$$

$$= \frac{3}{1} : \frac{2021}{2022}$$

$$= \frac{3}{1} \cdot \frac{2022}{2021}$$

$$= \frac{6066}{2021}$$

Dạng 2:

Bài tập 2.1:

a) $\Large \frac{2}{2021}$ + $\Large \frac{-5}{2022}$ + $\Large \frac{-1}{2021}$ + $\Large \frac{4}{2022}$

$$= \left(\frac{2}{2021} + \frac{-1}{2021}\right) + \left(\frac{-5}{2022} + \frac{4}{2022}\right)$$

$$= \frac{1}{2021} + \frac{-1}{2022}$$

$$= \frac{2022 – 2021}{2021 \cdot 2022}$$

$$=\frac{1}{4086462}$$

b) $1$ + $\Large \frac{1}{-2}$ – $5$ – $\Large \frac{-3}{4}$

$$= (1 – 5) + \left(\frac{1}{-2} – \frac{-3}{4}\right)$$

$$= -4 + \left(\frac{-2}{4} + \frac{3}{4}\right)$$

$$= -4 + \frac{1}{4}$$

$$= \frac{-16}{4} + \frac{1}{4}$$

$$= \frac{-15}{4}$$

c) $\Large \frac{4}{3} \cdot \frac{1}{500}\cdot \frac{25}{6}$

$$= \left(\frac{4}{3} \cdot \frac{25}{6}\right) \cdot \frac{1}{500}$$

$$= \frac{100}{18} \cdot \frac{1}{500}$$

$$= \frac{1}{18 \cdot 5} = \frac{1}{90}$$

Bài tập 2.2:

a) $\Large \frac{7}{19} \cdot \frac{8}{11}$ + $\Large \frac{7}{19}\cdot \frac{3}{11}$ + $\Large \frac{12}{19}$

$$= \frac{7}{19} \cdot \left(\frac{8}{11} + \frac{3}{11}\right) + \frac{12}{19}$$

$$= \frac{7}{19} \cdot \frac{11}{11} + \frac{12}{19}$$

$$= \frac{7}{19} + \frac{12}{19} = 1$$

$$\mathbf{b)}\; \left(\frac{2021}{2022} – \frac{115}{116} \cdot \frac{117}{118}\right) \cdot \left(\frac{1}{3} – \frac{1}{4} -\frac{1}{12}\right)$$

Đặt:

$$A = \frac{2021}{2022} – \frac{115}{116} \cdot \frac{117}{118}$$

$$B = \frac{1}{3} – \frac{1}{4} – \frac{1}{12}$$.

Khi đó, biểu thức đã cho chính là $A \cdot B$.

Ta có:

$$B = \frac{1}{3} – \frac{1}{4} -\frac{1}{12}$$

$$= \frac{4}{12} – \frac{3}{12} – \frac{1}{12} = 0$$

Vậy $B = 0$. Do đó, $A\cdot B = 0$.

Tức là biểu thức đề bài cho có giá trị bằng 0.

Dạng 3:

Bài tập 3.1:

a) $\Large \frac{3}{-8}$ + $x$ = $\Large \frac{-1}{-20}$

Suy ra:

$$x = \frac{-1}{-20} – \frac{3}{-8} = \frac{17}{40}$$

b) $x$ – $\Large \frac{23}{24}$ = $\Large \frac{2}{-15}$

Suy ra:

$$x = \frac{2}{-15} + \frac{23}{24} = \frac{33}{40}$$

c) $4$ – $x$ = $\Large \frac{22}{3}$

Suy ra:

$$x = 4 – \frac{22}{3} = \frac{-10}{3}$$

Bài tập 3.2:

$$\mathbf{a)}\; \frac{11}{12} \cdot x = \frac{-13}{14}$$

$$x = \frac{-13}{14} : \frac{11}{12} = \frac{-78}{77}$$

$$\mathbf{b)}\; \frac{-3}{-4} : x = \frac{1}{-2}$$

$$x = \frac{-3}{-4} : \frac{1}{-2} = \frac{-3}{2}$$

$$\mathbf{c)}\; x : \frac{-4}{5} = \frac{5}{7}$$

$$x = \frac{5}{7} \cdot \frac{-4}{5} = \frac{-4}{7}$$

Bài tập 3.3:

$$\mathbf{a)}\; \frac{2}{3} \cdot x – \frac{4}{7} = \frac{1}{8}$$

$$\frac{2}{3} \cdot x = \frac{1}{8} + \frac{4}{7}$$

$$\frac{2}{3}\cdot x = \frac{39}{7}$$

Suy ra:

$$x = \frac{39}{7} :\frac{2}{3} = \frac{117}{14}$$

$$\mathbf{b)}\; \frac{4}{7} + \frac{5}{9} : x = \frac{1}{5}$$

$$\frac{5}{9} : x = \frac{1}{5} – \frac{4}{7}$$

$$\frac{5}{9} : x = \frac{-13}{35}$$

Suy ra:

$$x = \frac{5}{9}:\frac{-13}{35} = \frac{175}{117}$$

$$\mathbf{c)}\; x – \frac{1}{5} = \frac{2}{7} \cdot \frac{-11}{5}$$

$$x – \frac{1}{5} = \frac{-22}{35}$$

$$x = \frac{-22}{35} + \frac{1}{5} = \frac{-3}{7}$$

Bài tập 3.4:

$$\mathbf{a)}\; \frac{x}{468} = \frac{-7}{13} \cdot \frac{5}{9}$$

$$\frac{x}{468} = \frac{-35}{117}$$

Áp dụng quy tắc bằng nhau của hai phân số, ta có:

$$x \cdot 117 = (-35) \cdot 468$$

Do đó:

$$x = (-35) \cdot 468 : 117 = 140$$

$$\mathbf{b)}\; \frac{-x}{15} = \frac{2}{-5} : \frac{3}{5} – \frac{1}{3}$$

$$\frac{-x}{15} = \frac{-1}{1}$$

Do đó:

$$(-x) \cdot 1 = 15\cdot (-1)$$

Suy ra: $x = 15$.

Chia sẻ nếu thấy hay:

7 thoughts on “[BT-T6-4.3#1] Bài tập CÁC PHÉP TÍNH PHÂN SỐ.”

  1. chả có bài toán như này 1 phần 10 nhân 1 phần 11 + ……+1 phần 20 nhân 1 phần 21 lớn hơn 1 phần 20

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.