[BT-T6-5.2#2] Bài tập TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC CÓ SỐ THẬP PHÂN.
Sau đây là các bài tập TOÁN về TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC CÓ SỐ THẬP PHÂN dành cho học sinh lớp 6. Trước khi làm bài tập, nên xem lại lý thuyết trong các bài liên quan:
Nên xem:
✨ Bài học TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC CÓ SỐ THẬP PHÂN.
Các dạng bài tập thường gặp:
Dạng 1: Tính giá trị biểu thức
Bài tập 1.1: Tính giá trị biểu thức:
a) $11,8 + 22,7 – 19,99$
b) $(2,25 + 7,9) – (4,2 + 3,1)$
c) $6,4 : (-0,08) – 1,6 \cdot 0,01$
d) $3,072 : (1,6 – 1,9) – 17$
Bài tập 1.2: Tính giá trị biểu thức:
a) $7x – 7,2:0,18$ với $x = 0,03$
b) $6,5 – 2 \cdot (u + 0,08)$ với $u = 1,9$
Bài tập 1.3: Tính nhanh:
a) $179,23 + 7,67 + 0,77 + 2,33$
b) $1,1 \cdot 3,5 – 4,5 \cdot 1,1$
c) $2,3 \cdot 9 – 2,3 \cdot (-1)$
d) $3,2 \cdot 8 – 4,5 \cdot 7 + 3,2 \cdot 2 + (-0,3) \cdot 45$
Bài tập 1.4: Tính một cách hợp lý:
a) $36,027 – (111 + 5,027)$
b) $23,9 – (11,2 – 76,1) +21,2$
c) $38,25 + 21,64 – 18,25 + 9,93 – 11,64$
Bài tập 1.5: Tính nhẩm:
a) $0,125 \cdot (-0,694) \cdot 80$
b) $25 \cdot 0,16 – 2,5 \cdot (-0,4)$
c) $3,78 \cdot (200 – 68) -3,78 \cdot (100 – 68)$
Bài tập 1.6: Tính giá trị biểu thức:
a) $1,2 : {9,6 – 3 \cdot [5 – 0,4 : (0,8 – 0,6)]} – 101,03$
b) $11,9 – 6 \cdot (4 – 3 \cdot 2) + 8,6 : 0,43$
Dạng 2: Tìm $x$
Bài tập 2.1: Tìm $x$, biết:
a) $x + 3,2 : 0,08 = 7,7 : (-11)$
b) $(6,8 : 3,4 + 300 \cdot 0,01)x – 7,1 = 0,4$
Bài tập 2.2: Tìm $x$, biết:
a) $3 \cdot (x + 0,1) = {4,6 – [2,3 + 17 \cdot (0,09 + 0,01)]} – 9$
b) $9,2 \cdot x – 1,2 \cdot x = 8,008$
c) $12,3 : x – 4,5 : x = 15$
Đáp án các bài tập:
Dạng 1:
Bài tập 1.1:
a) $11,8 + 22,7 – 19,99$
$$= 34,5 – 19,99$$
$$= 14,51$$
b) $(2,25 + 7,9) – (4,2 + 3,1)$
$$= 10,15 – 7,3$$
$$= 2,85$$
c) $6,4 : (-0,08) – 1,6 \cdot 0,01$
$$= -80 – 160$$
$$= -(80 + 160) = -240$$
d) $3,072 : (1,6 – 1,9) – 17$
$$= 3,072 : (-0,3) – 17$$
$$= -10,24 – 17$$
$$= -27,24$$
Bài tập 1.2:
a) Với $x = 0,03$, ta có:
$$7x – 7,2:0,18 = 7 \cdot 0,03 – 7,2 : 0,18$$
$$= 0,21 – 40$$
$$= -39,79$$
b) Với $u = 1,9$, ta có:
$$6,5 – 2 \cdot (u + 0,08)= 6,5 – 2 \cdot (1,9 + 0,08)$$
$$= 6,5 – 2 \cdot 1,98$$
$$= 6,5 – 3,96$$
$$= 2,54$$
Bài tập 1.3:
a) $179,23 + 7,67 + 0,77 + 2,33$
$$= (179,23 + 0,77) + (7,67 + 2,33)$$
$$= 180 + 10 = 190$$
b) $1,1 \cdot 3,5 – 4,5 \cdot 1,1$
$$= 1,1 \cdot (3,5 – 4,5)$$
$$= 1,1 \cdot (-1) = -1,1$$
c) $2,3 \cdot 9 – 2,3 \cdot (-1)$
$$= 2,3 \cdot 9 + 2,3 \cdot 1$$
$$= 2,3 \cdot (9 + 1)$$
$$=2,3 \cdot 10 = 23$$
d) $3,2 \cdot 8 – 4,5 \cdot 7 + 3,2 \cdot 2 + (-0,3) \cdot 45$
$$= 3,2 \cdot 8 + 3,2 \cdot 2 – 4,5 \cdot 7 + (-0,3) \cdot 45$$
$$= 3,2 \cdot (8 + 2) – 4,5 \cdot 7 – 3 \cdot 4,5$$
$$= 3,2 \cdot 10 – (4,5 \cdot 7 + 3 \cdot 4,5)$$
$$= 32 – 4,5 \cdot (7 + 3)$$
$$= 32 – 4,5 \cdot 10$$
$$= 32 – 45 = -13$$
Bài tập 1.4:
a) $36,027 – (111 + 5,027)$
$$= 36,027 – 111 – 5,027$$
$$= 36,027 – 5,027 – 111$$
$$= 31 – 111$$
$$= -80$$
b) $23,9 – (11,2 – 76,1) +21,2$
$$= 23,9 – 11,2 + 76,1 + 21,2$$
$$= (23,9 + 76,1) + (21,2 – 11,2)$$
$$= 100 + 10$$
$$= 110$$
c) $38,25 + 21,64 – 18,25 + 9,93 – 11,64$
$$= (38,25 – 18,25) + (21,64 – 11,64) + 9,93$$
$$= 20 + 10 + 9,93$$
$$= 39,93$$
Bài tập 1.5:
a) $0,125 \cdot (-0,694) \cdot 80$
$$= (0,125 \cdot 80)\cdot (-0,694)$$
$$= 10 \cdot (-0,694)$$
$$= -6,94$$
b) $25 \cdot 0,16 – 2,5 \cdot (-0,4)$
$$=25 \cdot 0,16 + 2,5 \cdot 0,4$$
$$=25 \cdot 0,16 + (25 \cdot 0,1) \cdot 0,4$$
$$=25 \cdot 0,16 + 25 \cdot (0,1 \cdot 0,4)$$
$$= 25 \cdot 0,16 + 25 \cdot 0,04$$
$$=25 \cdot (0,16 + 0,04)$$
$$= 25 \cdot 0,2$$
$$= 5$$
c) $3,78 \cdot (200 – 68) -3,78 \cdot (100 – 68)$
$$= 3,78 \cdot [(200 – 68) – (100 – 68)]$$
$$= 3,78 \cdot [200 – 68 – 100 + 68]$$
$$=3,78 \cdot 100$$
$$=378$$
Bài tập 1.6:
a) $1,2 : {9,6 – 3 \cdot [5 – 0,4 : (0,8 – 0,6)]} – 101,03$
$$= 1,2 : {9,6 – 3 \cdot [5 – 0,4 : 0,2]} – 101,03$$
$$= 1,2 : {9,6 – 3 \cdot [5 – 2]} – 101,03$$
$$= 1,2 : {9,6 – 3 \cdot 3} – 101,03$$
$$= 1,2 : {9,6 – 9} – 101,03$$
$$= 1,2 : 0,6 – 101,03$$
$$= 2 – 101,03$$
$$= -99,03$$
b) $11,9 – 6 \cdot (4 – 3 \cdot 2) + 8,6 : 0,43$
$$= 11,9 – 6 \cdot (4 – 6) + 20$$
$$= 11,9 – 6 \cdot (-2) + 20$$
$$= 11,9 + 12 + 20$$
$$= 23,9 + 20$$
$$= 43,9$$
Dạng 2:
Bài tập 2.1:
a) $x + 3,2 : 0,08 = 7,7 : (-11)$
Ta có: $3,2 : 0,08 = 40$ và $7,7 : (-11) = -0,7$
Do đó: $x + 40 = -0,7$
Suy ra: $x = -0,7 – 40 = -40,7$$
Vậy $x = -40,7$
b) $(6,8 : 3,4 + 300 \cdot 0,01)x – 7,1 = 0,4$
Ta có:
$$6,8 : 3,4 + 300 \cdot 0,01 = 2 + 3 = 5$$
Do đó: $5x – 7,1 = 0,4$
Suy ra: $5x = 0,4 + 7,1 = 7,5$
Vì $5x = 7,5$ nên $x = 7,5 : 5 = 1,5$
Vậy $x = 1,5$
Bài tập 2.2:
a) $3 \cdot (x + 0,1) = {4,6 – [2,3 + 17 \cdot (0,09 + 0,01)]} – 9$
Ta có:
$${4,6 – [2,3 + 17 \cdot (0,09 + 0,01)]} – 9$$
$$= {4,6 – [2,3 + 17 \cdot 0,1]} – 9$$
$$= {4,6 – [2,3 + 1,7]} – 9$$
$$= {4,6 – 4} – 9$$
$$= 0,6 – 9$$
$$= -8,4$$
Do đó: $3 \cdot (x + 0,1) = -8,4$
Suy ra: $x + 0,1 = -8,4 : 3 = -2,8$
Vì $x + 0,1 = -2,8$ nên $x = -2,8 – 0,1 = -2,9$
Vậy $x = -2,9$
b) $9,2 \cdot x – 1,2 \cdot x = 8,008$
Ta có: $9,2 \cdot x – 1,2 \cdot x = x \cdot (9,2 – 1,2) = x \cdot 8$
Do đó: $x \cdot 8 = 8,008$
Suy ra: $x = 8,008 : 8 = 1,001$
Vậy $x = 1,001$
c) $12,3 : x – 4,5 : x = 15$
Ta có: $12,3 : x – 4,5 : x = (12,3 – 4,5) : x = 7,8 : x$
Do đó: $7,8 : x = 15$
Suy ra: $x = 7,8 : 15 = 0,52$
Vậy $x = 0,52$