[BT-T6-5.3#2] Bài tập ƯỚC LƯỢNG.

Chia sẻ nếu thấy hay:

Sau đây là các bài tập TOÁN về ƯỚC LƯỢNG dành cho học sinh lớp 6.

Nên xem bài học: Cách ước lượng.

Các dạng bài tập thường gặp:

Bài tập 1: Bạn Nam tính giá trị biểu thức $(3,95 + 4,81) \cdot 4,71$ được kết quả bằng 45,25. Em hãy ước lượng giá trị của biểu thức trên rồi cho biết Nam tính đúng hay sai.

Bài tập 2: Bạn Linh đem 200 nghìn đồng mua đồ ăn sáng. Bạn cần mua 3 ổ bánh mì, 2 tô phở. Biết giá một ổ bánh mì là 18 nghìn đồng, giá một tô phở là 39 nghìn đồng. Không tính, hãy ước lượng xem bạn Linh có đủ tiền để mua hay không?

Bài tập 3: Để di chuyển giữa các tầng của tòa nhà bệnh viện, người ta sử dụng thang máy tải trọng tối đa là 0,5 tấn. Em hãy ước lượng xem thang máy đó có thể tải cùng lúc 12 người được không? (Biết rằng cân nặng trung bình của các người đó là 50 kg).

Đáp án các bài tập:

Bài tập 1:

Ta thấy: $3,95 < 4$, $4,81 < 5$ và $4,71 < 5$.

Do đó ta ước lượng giá trị của biểu thức $(3,95 + 4,81) \cdot 4,71$ nhỏ hơn $(4 + 5) \cdot 5 = 45$.

Vậy kết quả không thể bằng 45,25 được (vì 45,25 > 45).

Vậy Nam đã tính sai.

Bài tập 2:

Giá một ổ bánh mì là 18 nghìn đồng, ước tính là nhỏ hơn 20 nghìn đồng.

Giá một tô phở là 39 nghìn đồng, ước tính là nhỏ hơn 40 nghìn đồng.

Vậy giá của 3 ổ bánh mì và 2 tô phở nhỏ hơn: $3 \cdot 20 + 2 \cdot 40 = 140$ (nghìn đồng).

Mà 140 < 200 nên bạn Linh đủ tiền để mua đồ ăn sáng.

Bài tập 3:

12 người ước tính là nhiều hơn 10 người.

Khối lượng của 10 người là: $10\cdot 50 = 500$ (kg)

Vậy 12 người có khối lượng lớn hơn 500 kg, tức là lớn hơn 0,5 tấn.

Thang máy có tải trọng tối đa là 0,5 tấn nên không thể tải cùng lúc 12 người được.

Chia sẻ nếu thấy hay:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x