[BT-T6-6.3#2] Bài tập GÓC.

Sau đây là các bài tập TOÁN về GÓC dành cho học sinh lớp 6. Trước khi làm bài tập, nên xem lại lý thuyết trong các bài liên quan: Nên xem: ✨ Góc là gì? ✨ Cách đo và vẽ góc. ✨ Phân loại góc: góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. Các […]

Sau đây là các bài tập TOÁN về GÓC dành cho học sinh lớp 6. Trước khi làm bài tập, nên xem lại lý thuyết trong các bài liên quan:

Các dạng bài tập thường gặp:

Dạng 1: Nhận biết – Gọi tên góc

Bài tập 1.1: Đọc tên góc trong hình vẽ sau, rồi xác định đỉnh và các cạnh của góc đó.

Bài tập về góc - Toán lớp 6

Bài tập 1.2: Kể tên các góc đỉnh $A$ có trong hình vẽ sau:

Bài tập về góc - Toán lớp 6

Dạng 2: Đo – vẽ góc

Bài tập 2.1: Mỗi góc sau đây có số đo là bao nhiêu độ:

Bài tập về góc - Toán lớp 6

Bài tập 2.2: Vẽ góc $mAn$

Bài tập 2.3: Vẽ góc $\widehat{ABC} = 45^o$

Dạng 3: Nhận biết góc nhọn – góc vuông – góc tù – góc bẹt

Bài tập 3.1: Sắp xếp các góc theo thứ tự tăng dần số đo góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông.

Bài tập 3.2: Em hãy xác định xem mỗi góc dưới đây là góc vuông, góc nhọn, hay góc tù. Dùng thước đo góc để chỉ ra số đo của mỗi góc đó.

Bài tập về góc - Toán lớp 6

Bài tập 3.3: Đo các góc $xOz, xOy, tOy, xOx’$ trong hình vẽ sau, rồi cho biết mỗi góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù, hay góc bẹt.

Bài tập về góc - Toán lớp 6

Bài tập 3.4: Vẽ đoạn thẳng $AB$.

a) Vẽ một góc có số đo $60^o$ với đỉnh $A$ và có một cạnh là tia $AB$

b) Vẽ một góc có số đo $45^o$ với đỉnh $B$ và có một cạnh là tia $BA$

Dạng 4: Kiến thức tổng hợp

Bài tập 4.1: Cho ba điểm $A, B, C$ thẳng hàng, với $B$ là điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Em hãy vẽ tia $Bx$ sao cho $\widehat{xBA} = 30^o$. Đố em góc $xBC$ có số đo là bao nhiêu?

Bài tập 4.2: Cho đoạn thẳng $AB = 5\;cm$ có $M$ là trung điểm.

a) Tính độ dài đoạn thẳng $MA$

b) Vẽ tia $Mx$ sao cho $\widehat{AMx} = 35^o$. Hỏi góc $BMx$ là góc nhọn, góc vuông, góc tù, hay góc bẹt?

c) Vẽ tia $My$ là tia đối của tia $Mx$. Đo góc $yMB$ và so sánh với góc $AMx$

d) Gọi $N, K$ là các điểm thuộc đoạn thẳng $AB$ sao cho $AN = 1\;cm$ và $AK = 4\;cm$. Chứng tỏ rằng $M$ là trung điểm của đoạn thẳng $NK$

Đáp án các bài tập:

Dạng 1:

Bài tập 1.1: Góc $xAy$ có đỉnh là $A$ và hai cạnh là các tia $Ax$ và $Ay$

Bài tập 1.2: Các góc đỉnh $A$ có trong hình vẽ là: $\widehat{xAy}, \widehat{yAM}, \widehat{xAM}$

Dạng 2:

Bài tập 2.1:

a) $60^o$

b) $120^o$

Bài tập 2.2: HS tự làm

Bài tập 2.3: HS tự làm

Dạng 3:

Bài tập 3.1: góc nhọn < góc vuông < góc tù < góc bẹt.

Bài tập 3.2:

Góc nhọn: Góc $A$, góc $C$, góc $E$

Góc vuông: góc $F$

Góc tù: Góc $B$, góc $D$

Bài tập 3.3: HS tự đo góc.

Góc $xOz$ là góc nhọn. Góc $xOy$ là góc tù. Góc $tOy$ là góc vuông. Góc $xOx’$ là góc bẹt.

Bài tập 3.4: HS tự làm.

Dạng 4:

Bài tập 4.1:

Bài tập về góc - Toán lớp 6

Góc $xBC$ có số đo là $150^o$

Bài tập 4.2:

Bài tập về góc - Toán lớp 6

a) Vì $M$ là trung điểm của đoạn thẳng $AB$ nên:

$$MA = \frac{AB}{2} = \frac{5}{2} = 2,5\;(cm)$$

b) Ta có: $\widehat{BMx} = 180^o – 35^o = 145^o$

Vậy $\widehat{BMx}$ là góc tù.

c) $\widehat{yMB} = 35^o$

Vậy $\widehat{yMB} = \widehat{AMx}$

d) Vì $AN < AM < AK$ nên điểm $M$ nằm giữa $N$ và $K$

Ta có:

$MN = MA – AN = 2,5 – 1 = 1,5 \;(cm)$

$MK = AK – AM = 4 – 2,5 = 1,5\;(cm)$

Vậy ta có:

  • $MN = MK$ (đều bằng $1,5\;cm$)
  • $M$ nằm giữa $N$ và $K$

Do hai điều trên mà ta suy ra $M$ là trung điểm của đoạn thẳng $NK$

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.