Bài tập TOÁN 6 (CT mới) – Chuyên đề MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ. PHÂN SỐ BẰNG NHAU.
Các bài tập sau đây phù hợp với cả ba bộ sách của chương trình Toán lớp 6 mới: CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG.
Mức độ DỄ:
BT 1: Viết các phép chia sau dưới dạng phân số: $(-5)\;:\;7;\;\;$ $11\;:\;(-8);\;\;$ $(-25)\;:\;(-41);\;\;$ $3\;:\;18.$
$(-5)\;:\;7=\dfrac{-5}{7};\;\;$ $11\;:\;(-8)=\dfrac{11}{-8};\;\;$ $(-25)\;:\;(-41)=\dfrac{-25}{-41};\;\;$ $3\;:\;18=\dfrac{3}{18}.$
BT 2: Phần tô màu trong hình vẽ sau đây biểu diễn phân số nào?

Có tất cả $25$ ô vuông nhỏ bằng nhau nên mẫu là $25.$
Có $4$ ô vuông nhỏ được tô màu nên tử là $4.$
Vậy phần tô màu trong hình vẽ trên biểu diễn phân số $\dfrac{4}{25}.$
BT 3: Viết các số nguyên sau dưới dạng phân số: $19;$ $-43;$ $-2\;023;$ $0;$ $1.$
$19=\dfrac{19}{1};$ $-43=\dfrac{-43}{1};$ $-2\;023=\dfrac{-2\;023}{1};$ $0=\dfrac{0}{1};$ $1=\dfrac{1}{1}.$
BT 4: Cách viết nào sau đây cho ta phân số: $\dfrac{3}{-102};$ $\dfrac{-3,2}{-7};$ $\dfrac{-4}{8};$ $\dfrac{-23}{0};$ $\dfrac{0}{-23}.$
$\dfrac{3}{-102}$ là phân số (tử là $3,$ mẫu là $-102).$
$\dfrac{-3,2}{-7}$ không phải là phân số vì $-3,2$ không phải là số nguyên.
$\dfrac{-4}{8}$ là phân số (tử là $-4,$ mẫu là $8).$
$\dfrac{-23}{0}$ không phải là phân số vì mẫu bằng $0.$
$\dfrac{0}{-23}$ là phân số (tử là $0,$ mẫu là $-23).$
BT 5: Dùng phân số để đổi các đại lượng sau ra đơn vị $kg:$
$23\;g;$ $427\;g.$
Ta biết: $1\;kg=1\;000\;g.$ Do đó: $23\;g=\dfrac{23}{1\;000}\;kg;$ $427\;g=\dfrac{427}{1\;000}\;kg.$
BT 6: Dùng phân số để đổi các đại lượng sau ra đơn vị $km:$
$403\;m;$ $721\;cm;$ $49\;mm.$
Vì $1\;km=1\;000\;m$ nên $403\;m=\dfrac{403}{1\;000}\;km.$
Vì $1\;km=100\;000\;cm$ nên $721\;cm=\dfrac{721}{100\;000}\;km.$
Vì $1\;km=1\;000\;000\;mm$ nên $49\;mm=\dfrac{49}{1\;000\;000}\;km.$
BT 7: Dùng phân số để đổi các đại lượng thời gian sau ra đơn vị $giờ:$
$35\;phút;$ $249\;giây.$
Vì $1\;giờ=60\;phút$ nên $35\;phút=\dfrac{35}{60}\;giờ.$
Vì $1\;giờ=60\;phút$ và $1\;phút=60\;giây$ nên $1\;giờ=60\cdot 60\;giây=3\;600\;giây.$ Do đó, $249\;giây=\dfrac{249}{3\;600}\;giờ.$
BT 8: Mỗi cặp phân số sau có bằng nhau không? Vì sao?
a) $\dfrac{2}{3}$ và $\dfrac{3}{9}.$
b) $\dfrac{-7}{-4}$ và $\dfrac{14}{8}.$
c) $\dfrac{1}{9}$ và $\dfrac{3}{11}.$
d) $\dfrac{4}{-9}$ và $\dfrac{-8}{18}.$
a) $\dfrac{2}{3}$ và $\dfrac{3}{9}.$
Ta có: $2\cdot 9=18$ và $3\cdot 3=9.$
Vậy $2\cdot 9\neq 3\cdot 3,$ nên $\dfrac{2}{3}\neq\dfrac{3}{9}.$
b) $\dfrac{-7}{-4}$ và $\dfrac{14}{8}.$
Ta có: $(-7)\cdot 8=-56$ và $(-4)\cdot 14=-56.$
Vậy $(-7)\cdot 8=(-4)\cdot 14,$ nên $\dfrac{-7}{-4}=\dfrac{14}{8}.$
c) $\dfrac{1}{9}$ và $\dfrac{3}{11}.$
Ta có: $1\cdot 11=11$ và $9\cdot 3=27.$
Vậy $1\cdot 11\neq 9\cdot 3,$ nên $\dfrac{1}{9}\neq\dfrac{3}{11}.$
d) $\dfrac{4}{-9}$ và $\dfrac{-8}{18}.$
Ta có: $4\cdot 18=72$ và $(-9)\cdot (-8)=72.$
Vậy $4\cdot 18=(-9)\cdot(-8),$ nên $\dfrac{4}{-9}=\dfrac{-8}{18}.$
BT 9: Một trường học có số học sinh giỏi chiếm $\dfrac{12}{35}$ số học sinh toàn trường, số học sinh khá chiếm $\dfrac{13}{25}$ số học sinh toàn trường. Số học sinh giỏi và số học sinh khá của trường đó có bằng nhau không? Vì sao?
Vì $12\cdot 25\neq 13\cdot 35$ nên $\dfrac{12}{35}\neq\dfrac{13}{35}.$
Vậy số học sinh giỏi và số học sinh khá của trường đó không bằng nhau.
Mức độ TRUNG BÌNH:
BT 10: Cho tập hợp $A=\{-2; 1; 3\}.$ Viết tập hợp $B$ các phân số có tử và mẫu khác nhau thuộc tập hợp $A.$
Các phân số có tử và mẫu khác nhau:
+) Mẫu là $-2$ gồm: $\dfrac{1}{-2};$ $\dfrac{3}{-2}.$
+) Mẫu là $1$ gồm: $\dfrac{-2}{1};$ $\dfrac{3}{1}.$
+) Mẫu là $3$ gồm: $\dfrac{-2}{3};$ $\dfrac{1}{3}.$
Vậy $B=\left\{\dfrac{1}{-2}; \dfrac{3}{-2}; \dfrac{-2}{1}; \dfrac{3}{1}; \dfrac{-2}{3}; \dfrac{1}{3}\right\}.$
BT 11: Cho ba số nguyên $-7;$ $0;$ $5.$ Viết tất cả các phân số có tử và mẫu lấy từ các số nguyên đã cho.
Lưu ý: Mẫu số của phân số phải khác $0.$
Vì mẫu số phải khác $0$ nên mẫu là $-7$ hoặc $5.$
+) Mẫu là $-7$ gồm các phân số: $\dfrac{-7}{-7};$ $\dfrac{0}{-7};$ $\dfrac{5}{-7}.$
+) Mẫu là $5$ gồm các phân số: $\dfrac{-7}{5};$ $\dfrac{0}{5};$ $\dfrac{5}{5}.$
BT 12: Một vòi nước chảy vào một bể không có nước, sau $3$ giờ thì đầy bể. Hỏi sau $2$ giờ, lượng nước đã chiếm bao nhiêu phần bể?
Sau $2$ giờ, lượng nước chiếm $\dfrac{2}{3}$ bể.
BT 13: Tìm số nguyên $n$ sao cho mỗi phân số sau có giá trị là số nguyên:
a) $\dfrac{3}{n-3}.$
b) $\dfrac{-4}{3n+1}.$
a) Để $\dfrac{3}{n-3}$ có giá trị là số nguyên thì $3\;\vdots\;n-3.$
Suy ra $n-3\in Ư(3)=\{-3; -1; 1; 3\}.$
+) Khi $n-3=-3$ thì $n=-3+3=0.$
+) Khi $n-3=-1$ thì $n=-1+3=2.$
+) Khi $n-3=1$ thì $n=1+3=4.$
+) Khi $n-3=3$ thì $n=3+3=6.$
Vậy các số nguyên $n$ cần tìm là: $0; 2; 4; 6.$
b) Để $\dfrac{-4}{3n+1}$ có giá trị là số nguyên thì $-4\;\vdots\;3n+1.$
Suy ra $3n+1\in Ư(-4)=\{-4; -2; -1; 1; 2; 4\}.$
+) Nếu $3n+1=-4$ thì $3n=-4-1=-5.$ Vì $-5\;\not{\vdots}\;3$ nên không có số nguyên $n$ thỏa $3n=-5.$ Do đó ta loại trường hợp này.
+) Nếu $3n+1=-2$ thì $3n=-2-1=-3.$ Do đó $n=-3\;:\;3=-1.$
+) Nếu $3n+1=-1$ thì $3n=-1-1=-2.$ Vì $-2\;\not{\vdots}\;3$ nên không có số nguyên $n$ thỏa $3n=-2.$ Do đó ta loại trường hợp này.
+) Nếu $3n+1=1$ thì $3n=1-1=0.$ Do đó $n=0.$
+) Nếu $3n+1=2$ thì $3n=2-1=1.$ Vì $1\;\not{\vdots}\;3$ nên không có số nguyên $n$ thỏa $3n=1.$ Do đó ta loại trường hợp này.
+) Nếu $3n+1=4$ thì $3n=4-1=3.$ Do đó $n=3\;:\;3=1.$
Vậy các số nguyên $n$ cần tìm là: $-1; 0; 1.$
BT 14: Cho biểu thức $M=\dfrac{-3}{n-1}.$
a) Số nguyên $n$ phải thỏa mãn điều kiện gì để $M$ là phân số?
b) Tìm phân số $M$ khi $n=3,$ $n=5,$ $n=-4.$
c) Tìm các số nguyên $n$ để $M$ là một số nguyên.
a) Để $M=\dfrac{-3}{n-1}$ là phân số thì $n-1\neq 0,$ hay $n\neq 1.$
b) Khi $n=3$ thì $M=\dfrac{-3}{3-1}=\dfrac{-3}{2}.$
Khi $n=5$ thì $M=\dfrac{-3}{5-1}=\dfrac{-3}{4}.$
Khi $n=-4$ thì $M=\dfrac{-3}{-4-1}=\dfrac{-3}{-5}.$
c) Để $M=\dfrac{-3}{n-1}$ là một số nguyên thì $-3\;\vdots\;n-1.$
Suy ra $n-1\in Ư(-3)=\{-3; -1; 1; 3\}.$
+) Nếu $n-1=-3$ thì $n=-3+1=-2.$
+) Nếu $n-1=-1$ thì $n=-1+1=0.$
+) Nếu $n-1=1$ thì $n=1+1=2.$
+) Nếu $n-1=3$ thì $n=3+1=4.$
Vậy các số nguyên $n$ cần tìm là $-2; 0; 2; 4.$
BT 15: Tìm các số nguyên $x, y,$ biết:
a) $\dfrac{x}{-15}=\dfrac{-2}{5}.$
b) $\dfrac{-7}{-5}=\dfrac{14}{y}.$
c) $\dfrac{y}{-5}=4.$
d) $\dfrac{8}{x}=-2.$
d) $\dfrac{3}{x}=\dfrac{y}{21}=\dfrac{15}{35}.$
a) Vì $\dfrac{x}{-15}=\dfrac{-2}{5}$ nên $x\cdot 5=(-15)\cdot(-2),$ hay $x\cdot 5=30.$
Do đó, $x=30\;:\;5=6.$
Vậy $x=6.$
b) Vì $\dfrac{-7}{-5}=\dfrac{14}{y}$ nên $(-7)\cdot y=(-5)\cdot 14,$ hay $(-7)\cdot y=-70.$
Do đó, $y=(-70)\;:\;(-7)=10.$
Vậy $y=10.$
c) Vì $\dfrac{y}{-5}=4$ và $4=\dfrac{4}{1}$ nên $\dfrac{y}{-5}=\dfrac{4}{1}.$ Suy ra $y\cdot 1=(-5)\cdot 4.$ Do đó, $y=-20.$
d) Vì $\dfrac{8}{x}=-2$ và $-2=\dfrac{-2}{1}$ nên $\dfrac{8}{x}=\dfrac{-2}{1}.$ Suy ra $x\cdot (-2)=8\cdot 1,$ hay $x\cdot(-2)=8.$ Do đó, $x=8\;:\;(-2)=-4.$
Vậy $x=-4.$
d) $\dfrac{3}{x}=\dfrac{y}{21}=\dfrac{15}{35}.$
Ta có: $\dfrac{3}{x}=\dfrac{15}{35}.$ Suy ra $x\cdot 15=3\cdot 35,$ hay $x\cdot 15=105.$ Do đó, $x=105\;:\;15=7.$
Ta có: $\dfrac{y}{21}=\dfrac{15}{35}.$ Suy ra $y\cdot 35=21\cdot 15,$ hay $y\cdot 35=315.$ Do đó, $y=315\;:\;35=9.$
Vậy $x=7; y=9.$
BT 16: Tìm số nguyên $x,$ biết:
a) $\dfrac{2x}{9}=\dfrac{2}{3}.$
b) $\dfrac{7}{-8}=\dfrac{-x}{16}.$
c) $\dfrac{x+1}{15}=-2.$
d) $\dfrac{-5}{-14}=\dfrac{20}{6-5x}.$
a) Vì $\dfrac{2x}{9}=\dfrac{2}{3}$ nên $(2x)\cdot 3=9\cdot 2,$ hay $6x=18.$
Do đó, $x=18\;:\;6=3.$
b) Vì $\dfrac{7}{-8}=\dfrac{-x}{16}$ nên $(-x)\cdot(-8)=7\cdot 16,$ hay $8x=112.$
Do đó, $x=112\;:\;8=14.$
c) Vì $\dfrac{x+1}{15}=-2$ và $-2=\dfrac{-2}{1}$ nên $\dfrac{x+1}{15}=\dfrac{-2}{1}.$ Do đó, $(x+1)\cdot 1=15\cdot(-2),$ hay $x+1=-30.$
Suy ra $x=-30-1=-31.$
d) Vì $\dfrac{-5}{-14}=\dfrac{20}{6-5x}$ nên $(-5)\cdot (6-5x)=(-14)\cdot 20,$ hay $(-5)\cdot(6-5x)=-280.$
Do đó, $6-5x=(-280)\;:\;(-5)=56.$
Dẫn đến $5x=6-56=-50.$
Suy ra $x=(-50)\;:\;5=-10.$
BT 17: Hãy giải thích tại sao $\dfrac{2018}{-2019}\neq\dfrac{2020}{2021}?$
Xét hai tích $2018\cdot 2021$ và $(-2019)\cdot 2020.$
Thấy $2018\cdot 2021 > 0$ (vì là tích của hai số dương) và $(-2019)\cdot 2020 < 0$ (vì là tích của số âm và số dương).
Do đó $2018\cdot 2021\neq(-2019)\cdot 2020.$
Suy ra $\dfrac{2018}{-2019}\neq\dfrac{2020}{2021}.$
Mức độ KHÓ:
BT 18: Tìm số tự nhiên $n$ để cả ba phân số sau đều là số nguyên:
$\dfrac{15}{n};$ $\dfrac{12}{n+2};$ $\dfrac{6}{2n-5}.$
Ta có $2n-5$ là số lẻ.
Vậy để $\dfrac{6}{2n-5}$ là số nguyên thì $2n-5$ phải là ước lẻ của $6.$ Do đó:

Để $\dfrac{15}{n}$ là số nguyên, ta loại $n=2$ và $n=4.$
Để $\dfrac{12}{n+2}$ là số nguyên, ta loại $n=3.$
Vậy $n=1.$ Khi đó, ba phân số bằng $15; 4; -2.$
BT 19: Tìm số tự nhiên $n$ để mỗi phân số sau có giá trị là số nguyên:
a) $A=\dfrac{n+10}{2n-8}.$
b) $B=\dfrac{n+3}{2n-2}.$
a) $A=\dfrac{n+10}{2n-8}.$
Để $A=\dfrac{n+10}{2n-8}$ có giá trị là số nguyên thì tử phải chia hết cho mẫu, tức là: $n+10\;\vdots\;2n-8$
Suy ra: $2(n+10)\;\vdots\;2n-8,$ hay $2n+20\;\vdots\;2n-8\;\;\;(1)$
Mà $2n-8\;\vdots\;2n-8\;\;\;(2)$
Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra $(2n+20)-(2n-8)\;\vdots\;2n-8,$ hay $28\;\vdots\;2n-8=2(n-4).$
Do đó $14\;\vdots\;n-4.$
Suy ra $n-4$ là ước của $14.$ Các ước của $14$ là $\pm 1;$ $\pm 2;$ $\pm 7;$ $\pm 14.$
Nhận xét rằng $n-4\geq -4$ (vì $n$ là số tự nhiên) nên $n-4$ chỉ nhận các giá trị $\pm 1;$ $\pm 2;$ $7;$ $14.$ Ta có:
$n-4$ | $n$ | $A=\dfrac{n+10}{2n-8}$ |
---|---|---|
$1$ | $5$ | $\dfrac{15}{2}$ (loại) |
$-1$ | $3$ | $\dfrac{13}{-2}$ (loại) |
$2$ | $6$ | $\dfrac{16}{4}=4$ |
$-2$ | $2$ | $\dfrac{12}{-4}=-3$ |
$7$ | $11$ | $\dfrac{21}{14}$ (loại) |
$14$ | $18$ | $\dfrac{28}{28}=1$ |
Các giá trị cần tìm của $n$ là: $6; 2; 18.$
b) $B=\dfrac{n+3}{2n-2}.$
Làm tương tự câu a).
Đáp số: $n=5.$
BT 20: Chứng minh rằng các phân số sau có giá trị là số tự nhiên:
a) $\dfrac{10^{2002}+2}{3}.$
b) $\dfrac{10^{2003}+8}{9}.$
Hướng dẫn: Muốn chứng minh phân số $\dfrac{A}{B}$ có giá trị là số tự nhiên, ta chứng minh hai ý:
(1) $\dfrac{A}{B} \geq 0,$ (muốn vậy thì $A=0$ hoặc $A, B$ cùng dấu)
(2) $A\;\vdots\;B.$
a) Ta thấy:
+) Do $10^{2002}+2 > 0$ và $3 > 0$ nên $\dfrac{10^{2002}+2}{3} > 0.$
+) Do $10^{2002}+2=10…0+2=10…02$ có tổng các chữ số bằng $3$ nên $10^{2002}+2\;\vdots\;3.$
Từ hai điều trên ta suy ra $\dfrac{10^{2002}+2}{3}$ có giá trị là một số tự nhiên.
b) Tương tự câu a). Để ý $10^{2003}+8=10…08$ có tổng các chữ số bằng $9$ nên chia hết cho $9.$
BT 21: Tìm các số nguyên $x, y,$ biết:
a) $\dfrac{x}{-2}=\dfrac{-8}{x}.$
b) $\dfrac{x}{3}=\dfrac{5}{y}.$
c) $\dfrac{x}{4}=\dfrac{7}{y}$ và $x > y.$
d) $\dfrac{x}{6}=\dfrac{2}{y}$ và $x < y < 0.$
e) $\dfrac{2x-1}{3}=\dfrac{2}{y-2}.$
a) Vì $\dfrac{x}{-2}=\dfrac{-8}{x}$ nên $x\cdot x=(-2)\cdot(-8),$ hay $x^2=16.$
Mà $16=4^2=(-4)^2,$ nên $x=4$ hoặc $x=-4.$
b) Vì $\dfrac{x}{3}=\dfrac{5}{y}$ nên $xy=3\cdot 5,$ hay $xy=15.$
Suy ra $15\;\vdots\;x.$
Do đó $x\in Ư(15)=\{\pm 1; \pm 3; \pm 5; \pm 15\}.$
+) Khi $x=1$ thì $y=15\;:\;x=15.$
+) Khi $x=-1$ thì $y=15\;:\;x=-15.$
+) Khi $x=3$ thì $y=15\;:\;x=5.$
+) Khi $x=-3$ thì $y=15\;:\;x=-5.$
+) Khi $x=5$ thì $y=15\;:\;x=3.$
+) Khi $x=-5$ thì $y=15\;:\;x=-3.$
+) Khi $x=15$ thì $y=15\;:\;x=1.$
+) Khi $x=-15$ thì $y=15\;:\;x=-1.$
Vậy các cặp số nguyên $(x; y)$ cần tìm là: $(1; 15),$ $(-1; -15),$ $(3; 5),$ $(-3; -5),$ $(5; 3),$ $(-5; -3),$ $(15; 1),$ $(-15; -1).$
c) $\dfrac{x}{4}=\dfrac{7}{y}$ và $x > y.$
Vì $\dfrac{x}{4}=\dfrac{7}{y}$ nên $xy=4\cdot 7,$ hay $xy=28.$
Suy ra $28\;\vdots\;x,$ hay $x\in Ư(28)=\{\pm 1; \pm 2; \pm 4; \pm 7; \pm 14; \pm 28\}.$
+) Nếu $x=1$ thì $y=28$ (loại, vì $1 < 28).$
+) Nếu $x=2$ thì $y=14$ (loại, vì $2 < 14).$
+) Nếu $x=4$ thì $y=7$ (loại, vì $4 < 7).$
+) Nếu $x=7$ thì $y=4$ (nhận, vì $7 > 4).$
+) Nếu $x=14$ thì $y=2$ (nhận, vì $14 > 2).$
+) Nếu $x=28$ thì $y=1$ (nhận, vì $28 > 1).$
+) Nếu $x=-1$ thì $y=-28$ (nhận, vì $-1 > -28).$
+) Nếu $x=-2$ thì $y=-14$ (nhận, vì $-2 > -14).$
+) Nếu $x=-4$ thì $y=-7$ (nhận, vì $-4 > -7).$
+) Nếu $x=-7$ thì $y=-4$ (loại, vì $-7 < -4).$
+) Nếu $x=-14$ thì $y=-2$ (loại, vì $-14 < -2).$
+) Nếu $x=-28$ thì $y=-1$ (loại, vì $-28 < -1).$
Vậy các cặp số $(x; y)$ cần tìm là $(7; 4),$ $(14; 2),$ $(28; 1),$ $(-1; -28),$ $(-2; -14),$ $(-4; -7).$
d) $\dfrac{x}{6}=\dfrac{2}{y}$ và $x < y < 0.$
Vì $\dfrac{x}{6}=\dfrac{2}{y}$ nên $xy=6\cdot 2,$ hay $xy=12.$
Suy ra $12\;\vdots\;x,$ hay $x\in Ư(12)=\{\pm 1; \pm 2; \pm 3; \pm 4; \pm 6; \pm 12\}.$
Vì $x < 0$ nên $x\in\{-1; -2; -3; -4; -6; -12\}.$
+) Nếu $x=-1$ thì $y=-12$ (loại, vì $-1 > -12).$
+) Nếu $x=-2$ thì $y=-6$ (loại, vì $-2 > -6).$
+) Nếu $x=-3$ thì $y=-4$ (loại, vì $-3 > -4).$
+) Nếu $x=-4$ thì $y=-3$ (nhận, vì $-4 < -3).$
+) Nếu $x=-6$ thì $y=-2$ (nhận, vì $-6 < -2).$
+) Nếu $x=-12$ thì $y=-1$ (nhận, vì $-12 < -1).$
Vậy các cặp số $(x; y)$ cần tìm là $(-4; -3),$ $(-6; -2),$ $(-12; -1).$
e) $\dfrac{2x-1}{3}=\dfrac{2}{y-2}$
Đặt $2x-1=X$ và $y-2=Y.$ Ta có: $\dfrac{X}{3}=\dfrac{2}{Y}.$
Suy ra $XY=3\cdot 2,$ hay $XY=6.$
Do đó, $6\;\vdots\;X,$ hay $X\in Ư(6)=\{\pm 1; \pm 2; \pm 3; \pm 6\}.$
Nhận xét rằng $X=2x-1$ là số nguyên lẻ nên $X$ chỉ có thể nhận các giá trị $\pm 1,$ $\pm 3.$
+) Nếu $X=1$ thì $Y=6\;\vdots\;X=6.$ Ta được $2x-1=1$ và $y-2=6.$
Vì $2x-1=1$ nên $2x=1+1=2.$ Do đó, $x=2\;\vdots\;2=1.$
Vì $y-2=6$ nên $y=6+2=8.$
+) Nếu $X=-1$ thì $Y=6\;\vdots\;X=-6.$ Ta được $2x-1=-1$ và $y-2=-6.$
Vì $2x-1=-1$ nên $2x=-1+1=0.$ Do đó, $x=0\;\vdots\;2=0.$
Vì $y-2=-6$ nên $y=-6+2=-4.$
+) Nếu $X=3$ thì $Y=6\;\vdots\;X=2.$ Ta được $2x-1=3$ và $y-2=2.$
Vì $2x-1=3$ nên $2x=3+1=4.$ Do đó, $x=4\;\vdots\;2=2.$
Vì $y-2=2$ nên $y=2+2=4.$
+) Nếu $X=-3$ thì $Y=6\;\vdots\;X=-2.$ Ta được $2x-1=-3$ và $y-2=-2.$
Vì $2x-1=-3$ nên $2x=-3+1=-2.$ Do đó, $x=-2\;\vdots\;2=-1.$
Vì $y-2=-2$ nên $y=-2+2=0.$
Vậy các cặp số $(x; y)$ cần tìm là $(1; 8),$ $(0; -4),$ $(2; 4),$ $(-1; 0).$
BT 22: Hãy giải thích tại sao $\dfrac{20182019}{20192020}\neq\dfrac{20192020}{20202021}?$
Xét tích $20182019\cdot 20202021$ và $20192020\cdot 20192020.$
Ta thấy:
+) $20182019\cdot 20202021$ có kết quả là số lẻ vì là tích của hai số lẻ.
+) $20192020\cdot 20192020$ có kết quả là số chẵn vì là tích của hai số chẵn.
Vậy $20182019\cdot 20202021\neq 20192020\cdot 20192020.$
Do đó $\dfrac{20182019}{20192020}\neq\dfrac{20192020}{20202021}.$
BT 23: Chứng minh rằng: $\dfrac{20202020}{20212021}=\dfrac{2020}{2021}.$
Xét tích: $20202020\cdot 2021$ và $20212021\cdot 2020.$
Ta có $20202020=2020\cdot 1001$ và $20212021=2021\cdot 1001.$
Do đó: $20202020\cdot 2021=2020\cdot 1001\cdot 2021$ và $20212021\cdot 2020=2021\cdot 1001\cdot 2020.$
Suy ra: $20202020\cdot 2021=20212021\cdot 2020.$
Vậy $\dfrac{20202020}{20212021}=\dfrac{2020}{2021}.$
BT 24: Tìm số tự nhiên $x,$ biết:
a) $\dfrac{10+x}{17+x}=\dfrac{3}{4}.$
b) $\dfrac{40+x}{77-x}=\dfrac{6}{7}.$
a) Vì $\dfrac{10+x}{17+x}=\dfrac{3}{4}$ nên $(10+x)\cdot 4=(17+x)\cdot 3.$
Mà: $(10+x)\cdot 4=10\cdot 4+x\cdot 4=40+4x$ và $(17+x)\cdot 3=17\cdot 3+x\cdot 3=51+3x.$
Do đó: $40+4x=51+3x$ $\Rightarrow 40+4x-3x=51$ $\Rightarrow 40+x=51$ $\Rightarrow x=51-40=11.$
Vậy $x=11.$
b) Vì $\dfrac{40+x}{77-x}=\dfrac{6}{7}$ nên $(40+x)\cdot 7=(77-x)\cdot 6.$
Mà $(40+x)\cdot 7=40\cdot 7+x\cdot 7=280+7x$ và $(77-x)\cdot 6=77\cdot 6-6x=462-6x.$
Do đó: $280+7x=462-6x$ $\Rightarrow 280+7x+6x=462$ $\Rightarrow 280+13x=462$ $\Rightarrow 13x=462-280=182.$
Vậy $x=182\;:\;13=14.$
BT 25: Cho phân số $\dfrac{-3}{5}.$ Phải cộng thêm vào tử và mẫu cùng một số nào để được một phân số mới có giá trị bằng phân số $\dfrac{3}{7}?$
Gọi $x$ là số cộng thêm vào tử và mẫu của phân số $\dfrac{-3}{5}.$
Theo đề, ta có: $\dfrac{-3+x}{5+x}=\dfrac{3}{7},$ hay $\dfrac{x-3}{5+x}=\dfrac{3}{7}.$
Suy ra $(x-3)\cdot 7=(5+x)\cdot 3.$
Mà $(x-3)\cdot 7=x\cdot 7-3\cdot 7=7x-21$ và $(5+x)\cdot 3=5\cdot 3+x\cdot 3=15+3x.$
Do đó $7x-21=15+3x$ $\Rightarrow 7x-21-3x=15$ $\Rightarrow 4x-21=15$ $\Rightarrow 4x=15+21=36.$
Vậy $x=36\;:\;4=9.$