Bài tập TOÁN 6 (CT mới) – Chuyên đề THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN.

Các bài tập sau đây phù hợp với cả ba bộ sách của chương trình Toán lớp 6 mới: CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG. Mức độ DỄ: BT 1: So sánh mỗi cặp số nguyên sau: a) $7$ và $-202;$ b) $430$ và $568;$ c) $-400$ và $-298;$ d) $-2\;021$ và […]

Các bài tập sau đây phù hợp với cả ba bộ sách của chương trình Toán lớp 6 mới: CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG.

Mức độ DỄ:

BT 1: So sánh mỗi cặp số nguyên sau:

a) $7$ và $-202;$

b) $430$ và $568;$

c) $-400$ và $-298;$

d) $-2\;021$ và $0;$

e) $-115$ và $17.$

f) $-1\;099$ và $-1\;102.$

a) $7>-202.$

b) $430<568.$

c) $-400<-298.$

d) $-2\;021<0.$

e) $-115<17.$

f) $-1\;099>-1\;102.$

BT 2: Cho các số nguyên: $-23;$ $15;$ $0;$ $-197;$ $62;$ $-201.$ Hãy viết lại các số nguyên đó theo thứ tự tăng dần.

$-201<-197<-23<0<15<62.$

BT 3: Viết các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: $2\;021;$ $0;$ $-700;$ $-2\;022;$ $500.$

$2\;021>500>0>-700>-2\;022.$

BT 4: Trên trục số $x’x,$ vẽ các điểm $A, B, C$ lần lượt biểu diễn các số $-4;$ $-1$ và $2.$

Bài tập Toán 6 - Chuyên đề THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN.

Cách làm:

+) Điểm $A$ biểu diễn số $-4$ là số âm nên nằm bên trái số $0.$ Do đó, từ số $0,$ đếm về bên trái $4$ đơn vị thì được điểm $A$ biểu diễn số $-4.$

+) Điểm $B$ biểu diễn số $-1$ là số âm nên nằm bên trái số $0.$ Do đó, từ số $0,$ đếm về bên trái $1$ đơn vị thì được điểm $B$ biểu diễn số $-1.$

+) Điểm $C$ biểu diễn số $2$ là số dương nên nằm bên phải số $0.$ Do đó, từ số $0,$ đếm về bên phải $2$ đơn vị thì được điểm $C$ biểu diễn số $2.$

BT 5: Trong hình dưới đây, mỗi điểm $E, F, G, H$ biểu diễn số nào?

Bài tập Toán 6 - Chuyên đề THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN.

Điểm $H$ biểu diễn số $-5.$

Điểm $E$ biểu diễn số $-3.$

Điểm $G$ biểu diễn số $-2.$

Điểm $F$ biểu diễn số $3.$

Mức độ TRUNG BÌNH:

BT 6: Hãy tìm:

a) Số nguyên dương lớn nhất có hai chữ số.

b) Số nguyên âm lớn nhất có hai chữ số.

a) Số nguyên dương lớn nhất có hai chữ số là $99.$

b) Số nguyên âm lớn nhất có hai chữ số là $-10.$

BT 7: Tìm $x\in\mathbb{Z},$ biết:

a) $-3<x<0;$

b) $-4<x<5;$

c) $-7<x<-1;$

d) $3<x<-9.$

a) $x$ bằng $-3,$ hoặc $-1.$

b) $x$ bằng một trong các số sau: $-3;$ $-2;$ $-2;$ $0;$ $1;$ $2;$ $3;$ $4.$

c) $x$ bằng một trong các số sau: $-6;$ $-5;$ $-4;$ $-3;$ $-2.$

d) Không tìm được số $x$ nào thỏa đề, vì $3>-9.$

BT 8: Hãy liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) $A = \{x\in\mathbb{Z}\;|\; -7<x<0\}.$

b) $B=\{x\in\mathbb{Z}\;|\; -2<x\leq 4\}.$

a) $A = \{-6; -5; -4; -3; -2; -1\}.$

b) $B=\{-1; 0; 1; 2; 3\}.$

BT 9: Nước đóng băng khi nhiệt độ từ $0\;^oC$ trở xuống. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Vì sao?

a) Ở nhiệt độ $-3\;^oC$ thì nước đóng băng.

b) Ở nhiệt độ $2\;^oC$ thì nước đóng băng.

a) ĐÚNG. Vì $-3 < 0.$

b) SAI. Vì $2>0.$

Mức độ KHÓ:

BT 10: Cho trục số:

Biểu diễn số nguyên trên trục số

a) Các điểm $a, b, c$ biểu diễn các số nguyên nào?

b) Cho số nguyên $d.$ Nếu điểm $d$ nằm về bên phải của điểm $b$ thì $d$ là số dương hay số âm?

a) Các điểm $a, b, c$ lần lượt biểu diễn các số nguyên $-3;$ $5;$ $-7.$

b) Điểm $d$ nằm bên phải của điểm $b$ nên $b<d.$

Mặt khác, $b$ nằm bên phải điểm $0$ nên $0<b.$

Vậy ta đã có: $0<b$ và $b<d.$ Do đó, theo tính chất bắc cầu, ta được $0<d.$ Vậy $d$ là số dương.

BT 11: Cho ba số nguyên $a, b, c$ và biết: $a>2,$ $b<-7,$ $-1<c<1.$

Hỏi trong các số trên, số nào là số nguyên dương, số nào là số nguyên âm và số nào bằng $0?$

Vì $a>2$ và $2>0$ nên $a>0.$ Do đó $a$ là số dương.

Vì $b<-7$ và $-7<0$ nên $b<0.$ Do đó, $b$ là số âm.

Từ $-1$ đến $1$ cách nhau $2$ đơn vị, do đó số $c$ chen giữa chúng tạo thành dãy ba số liên tiếp tăng dần. Vậy $c=0.$

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.