(BTCB)(T6-SH-C1) Bài 11 – Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

Chia sẻ nếu thấy hay:

Để xem lại lý thuyết cơ bản của Bài 11 – DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5 , hãy click vào đây.

A – Bài tập Sách giáo khoa.

GK-1 (Bài tập 91/ Sách GK Toán 6/ Trang 38) Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5?

652 ; 850 ; 1546 ; 785 ; 6321.

Hướng dẫn

  • Số nào có chữ số cuối cùng (bên phải) là một trong các chữ số 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.
  • Số nào có chữ số cuối cùng (bên phải) là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

Giải

Các số chia hết cho 2 là: 652; 850; 1546.

Các số chia hết cho 5 là: 850; 785.

Nhận xét

Số 6321 không chia hết cho 2, cũng không chia hết cho 5.

Số 850 vừa chia hết cho 2, lại vừa chia hết cho 5.

GK-2 (Bài tập 92/ Sách GK Toán 6/ Trang 38) Cho các số: 2141; 1345; 4620; 234. Trong các số đó:

a) Số nào chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 ?

b) Số nào chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 ?

c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5 ?

Hướng dẫn

Số chia hết cho 2 thì tận cùng phải là một trong các chữ số 0; 2; 4; 6; 8.

Số chia hết cho 5 thì tận cùng phải là 0 hoặc 5.

Suy ra:

  • Số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 thì tận cùng là 2; 4; 6; 8.
  • Số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 thì tận cùng là 5.
  • Số chia hết cho cả 2 và 5 thì tận cùng là 0.

Giải

a) Số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 là: 234.

b) Số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là: 1345.

c) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 4620.

GK-3 (Bài tập 93/ Sách GK Toán 6/ Trang 38) Tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không, có chia hết cho 5 không?

a) 136+420 ;

b) 625-450 ;

c) 1.2.3.4.5.6+42 ;

d) 1.2.3.4.5.6-35.

Hướng dẫn

Áp dụng tính chất chia hết của một tổng và các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.

Giải

a) 136 ⋮ 2 và 420 ⋮ 2 nên (136+420) ⋮ 2.

136 ⋮̸ 5 và 420 ⋮ 5 nên (136+420) ⋮̸ 5.

b) 625 ⋮̸ 2 và 450 ⋮ 2 nên (625-450) ⋮̸ 2.

625 ⋮ 5 và 450 ⋮ 5 nên (625-450) ⋮ 5.

c) 1.2.3.4.5.6 ⋮ 2 và 42 ⋮ 2 nên (1.2.3.4.5.6+42) ⋮ 2.

1.2.3.4.5.6 ⋮ 5 và 42 ⋮̸ 5 nên (1.2.3.4.5.6+42) ⋮̸ 5.

(Giải thích: Một tích luôn chia hết cho mỗi thừa số của tích đó. Ta thấy, tích 1.2.3.4.5.6 có chứa thừa số 2 nên tích này chia hết cho 2. Mở rộng ra, tích này còn chia hết cho 3; 4; 5; và 6 nữa)

d) 1.2.3.4.5.6 ⋮ 2 và 35 ⋮̸ 2 nên (1.2.3.4.5.6-35) ⋮̸ 2.

1.2.3.4.5.6 ⋮ 5 và 35 ⋮ 5 nên (1.2.3.4.5.6-35) ⋮ 5.

GK-4 (Bài tập 94/ Sách GK Toán 6/ Trang 38) Không thực hiện phép chia, hãy tìm số dư khi chia mỗi số sau đây cho 2, cho 5:

813 ; 264 ; 736 ; 6547.

Giải

Ta có: Các số có chữ số tận cùng là số chẵn thì chia hết cho 2, tận cùng là số lẻ thì chia 2 dư 1.

Do đó các số 26 và 736 chia hết cho 2 (dư 0); 813 và 6547 chia 2 dư 1.

813 =810+3

Mà 810 chia hết cho 5 và 3 < 5 nên 813 chia cho 5 thì dư 3.

264 = 260+4

Mà 260 chia hết cho 5 và 4 < 5 nên 264 chia cho 5 thì dư 4.

736 = 735+1

Mà 735 chia hết cho 5 và 1 < 5 nên 735 chia cho 5 thì dư 1.

6547 = 6545+2

Mà 6545 chia hết cho 5 và 2 < 5 nên 6547 chia cho 5 thì dư 2.

GK-5 (Bài tập 95/ Sách GK Toán 6/ Trang 38) Điền chữ số vào dấu để được số thỏa mãn điều kiện:

a) Chia hết cho 2 ;

b) Chia hết cho 5.

Hướng dẫn

Số là một số tự nhiên có ba chữ số là 5; 4; và (xem Bài 3 – GHI SỐ TỰ NHIÊN để hiểu rõ ký hiệu này).

Dấu chính là chữ số tận cùng của số

Căn cứ vào dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 đã được học, ta biết:

  • Một số chia hết cho 2 nếu chữ số tận cùng của nó là số chẵn (0; 2; 4; 6; 8).
  • Một số chia hết cho 5 nếu chữ số tận cùng của nó là 0 hoặc 5.

Giải

a) là một trong các số 0; 2; 4; 6; 8.

b) là 0 hoặc 5.

B – Bài tập Làm thêm

LT-1 Tìm số tự nhiên x thỏa mãn hai điều kiện sau:

  • x < 10 ;
  • Tổng x+2022 chia hết cho 2.

Hướng dẫn

Vì x < 10 nên x có thể là một trong các số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

Xét tổng x+2022. Ta thấy:

  • 2022 chia hết cho 2 (vì có chữ số tận cùng là 2);
  • x+2022 chia hết cho 2 (theo đề bài đã cho).

Suy ra x cũng phải chia hết cho 2. (Vì nếu x không chia hết cho 2 thì tổng x+2022 cũng không chia hết cho 2, ngược với điều đề bài đã cho.)

Tóm lại, x là số tự nhiên nhỏ hơn 10 và chia hết cho 2.

Giải

Vì x < 10 nên x có thể là một trong các số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

Ta có: (x+2022) ⋮ 2.

Mà 2022 ⋮ 2.

Suy ra: x ⋮ 2.

Vậy x có thể là 0; 2; 4; 6; 8.

Chia sẻ nếu thấy hay:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x