(BTCB)(T6-SH-C1) Bài 5 – Phép cộng và phép nhân
Để xem lại lý thuyết cơ bản của Bài 5 – PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN, hãy click vào đây.
A – Bài tập Sách giáo khoa.
GK-1 (Bài tập 26/ Sách GK Toán 6/ Trang 16) Cho các số liệu về quãng đường bộ:
Hà Nội – Vĩnh Yên: 54 km;
Vĩnh Yên – Việt Trì: 19 km;
Việt Trì – Yên Bái: 82 km.
Tính quãng đường một ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì.
Hướng dẫn
Đường đi của xe ô tô là: Hà Nội Vĩnh Yên
Việt Trì
Yên Bái.
Để tính quãng đường (chiều dài đường đi) mà xe ô tô đã đi, ta cộng các đoạn đường mà xe ô tô đã đi qua, tức là tính tổng các đoạn đường:
- Hà Nội – Vĩnh Yên: 54 km;
- Vĩnh Yên – Việt Trì: 19 km;
- Việt Trì – Yên Bái: 82 km.
Giải
Quãng đường ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì là:
54+19+82 = 155 (km).
GK-2 (Bài tập 27/ Sách GK Toán 6/ Trang 16) Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh:
a) 86+357+14;
b) 72+69+128;
c) 25.5.4.27.2;
d) 28.64+28.36.
Hướng dẫn
a) Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng. Để ý số 86 và số 14, cộng lại thành 100, nên ta đổi chỗ để hai số này lại gần nhau.
b) Tương tự a)
c) Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân. Để ý số 25 và 4, nhân với nhau thành 100, nên ta đổi chỗ để hai số này lại gần nhau. Tương tự, số 5 và 2 nhân với nhau thành 10, nên ta cũng đổi chỗ để hai số này lại gần nhau.
d) 28.64+28.36
Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Để ý biểu thức đề cho có điều đặc biệt, nó là hai cụm phép nhân (28.64 và 28.36) cộng lại với nhau, và hai cụm này đều có số 28 trong đó.
Giải
a) 86+357+14
= 86+14+357
= 100+357
= 457
b) 72+69+128
= 72+128+69
= 200+69
= 269
c) 25.5.4.27.2
= 25.4.5.27.2
= 100.5.27.2
= 100.5.2.27
= 100.10.27
= 1000.27
= 27000
d) 28.64+28.36
= 28.(64+36) (Hai số 28, giờ chỉ còn lại một số 28)
= 28.100
= 2800
GK-3 (Bài tập 28/ Sách GK Toán 6/ Trang 16) Trên hình 12, đồng hồ chỉ 9 giờ 18 phút, hai kim đồng hồ chia mặt đồng hồ thành hai phần, mỗi phần có sáu số. Tính tổng các số ở mỗi phần, em có nhận xét gì?

Giải
Các số ở nửa mặt trên đồng hồ gồm: 10; 11; 12; 1; 2; 3. Tổng của chúng bằng:
10+11+12+1+2+3
= (10+3)+(11+2)+(12+1)
= 13+13+13
= 3.13
= 39
Các số ở nửa mặt dưới đồng hồ gồm: 4; 5; 6; 7; 8; 9. Tổng của chúng bằng:
4+5+6+7+8+9
= (4+9)+(5+8)+(6+7)
= 13+13+13
= 3.13
= 39
Nhận xét:
- Tổng số ở hai phần cho ta kết quả bằng nhau (= 39).
- Khi cộng một dãy gồm nhiều số, ta có thể đổi các số hạng và gom thành từng nhóm thích hợp để thuận tiện cho việc tính toán.
GK-4 (Bài tập 29/ Sách GK Toán 6/ Trang 17) Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán sau:

Hướng dẫn
Tổng số tiền = Số lượng Giá đơn vị.
Ví dụ:
Tổng số tiền của vở loại 1 là: 35.2000 = 70000.
Ta sẽ điền vào chỗ trống ở dòng thứ nhất là 70000.
Giải

GK-5 (Bài tập 30/ Sách GK Toán 6/ Trang 17) Tìm số tự nhiên x, biết:
a) (x-34).15 = 0
b) 18.(x-16) = 18
Hướng dẫn
a) Một tích sẽ bằng 0 khi có ít nhất một thừa số bằng 0:
A.B = 0 khi A = 0 hay B = 0.
Vế trái của đề bài là một tích với hai thừa số là: (x-34) và 15.
Để (x-34).15 = 0, thì ít nhất một trong hai thừa số (x-34) và 15 phải bằng 0.
Tuy nhiên, vì 15 0 nên x-34 = 0.
Vậy, x = 34
Giải
a) (x-34).15 = 0
x-34 = 0 (vì 15 0)
x = 34
b) 18.(x-16) = 18
x-16 = 1
x = 37
B – Bài tập Làm thêm
LT-1 Tìm số tự nhiên x thỏa mãn điều kiện:
0.(x-3) = 0
Hướng dẫn
Ta biết rằng: 0.A = 0 bất kể A bằng bao nhiêu.
Vì vậy, ta có 0.(x-3) = 0 bất kể x-3 bằng bao nhiêu. Tuy nhiên, trong tập hợp số tự nhiên, điều kiện để có phép trừ x-3 là x 3.
Xem bài viết này để hiểu rõ hơn về phép trừ trong tập hợp các số tự nhiên.
Giải
Khi x 3 (x là số tự nhiên) thì 0.(x-3) = 0.