(BTCB)(T6-SH-C1) Bài 7 – Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

Để xem lại lý thuyết cơ bản của Bài 7 – LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN. NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ , hãy click vào đây. A – Bài tập Sách giáo khoa. GK-1 (Bài tập 56/ Sách GK Toán 6/ Trang 27) Viết gọn các tích sau bằng cách dùng […]

Để xem lại lý thuyết cơ bản của Bài 7 – LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN. NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ , hãy click vào đây.

A – Bài tập Sách giáo khoa.

GK-1 (Bài tập 56/ Sách GK Toán 6/ Trang 27) Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa:

a) 5.5.5.5.5.5 ;

b) 6.6.6.3.2 ;

c) 2.2.2.3.3 ;

d) 100.10.10.10.

Hướng dẫn

lũy thừa với số mũ tự nhiên

Trong đó, n 0.

Giải

a) 5.5.5.5.5.5 = 56 (là tích của 6 số 5)

b) 6.6.6.3.2 = 63.3.2

Hoặc, nếu để ý rằng 3.2 = 6, ta có thể viết gọn hơn nữa:

6.6.6.3.2 = 6.6.6.6 = 64

c) 2.2.2.3.3 = 23.32

d) 100.10.10.10 = 100.103

Hoặc ta có thể phân tích 100 = 10.10, biểu thức đã cho có thể viết gọn hơn nữa:

100.10.10.10 = 10.10.10.10.10 = 105 .

GK-2 (Bài tập 57/ Sách GK Toán 6/ Trang 28) Tính giá trị các lũy thừa sau:

a) 23; 24; 25; 26; 27; 28; 29; 210.

b) 32; 33; 34; 35.

c) 42; 43; 44.

d) 52; 53; 54.

e) 62; 63; 64.

Giải

a) 23 = 2.2.2 = 8;

24 = 2.2.2.2 = 16;

Tương tự vậy: 25 = 32 ; 26 = 64 ; 27 = 128 ; 28 = 256 ; 29 = 512 ; 210 = 1024.

b) 32 = 9 ; 33 = 27 ; 34 = 81 ; 35 = 243.

c) 42 = 16 ; 43 = 64 ; 44 = 256.

d) 52 = 25 ; 53 = 125 ; 54 = 625.

e) 62 = 36 ; 63 = 216 ; 64 = 1296.

GK-3 (Bài tập 58/ Sách GK Toán 6/ Trang 28)

a) Lập bảng bình phương của các số tự nhiên từ 0 đến 20.

b) Viết mỗi số sau thành bình phương của một số tự nhiên: 64; 169; 196.

Hướng dẫn

Bình phương” có nghĩa là “mũ 2” hoặc “lũy thừa 2”.

Giải

a) Bảng bình phương các số tự nhiên từ 0 đến 20:

bài tập 58 - Toán 6 trang 28

b) Tra bảng vừa lập ở câu a), ta có:

64 = 82 ; 169 = 132 ; 196 = 142

GK-4 (Bài tập 59/ Sách GK Toán 6/ Trang 28)

a) Lập bảng lập phương của các số tự nhiên từ 0 đến 10.

b) Viết mỗi số sau thành lập phương của một số tự nhiên: 27; 125; 216.

Hướng dẫn

“Lập phương” có nghĩa là “mũ 3” hoặc “lũy thừa 3”.

Giải

a) Bảng lập phương các số tự nhiên từ 0 đến 10:

Bài tập 59 - Toán 6 trang 28

b) Dựa vào bảng ở câu a), ta có:

27 = 33 ; 125 = 53 ; 216 = 63 .

GK-5 (Bài tập 60/ Sách GK Toán 6/ Trang 28) Viết mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:

a) 33.34

b) 52.57

c)75.7

Hướng dẫn

Áp dụng công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số:

am.an = am+n

c) Người ta quy ước: a1 = a

Do đó: 7 = 71

Giải

a) 33.34 = 33+4 = 37.

b) 52.57 = 52+7 = 59.

c) 75.7 = 75.71 = 75+1 = 76.

B – Bài tập Làm thêm

LT-1 Nhà văn Anh Sếch-xpia (1564 – 1616) đã viết a2 cuốn sách, trong đó a là số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số. Hãy tính số cuốn sách mà ông đã viết.

Hướng dẫn

Số cuốn sách mà ông Sếch-xpia đã viết là: a2.

Vậy, ta cần phải tìm a trước, rồi mới tính được a2.

Theo đề bài, a là số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số. Đó là số 99.

Giải

Vì a là số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số nên:

a = 99

Số cuốn sách mà nhà văn Sếch-xpia đã viết là:

a2 = 992 = 9801

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.