(BTCB)(T6-SH-C1) Bài 9 – Thứ tự thực hiện các phép tính

Chia sẻ nếu thấy hay:
Đây là bài số 9 trong tống số 18 bài của chuỗi bài viết (BTCB)(T6-SH-C1) Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Để xem lại lý thuyết cơ bản của Bài 9 – THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH , hãy click vào đây.

A – Bài tập Sách giáo khoa.

GK-1 (Bài tập 73/ Sách GK Toán 6/ Trang 32) Thực hiện phép tính:

a) 5.42-18:32 ;

b) 33.18-33.12 ;

c)39.213+87.39 ;

d) 80-[130-(12-4)2] .

Hướng dẫn

a) Biểu thức: 5.42-18:32 gồm các phép toán: nhân, chia, trừ, lũy thừa và không có dấu ngoặc. Ta thực hiện phép tính theo thứ tự: lũy thừa → nhân và chia → cộng và trừ.

b) Biểu thức: 33.18-33.12 gồm các phép toán: nhân, chia, trừ, lũy thừa và không có dấu ngoặc (giống câu a)). Ta thực hiện phép tính theo thứ tự: lũy thừa → nhân và chia → cộng và trừ.

Tuy nhiên, vẫn còn một cách khác, áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

33.18-33.12 = 33.(18-12)

c) Biểu thức: 39.213+87.39 không có dấu ngoặc nên ta thực hiện phép tính theo thứ tự: nhân và chia → cộng và trừ.

Hoặc cách khác: áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

39.213+87.39 = 39.213+39.87 (giao hoán)

= 39.(213+87) (phân phối)

d) Biểu thức: 80-[130-(12-4)2] có dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính theo thứ tự: ngoặc tròn () → ngoặc vuông [] → ngoặc nhọn {}.

Tính toán trong ngoặc tròn ( ) trước, những gì nằm ngoài ngoặc tròn thì giữ nguyên:

80-[130-(12-4)2] = 80-[130-82]

Tiếp theo, ta tính toán trong ngoặc vuông [ ]. Bên trong ngoặc vuông là biểu thức 130-82, ta tính giá trị biểu thức này theo thứ tự giống câu a) là: lũy thừa → nhân và chia → cộng và trừ. Ta có:

80-[130-82] = 80-[130-64] (tính phép tính lũy thừa)

= 80-66 (tính giá trị ngoặc vuông [ ] )

= 14

Giải

a) 5.42-18:32 = 5.16-18:9 = 80-2 = 78

b) 

Cách 1:

33.18-33.12 = 27.18-27.12 = 486-324 = 162

Cách 2:

33.18-33.12 = 33.(18-12) = 27.(18-12)

= 27.6 = 162

c)

Cách 1:

39.213+87.39 = 8307+3393 = 11700

Cách 2:

39.213+87.39 = 39.213+39.87 = 39.(213+87) = 39.300 = 11700

d) 80 – [130 – (12 – 4)2] = 80 – [130 – 82]

= 80 – [130 – 64] = 80 – 66 = 14

GK-2 (Bài tập 74/ Sách GK Toán 6/ Trang 32) Tìm số tự nhiên x, biết:

a) 541+(218-x) = 735 ;

b) 5(x+35) = 515 ;

c) 96-3(x+1) = 42 ;

d) 12x-33 = 32.33 .

Hướng dẫn

Lưu ý cách viết 5(x+35) là cách viết tắt của 5.(x+35). Đó là một phép nhân với hai thừa số là 5 và x+35.

Tương tự: 3(x+1) = 3.(x+1) ; 12x = 12.x

Giải

a) 541+(218-x) = 735

218-x = 735-541

 218-x = 194

x = 218 – 194

x = 24

b) 5(x+35) = 515

x+35 = 515:5

x+35 = 103

x = 103–35

x = 68

c) 96-3(x+1) = 42

3(x+1) = 96-42

3(x+1) = 54

x+1 = 54:3

x+1 = 18

x = 18-1

x = 17

d) 12x-33 = 32.33

12x-33 = 9.27

12x-33 = 243

12x = 243+33

12x = 276

x = 276:12

x = 23

GK-3 (Bài tập 75/ Sách GK Toán 6/ Trang 32) Điền số thích hợp vào ô vuông:

bài tập 75 - toán 6 trang 32

Hướng dẫn

a) Gọi hai số cần điền vào ô vuông là x và y:

bài tập 75 - trang 32 - toán 6

Thế thì: x+3 = y và y.4 = 60.

Ta tìm y trước, ta có: y.4 = 60 nên y = 60:4 = 15

Sau đó tìm x. Ta có: x+3 = y ⇒ x+3 = 15 ⇒ x = 15-3 = 12.

bài tập 75 - trang 32

b) Gọi m và n là hai số cần điền vào ô vuông:

bài tập 75 trang 32

Thế thì: m3 = n và n-4 = 11.

Ta tìm n trước.

Ta có: n-4 = 11 nên n = 11+4 = 15.

Tiếp theo, ta tìm m.

Ta có: m3 = n nên m3 = 15 (thay giá trị n = 15 vừa tìm được ở trên vào)

m = 15:3 = 5.

bài tập 75 trang 32

GK-4 (Bài tập 76/ Sách GK Toán 6/ Trang 32) Đố: Trang đố Nga dùng bốn chữ số 2 cùng với dấu phép tính và dấu ngoặc (nếu cần) viết dãy tính có kết quả lần lượt bằng 0; 1; 2; 3; 4.

E m hãy giúp Nga làm điều đó.

Giải

Một số cách viết:

a) 22-2.2 = 0 hoặc 2.2-(2+2) = 0 hoặc (22-2-2).2 = 0, …

b) (22-2):2 = 1 hoặc 22:2:2 = 1, …

c) (2:2)2.2 = 2 hoặc (2:2)+(2:2) = 2, …

d) (22+2):2 = 3 hoặc (2+2.2):2 = 3

e) 22=4 hoặc (22-2).2 = 4 hoặc 2+(2.2-2) = 4, …

Ngoài ra vẫn còn rất nhiều cách viết khác.

B – Bài tập Làm thêm

👉 Bài tập Bài 5 – Chương 1 – bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

LT-1 Một bạn học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức 5.23 như sau:

5.23 = 103 = 1000.

Hỏi bạn đó đã thực hiện đúng hay sai. Nếu sai thì sai ở chỗ nào?

Hướng dẫn

Biểu thức 5.23 không có dấu ngoặc nên khi thực hiện phép tính, ta tính toán theo thứ tự: lũy thừa → nhân và chia → cộng và trừ.

Ta phải tính lũy thừa trước (tức là tính 23 trước), rồi mới đến phép nhân.

Cách tính đúng là: 5.23 = 5.8 = 40.

Bạn học sinh đó đã làm sai vì thực hiện phép nhân trước khi tính lũy thừa.

Xem tiếp bài trong cùng Series<< (BTCB)(T6-SH-C1) Bài 8 – Chia hai lũy thừa cùng cơ số(BTCB)(T6-SH-C1) Bài 10 – Tính chất chia hết của một tổng >>
Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.