Giải Toán 6 (t1) [Chương 1] Bài 1 – TẬP HỢP. (bộ Cánh diều)

Đây là bài số 1 trong tống số 51 bài của chuỗi bài viết Toán 6 - CD-sgkSau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 1 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6 – tập 1, thuộc bộ sách Cánh diều. Nên xem: 🤔 […]

Đây là bài số 1 trong tống số 51 bài của chuỗi bài viết Toán 6 - CD-sgk

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 1 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6 – tập 1, thuộc bộ sách Cánh diều.

Luyện tập 1 (Trang 6 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10.

Giải

A = {1; 3; 5; 7; 9}

Gợi ý

Nên xem bài viết: Tập hợp là gì? để có thêm một số ví dụ về tập hợp và tìm hiểu các ký hiệu ∈, ∉ để làm bài tập tiếp theo sau đây.

Luyện tập 2 (Trang 6 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Cho H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày. Chọn ký hiệu ∈, ∉ thích hợp cho ?:

a) Tháng 2 ? H;

b) Tháng 4 ? H;

c) Tháng 12 ? H.

Giải

a) Tháng 2 H (vì tháng 2 chỉ có 28 ngày)

b) Tháng 4 H (vì tháng 4 có 30 ngày)

c) Tháng 12 H (vì tháng 12 có 31 ngày)

Luyện tập 3 (Trang 7 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Cho C = {x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 < x < 18}. Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

Giải

C = {4; 7; 10; 13; 16}

✨ Xem bài: Cách viết tập hợp để nắm vững bài học và làm tốt các bài tập tiếp theo.

Luyện tập 4 (Trang 7 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Viết tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2[nbsp]020.

Giải

Gọi A là tập hợp các chữ số của số 2[nbsp]020 thì:

A = {2; 0}

Giải thích

Khi viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử thì mỗi phần tử chỉ được viết một lần duy nhất.

Do đó, trong số 2[nbsp]020, mặc dù chữ số 2 và chữ số 0 đều xuất hiện hai lần, nhưng khi viết tập hợp, ta chỉ liệt kê chúng một lần thôi.

Bài tập 1 (Trang 7 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) A là tập hợp tên các hình trong Hình 3;

Bài tập 1 - Trang 7 - Toán 6 (1) - Cánh diều

b) B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ “NHA TRANG”;

c) C là tập hợp tên các tháng của Quý II (biết một năm gồm bốn quý);

d) D là tập hợp tên các nốt nhạc có trong khuông nhạc ở Hình 4;

Bài tập 1 - Trang 8 - Toán 6 (1) - Cánh diều

Giải

a) A = {Hình chữ nhật; Hình vuông; Hình bình hành; Hình tam giác; Hình thang}

b) B = {N; H; A; T; R; G}

c) C = {Tháng 4; Tháng 5; Tháng 6}

d) D = {Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si}

Bài tập 2 (Trang 8 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn ký hiệu ∈, ∉ thích hợp cho ?:

a) 11 ? A;

b) 12 ? A;

c) 14 ? A;

d) 19 ? A.

Giải

a) 11 ∈ A;

b) 12 ∉ A;

c) 14 ∉ A;

d) 19 ∈ A.

Bài tập 3 (Trang 8 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14};

b) B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50};

c) C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15};

d) D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}.

Giải

a) A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}

b) B = {42; 44; 46; 48}

c) C = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13}

d) D = {11; 13; 15; 17; 19}

Bài tập 4 (Trang 8 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15};

b) B = {5; 10; 15; 20; 25; 30};

c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90};

d) D = {1; 5; 9; 13; 17}.

Giải

a) A = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 3, và x < 16}

b) B = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 5, và 0 < x < 31}

c) C = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 10, và 9 < x < 91}

d) D = {n + 1 | n là số tự nhiên chia hết cho 4, và n < 17}

Có thể em chưa biết 1 (Trang 8 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều)

a) Viết tập hợp A, B được minh họa bởi Hình 6 bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

Có thể chưa biết 1 - Trang 8 - Toán 6 (1) - Cánh diều.

b) Quan sát Hình 6 và cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) a ∉ B;

(2) m ∈ A;

(3) b ∈ B;

(4) n ∉ A.

Giải

a) A = {a; b; c}

B = {a; b; c; m; n}

b) (3) và (4) là các phát biểu đúng.

(1) và (2) là các phát biểu sai.

Có thể em chưa biết 2 (Trang 8 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tất cả học sinh của lớp 6A đều biết chơi bóng rổ hoặc cờ vua. Số học sinh biết chơi bóng rổ là 20, số học sinh biết chơi cờ vua là 35. Số học sinh của lớp 6A nhiều nhất là bao nhiêu?

Giải

Số học sinh lớp 6A nhiều nhất là:

20 + 35 = 55 (học sinh).

Xem tiếp bài trong cùng SeriesGiải Toán 6 (t1) [Chương 1] Bài 2 – TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN. (bộ Cánh diều) >>
Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.