Giải Toán 6 (t1) [Chương 1] Bài 3 – PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÁC SỐ TỰ NHIÊN. (bộ Cánh diều)
Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 3 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6 – tập 1, thuộc bộ sách Cánh diều.
Nên xem:
🤔 Trắc nghiệm Toán 6 – chủ đề CÁC PHÉP TÍNH trong tập hợp số tự nhiên.
Luyện tập 1 (Trang 16 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Mẹ An mua cho An một bộ đồng phục học sinh gồm: áo sơ mi giá 125[nbsp]
000 đồng, áo khoác giá 140[nbsp]
000 đồng, quần âu giá 160[nbsp]
000 đồng. Tính số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An.
Giải
Số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An là:
125 000 + 140[nbsp]
000 + 160[nbsp]
000 = 425[nbsp]
000 (đồng).
Luyện tập 2 (Trang 16 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tìm số tự nhiên x, biết:
124 + (118 – x) = 217.
Giải
124 + (118 – x) = 217
118 – x = 217 – 124
118 – x = 93
x = 118 – 93
x = 25.
✨ Nên xem bài viết: Phép cộng và phép nhân; bài viết: Phép trừ và phép chia để hiểu bài tập này và làm tốt các bài tập tiếp theo.
Bài tập 1 (Trang 16 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tính:
a) 127 + 39 + 73;
b) 135 + 360 + 65 + 40;
c) 417 – 17 – 299;
d) 981 – 781 + 29.
Giải
a) 127 + 39 + 73
= (127 + 73) + 39
= 200 + 39
= 239.
b) 135 + 360 + 65 + 40
= (135 + 65) + (360 + 40)
= 200 + 400
= 600.
c) 417 – 17 – 299
= 400 – 299
= (400 + 1) – (299 + 1)
= 401 – 300
= 101.
d) 981 – 781 + 29
= 200 + 29
= 229.
Nên xem:
Bài tập 2 (Trang 16 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Có thể tính nhẩm tổng bằng cách tách một số hạng thành tổng của hai số hạng khác.
Ví dụ: 89 + 35 = 89 + (11 + 24) = (89 + 11) + 24 = 100 + 24 = 124
Hãy tính nhẩm:
a) 79 + 65;
b) 996 + 45;
c) 37 + 198;
d) 3 492 + 319.
Giải
a) 79 + 65 = 79 + (21 + 44) = (79 + 21) + 44 = 100 + 44 = 144.
b) 996 + 45 = 996 + (4 + 41) = (996 + 4) + 41 = 1[nbsp]
000 + 41 = 1[nbsp]
041.
c) 37 + 198 = (35 + 2) + 198 = 35 + (2 + 198) = 35 + 200 = 235.
d) 3 492 + 319 = 3[nbsp]
492 + (8 + 311) = (3[nbsp]
492 + 8) + 311 = 3[nbsp]
500 + 311 = 3[nbsp]
811.
Bài tập 3 (Trang 16 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Có thể tính nhẩm hiệu bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp.
Ví dụ: 427 – 98 = (427 + 2) – (98 + 2) = 429 – 100 = 329.
Hãy tính nhẩm:
a) 321 – 96;
b) 1 454 – 997;
c) 561 – 195;
d) 2 572 – 994.
Giải
a) 321 – 96 = (321 + 4) – (96 + 4) = 325 – 100 = 225.
b) 1 454 – 997 = (1[nbsp]
454 + 3) – (997 + 3) = 1[nbsp]
457 – 1[nbsp]
000 = 457.
c) 561 – 195 = (561 + 5) – (195 + 5) = 566 – 200 = 366.
d) 2 572 – 994 = (2[nbsp]
572 + 6) – (994 + 6) = 2[nbsp]
578 – 1[nbsp]
000 = 1[nbsp]
578.
Bài tập 4 (Trang 17 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Cho bảng giờ tàu HP1 Hà Nội – Hải Phòng tháng 10 năm 2020 như sau:

(Nguồn: http://dsvn.vn)
a) Hãy tính quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương; từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng.
b) Hãy tính thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương; từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng.
c) Tàu dừng bao lâu ở ga Hải Dương? Ở ga Phú Thái?
d) Tính thời gian tàu thực chạy trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng.
Giải
a) Quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương là:
57 – 5 = 52 (km).
Quãng đường từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng là:
102 – 57 = 45 (km).
b) Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Dương là:
7 giờ 15 phút – 6[nbsp]
giờ[nbsp]
00[nbsp]
phút = 1[nbsp]
giờ[nbsp]
15[nbsp]
phút
Thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến ga Hải Phòng:
8 giờ 25 phút – 6[nbsp]
giờ[nbsp]
00[nbsp]
phút = 2[nbsp]
giờ[nbsp]
25[nbsp]
phút
c) Thời gian tàu dừng ở ga Hải Dương:
7 giờ 20 phút – 7[nbsp]
giờ[nbsp]
15[nbsp]
phút = 0[nbsp]
giờ[nbsp]
5[nbsp]
phút = 5[nbsp]
phút
Thời gian tàu dừng ở ga Phú Thái:
7 giờ 48 phút – 7[nbsp]
giờ[nbsp]
46[nbsp]
phút = 2[nbsp]
phút
d) Thời gian tàu đi từ ga Gia Lâm đến ga Hải phòng là:
8 giờ 25 phút – 6[nbsp]
giờ[nbsp]
16[nbsp]
phút = 2[nbsp]
giờ[nbsp]
9[nbsp]
phút
Ở ga Cẩm Giàng, ga Phú Thái và ga Thượng Lý tàu đều dừng 2 phút.
Ở ga Hải Dương tàu dừng 5 phút.
Vậy thời gian tàu thực chạy trên quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng là:
2 giờ 9 phút – 2 phút × 3 – 5 phút = 2 giờ 9 phút – 6 phút – 5 phút = 1 giờ 58 phút
Nên xem:
🤔 Dạng bài tập TOÁN THỰC TẾ có lời văn (dùng cộng trừ nhân chia).
Bài tập 5 (Trang 17 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Một cơ thể trưởng thành khỏe mạnh cần nhiều nước. Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi mỗi ngày khoảng: 450 ml qua da (mồ hôi), 550 ml qua hít thở, 150 ml qua đại tiện, 350 ml qua tra đổi chất, 1[nbsp]
500 ml qua tiểu tiện.
(Nguồn: Mathe live 6, Bộ văn hóa Niedersachsen, 2012)
a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi trong một ngày khoảng bao nhiêu?
b) Qua việc ăn uống, mỗi ngày cơ thể hấp thu được khoảng 1[nbsp]
000 ml nước. Một người trưởng thành cần phải uống thêm khoảng bao nhiêu nước để cân bằng lượng nước đã mất trong ngày?
Giải
a) Lượng nước mà cơ thể một người trưởng thành mất đi trong một ngày là:
450 + 550 + 150 + 350 + 1[nbsp]
500 = 3[nbsp]
000 (ml).
b) Lượng nước một người thành cần phải uống thêm để cân bằng lượng nước đã mất trong ngày là:
3 000 – 1 000 = 2[nbsp]
000 (ml).
Nhận xét
Ta có: 2 000 ml = 2 l.
Do đó, mỗi ngày, ta cần phải uống khoảng 2 lít nước để bù vào lượng nước đã mất.
Bài tập 6 (Trang 17 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) SỬ DỤNG MÁY TÍNH CẦM TAY.

Dùng máy tính cầm tay để tính:
1 234 + 567;
413 – 256;
654 – 450 – 74.
Giải
HS tự làm bằng máy tính cầm tay.
Kết quả các phép tính là:
1 234 + 567 = 1[nbsp]
801;
413 – 256 = 157;
654 – 450 – 74 = 130.