Giải Toán 6 (t1) [Chương 2] Bài 5 – PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN. (bộ Cánh diều)

Chia sẻ nếu thấy hay:
Đây là bài số 19 trong tống số 51 bài của chuỗi bài viết Toán 6 - CD-sgk

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 5 – Chương 2, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6 – tập 1, thuộc bộ sách Cánh diều.

Luyện tập 1 (Trang 80 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tính:

a) (-7) . 5;

b) 11 . (-13).

Giải

a) (-7) . 5 = -(7 . 5) =[nbsp]-35.

b) 11 . (-13) = -(11 . 13) =[nbsp]-143. 

Luyện tập 2 (Trang 81 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tính giá trị của biểu thức trong mỗi trường hợp sau:

a) -6x – 12 với x[nbsp]=[nbsp]-2;

b) -4y + 20 với y[nbsp]=[nbsp]-8.

Giải

a) Với x = -2 thì ta có:

-6x – 12 =[nbsp](-6)[nbsp].[nbsp](-2)[nbsp][nbsp]12 =[nbsp]6[nbsp].[nbsp]2[nbsp][nbsp]12 =[nbsp]12[nbsp][nbsp]12 =[nbsp]0.

b) Với y = -8 thì ta có:

-4y + 20 =[nbsp](-4)[nbsp].[nbsp](-8)[nbsp]+[nbsp]20 =[nbsp]4[nbsp].[nbsp]8[nbsp]+[nbsp]20 =[nbsp]32[nbsp]+[nbsp]20 =[nbsp]52. 

Luyện tập 3 (Trang 82 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tính một cách hợp lý:

a) (-6) . (-3) . (-5);

b) 41 . 81 – 41 . (-19).

Giải

a) (-6) . (-3) . (-5) 

= [(-6) . (-5)] . (-3)    → giao hoán và kết hợp

= 30 . (-3) 

= -90. 

b) 41 . 81 – 41 . (-19) 

= 41 . [81 – (-19)]           → tính chất phân phối

= 41 . (81 + 19) 

= 41 . 100

= 4 100. 

Bài tập 1 (Trang 82 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tính:

a) 21 . (-3);

b) (-16 ) . 5;

c) 12 . 20;

d) (-21) . (-6).

Giải

a) 21 . (-3) =[nbsp]-(21[nbsp].[nbsp]3) =[nbsp]-63. 

b) (-16) . 5 =[nbsp]-(16[nbsp].[nbsp]5) =[nbsp]-80.

c) 12 . 20 = 240.

d) (-21) . (-6) =[nbsp]21[nbsp].[nbsp]6 =[nbsp]126. 

Bài tập 2 (Trang 82 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tìm số thích hợp ở ?

Bài tập 2 - Trang 82 - Toán 6 (1) - Cánh diều.

Giải

Giải bài tập 2 - Trang 82 - Toán 6 (1) - Cánh diều.

Bài tập 3 (Trang 83 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tính:

a) 1010 . (-104);

b) (-2)[nbsp].[nbsp](-2)[nbsp].(-2)[nbsp].[nbsp](-2)[nbsp].[nbsp](-2) +[nbsp]25;

c) (-3)[nbsp].[nbsp](-3)[nbsp].[nbsp](-3)[nbsp].[nbsp](-3) –[nbsp]34.

Giải

a) 1010 . (-104) =[nbsp]-(1010[nbsp].[nbsp]104) =[nbsp]-(1010 + 4)  =[nbsp]-1014

b) (-2)[nbsp].[nbsp](-2)[nbsp].(-2)[nbsp].[nbsp](-2)[nbsp].[nbsp](-2) +[nbsp]25;

-(2 . 2 . 2 . 2 . 2) + 25  → có 5 dấu trừ (là số lẻ) nên tích mang dấu trừ.

= -25 + 25 

= 0 → cộng hai số đối nhau.

c) (-3) . (-3) . (-3) . (-3) –[nbsp]34.

= 3 . 3 . 3. 3 –[nbsp]34 → có 4 dấu trừ (là số chẵn) nên tích mang dấu cộng.

= 34 – 34 

= 0. 

Bài tập 4 (Trang 83 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tính 8[thsp].[thsp]25. Từ đó suy ra kết quả của các phép tính sau:

a)[nbsp](-8)[thsp].[thsp]25;                   b)[nbsp]8[thsp].[thsp](-25);                  c)[nbsp](-8)[thsp].[thsp](-25).

Giải

Ta có: 8[thsp].[thsp]25[thsp]=[thsp]200.

Do đó:

a)(-8) . 25 = -200

b) 8 . (-25) = -200

c) (-8) . (-25) = 200

Bài tập 5 (Trang 83 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tính giá trị của biểu thức trong mỗi trường hợp sau:

a) 2x, biết x[thsp]=[thsp]-8;

b) -7y, biết y[thsp]=[thsp]6;

c) -8z – 15, biết z[thsp]=[thsp]-4.

Giải

a) Với x = -8 thì ta có: 

2x = 2 . (-8) =[thsp]-(2[thsp].[thsp]8) =[thsp]-16.

b) Với y = 6 thì ta có:

-7y = (-7) . 6 =[thsp]-(7[thsp].[thsp]6) =[thsp]-42. 

c) Với z = -4 thì ta có: 

-8z – 15 =[thsp](-8)[thsp].[thsp](-4)[thsp][thsp]15 =[thsp]8[thsp].[thsp]4[thsp][thsp]15 =[thsp]32[thsp][thsp]15 =[thsp]17. 

Bài tập 6 (Trang 83 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Xác định các dấu “<”, “>” thích hợp cho ?:

a) 3 . (-5) ? 0;

b) (-3) . (-7) ? 0;

c) (-6) . 7 ? (-5)[thsp].[thsp](-2).

Giải

a) Ta có: 3 . (-5) =[thsp]-(3[thsp].[thsp]5) =[thsp]-15[thsp]<[thsp]

Vậy: 3 . (-5) < 0.

b) Ta có: (-3) . (-7) =[thsp]3[thsp].[thsp]7 =[thsp]21[thsp]>[thsp]0

Vậy (-3) . (-7) > 0. 

c) Ta có:

(-6) . 7 = -(6 . 7) = -42

(-5) . (-2) = 5 . 2 = 10

Mà: -42 < 10 

Nên (-6)[thsp].[thsp]7[thsp]<[thsp](-5)[thsp].[thsp](-2).

Bài tập 7 (Trang 83 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Tính một cách hợp lý:

a) (-16) . (-7) . 5;

b) 11 . (-12) + 11[thsp].[thsp](-18);

c) 87 . (-19) – 37[thsp].[thsp](- 19);

d) 41[thsp].[thsp]81[thsp].[thsp](-451)[thsp].[thsp]0

Giải

a) (-16) . (-7) . 5 

= [(-16) . 5] . (-7)      → giao hoán và kết hợp

= [-(16 . 5)] . (-7) 

= (-80) . (-7)

= 80 . 7 

= 560. 

b) 11 . (-12) + 11[thsp].[thsp](-18) 

= 11 . [(-12) + (-18)]      → phân phối

= 11 . [-(12 + 18)] 

= 11 . (-30) 

= -(11 . 30) 

= -330.  

c) 87 . (-19) – 37[thsp].[thsp](-19) 

= (-19) . (87 – 37)     → phân phối

= (-19) . 50 

= -(19 . 50)

 = -950. 

d) Đặt a[thsp]=[thsp]41[thsp].[thsp]81[thsp].[thsp](-451) thì

41 . 81 . (-451) . 0 =[thsp]a[thsp].[thsp]0 =[thsp]0       → nhân với số 0

Bài tập 8 (Trang 83 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Chọn từ “âm”, “dương” thích hợp cho ?

a) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên ?

b) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên ?

c) Tích của một số chẵn các số nguyên âm là một số nguyên ?

d) Tích của một số lẻ các số nguyên âm là một số nguyên ?

Giải

a) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên âm

b) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên dương

c) Tích của một số chẵn các số nguyên âm là một số nguyên dương

d) Tích của một số lẻ các số nguyên âm là một số nguyên âm

Bài tập 9 (Trang 83 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) Công ty Ánh Dương có lợi nhuận ở mỗi tháng trong Quý I là -30 triệu đồng. Trong Quý II, lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là bao nhiêu tiền?

Giải

Lợi nhuận của công ty trong Quý I là: 

(-30) . 3 = -90 (triệu đồng)

Lợi nhuận của công ty trong Quý II là:

70 . 3 = 210 (triệu đồng)

Do đó, lợi nhuận của công ty trong 6 sáu đầu năm (gồm Quý I và Quý II) là:

(-90) + 210 = 120 (triệu đồng)

Bài tập 10 (Trang 83 / Toán 6 – tập 1 / Cánh diều) SỬ DỤNG MÁY TÍNH CẦM TAY.

Bài tập 10 - Trang 83 - Toán 6 (1) - Cánh diều.

Dùng máy tính cầm tay để tính:

23 . (-49);

(-215) . 207;

(-124) . (-1 023).

Giải

Các em tập sử dụng máy tính cầm tay. Kết quả là:

23 . (-49) =[thsp]-1[thsp]127; 

(-215) . 207 =[thsp]-44[thsp]505;  

(-124) . (-1 023) =[thsp]126[thsp]852.

Xem tiếp bài trong cùng Series<< Giải Toán 6 (t1) [Chương 2] Bài 4 – PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN. QUY TẮC DẤU NGOẶC. (bộ Cánh diều)Giải Toán 6 (t1) [Chương 2] Bài 6 – PHÉP CHIA HẾT HAI SỐ NGUYÊN. QUAN HỆ CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN. (bộ Cánh diều) >>
Chia sẻ nếu thấy hay:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x