Giải Toán 6 (t2) [Chương 4] Bài 2 – BIỂU ĐỒ CỘT KÉP. (bộ Cánh diều)

Đây là bài số 31 trong tống số 51 bài của chuỗi bài viết Toán 6 - CD-sgkSau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 2 – Chương 4, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6 – tập 2, thuộc bộ sách Cánh diều. Luyện tập (Trang […]

Đây là bài số 31 trong tống số 51 bài của chuỗi bài viết Toán 6 - CD-sgk

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 2 – Chương 4, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6 – tập 2, thuộc bộ sách Cánh diều.

Luyện tập (Trang 12 / Toán 6 – tập 2 / Cánh diều) Biểu đồ cột kép ở Hình 13 biểu diễn số học sinh nam và số học sinh nữ của lớp 6C có sở thích chơi một số môn thể thao: bóng đá, bóng rổ, bơi.

Luyện tập - Trang 12 - Toán 6 (2) - Cánh diều.

Biết rằng mỗi học sinh chỉ nêu một môn thể thao yêu thích nhất.

a) Môn thể thao nào có nhiều học sinh thích chơi nhất?

b) Tính tổng số học sinh của lớp 6C.

Giải

a) Môn bóng đá có nhiều học sinh thích chơi nhất vì cả hai cột (đỏ và xanh) ở môn bóng đá đều cao hơn hai môn còn lại.

b) Vì mỗi học sinh chỉ nêu một môn thể thao nên tổng số học sinh lớp 6C bằng tổng số học sinh thể hiện trên biểu đồ.

Vậy tổng số học sinh lớp 6C là:

12 + 10 + 4 + 5 + 5 + 6 = 42 (học sinh)

Bài tập 1 (Trang 12 / Toán 6 – tập 2 / Cánh diều) Khoá bồi dưỡng về Kĩ thuật công nghiệp (KTCN) và khoá bồi dưỡng về Kĩ thuật nông nghiệp (KTNN) được tổ chức trong 10 buổi liên tiếp (cùng thời gian và địa điểm). Biểu đồ cột kép ở Hình 14 thống kê số lượt học viên dùng nước giải khát trong ba buổi đầu tiên của mỗi khoá bồi dưỡng.

Bài tập 1 - Trang 12 - Toán 6 (2) - Cánh diều.

a) Trong ba buổi đầu tiên, tổng số lượt học viên dùng nước giải khát ở mỗi buổi là bao nhiêu?

b) Dựa vào biểu đồ ở Hình 14, so sánh số lượt học viên dùng nước giải khát của khóa bồi dưỡng về KTCN với khóa bồi dưỡng về KTNN trong mỗi buổi.

c) Để tránh lãng phí trong những buổi học tiếp theo, em hãy chọn phương án phù hợp nhất đối với việc chuẩn bị nước giải khát cho học viên của cả hai khoá bồi dưỡng (biết mỗi lượt học viên dùng 1 cốc nước giải khát):

(1) 40 cốc nước giải khát;

(2) 45 cốc nước giải khát;

(3) 60 cốc nước giải khát;

(4) 80 cốc nước giải khát.

Giải

a) Tổng số lượt học viên dùng nước giải khát

  • buổi 1 là: 25 + 35 = 60 (lượt)
  • buổi 2 là: 23 + 37 = 60 (lượt)
  • buổi 3 là: 22 + 38 = 60 (lượt)

b) Trong cả ba buổi, số lượt học viên dùng nước giải khát của khóa bồi dưỡng về KTCN luôn ít hơn của khóa bồi dưỡng về KTNN (vì cột màu xanh luôn thấp hơn cột màu tím trong mỗi buổi).

c) Dựa vào câu a) ta nhận thấy số lượt học viên dùng nước giải khát của cả hai khóa học trong mỗi buổi đều bằng 60 lượt.

Mà mỗi lượt học viên chỉ dùng 1 cốc nước giải khát, nên cần chuẩn bị 60 cốc nước giải khát cho mỗi buổi.

Vậy phương án (3) là phù hợp nhất.

Bài tập 2 (Trang 13 / Toán 6 – tập 2 / Cánh diều)

a) Biểu đồ ở Hình 15 thống kê số áo được bán ra trong hai ngày của hai cửa hàng kinh doanh. Mỗi cửa hàng đó đã bán được bao nhiêu chiếc áo trong hai ngày?

b) Biết rằng sau hai ngày nói trên, cửa hàng 1 đã lãi được 700[nbsp]000 đồng và cửa hàng 2 đã lãi được 400[nbsp]000 đồng. Nhận định “Bán được càng nhiều áo thì càng lãi nhiều” có hợp lý không?

Bài tập 2 - Trang 13 - Toán 6 (2) - Cánh diều.

Giải

a) Cửa hàng 1 bán được 6 áo trong ngày 1 và bán được 8 áo trong ngày 2. Do đó, tổng số áo bán được của cửa hàng 1 trong hai ngày đó là: 6 + 8 = 14 (áo).

Cửa hàng 2 bán được 3 áo trong ngày 1 và bán được 4 áo trong ngày 2. Do đó, tổng số áo bán được của cửa hàng 2 trong hai ngày đó là: 3 + 4 = 7 (áo).

b) Ta thấy sau hai ngày thì số áo bán được của cửa hàng 1 lớn hơn của cửa hàng 2 (vì 14 > 7) và tiền lãi thu được của cửa hàng 1 lớn hơn của cửa hàng 2 (vì 700[nbsp]000 > 400[nbsp]000).

Vậy phát biểu “Bán được càng nhiều áo thì càng lãi nhiều” là hợp lý.

Bài tập 3 (Trang 13 / Toán 6 – tập 2 / Cánh diều) Biểu đồ ở Hình 16 thống kê số lượng ti vi bán được của ba cửa hàng trong tháng 5 và tháng 6 của năm 2018.

Bài tập 3 - Trang 16 - Toán 6 (2) - Cánh diều.

a) So sánh số lượng ti vi bán được của mỗi cửa hàng trong tháng 5 và trong tháng 6.

b) Cửa hàng 3 bán được nhiều ti vi nhất trong cả tháng 5 và tháng 6. Em có thể đưa ra một lý do phù hợp nhất để giải thích cho kết quả này được không? Em đồng ý với những nhận xét nào sau đây?

(1) Cửa hàng 3 bán ti vi với giá rẻ nhất.

(2) Cửa hàng 3 chăm sóc khách hàng tốt nhất.

(3) Cửa hàng 3 có nhiều loại ti vi cho người mua hàng lựa chọn.

(4) Cửa hàng 3 ở vị trí thuận lợi cho việc đi lại mua bán của người mua hàng.

c) Số lượng ti vi mà cả ba cửa hàng bán được trong tháng 6 nhiều hơn số lượng ti vi mà cả ba của hàng bán được trong tháng 5 là bao nhiêu chiếc? Em có biết giải bóng đá World Cup 2018 diễn ra vào tháng nào không? Sự kiện đó có liên quan đến việc mua bán ti vi trong tháng 6 hay không?

d) Nếu 20 năm sau (tính từ 2018) em có một cửa hàng bán ti vi thì em chọn thời gian nào để có thể bán được nhiều ti vi nhất trong năm?

Giải

a) Ở cả ba cửa hàng, số ti vi bán được trong tháng 5 luôn ít hơn trong tháng 6. Vì ở mỗi cửa hàng đó, cột màu xanh dương thấp hơn cột màu xanh lá cây.

b) Đồng ý với cả bốn nhận xét.

c) Số lượng ti vi cả ba cửa hàng bán được trong tháng 6 là:

47 + 71 + 88 = 206 (ti vi)

Số lượng ti vi cả ba cửa hàng bán được trong tháng 5 là:

30 + 42 + 53 = 125 (ti vi)

Do đó, số lượng ti vi mà cả ba cửa hàng bán được trong tháng 6 nhiều hơn số lượng ti vi mà cả ba của hàng bán được trong tháng 5 là:

206 – 125 = 81 (ti vi).

Giải bóng đá World Cup 2018 diễn ra vào tháng 6, tháng 7. Sự kiện đó có liên quan đến việc mua bán ti vi vì vào thời điểm đó, nhu cầu xem cao, sức mua tăng, vì thế lượng ti vi bán được nhiều.

d) Chọn thời gian diễn ra giải bóng đá World Cup.

Xem tiếp bài trong cùng Series<< Giải Toán 6 (t2) [Chương 4] Bài 1 – THU THẬP, TỔ CHỨC, BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU. (bộ Cánh diều)Giải Toán 6 (t2) [Chương 4] Bài 3 – MÔ HÌNH XÁC SUẤT TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN. (bộ Cánh diều) >>
Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.