Giải Toán 6 (t1) [Chương 1] Bài 1 – TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP. (bộ Chân trời sáng tạo)

Đây là bài số 1 trong tống số 56 bài của chuỗi bài viết Toán 6 - CTST-sgkSau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 1 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. Trọn bộ bài giải: […]

Đây là bài số 1 trong tống số 56 bài của chuỗi bài viết Toán 6 - CTST-sgk

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 1 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Thực hành 1 (Trang 8 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Gọi M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “gia đình”.

a) Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử.

b) Các khẳng định sau đúng hay sai?

a[nbsp][nbsp]M , o[nbsp][nbsp]M , b[nbsp]∉ M , i[nbsp][nbsp]M.

Giải

a) M = {g; i; a; đ; n; h}

b) a[nbsp][nbsp]M là đúng.

o[nbsp][nbsp]M là sai.

b[nbsp]∉ M là đúng.

i[nbsp][nbsp]M là sai.

Gợi ý

Để hiểu khái niệm tập hợp và các ký hiệu “∈, ∉”, nên xem bài viết này.

Thực hành 2 (Trang 8 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo)

a) Cho E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.

b) Cho tập hợp P = {x | x là số tự nhiên và 10 < x < 20}. Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê tất cả các phần tử.

Giải

a) Các phần tử của tập hợp E là các số tự nhiên chẵn và nhỏ hơn 9 (là các số tự nhiên chẵn từ 0 đến 8)

Vậy ta có thể viết:

E = {x | x là số tự nhiên chẵn và x < 9}

b) Các phần tử của tập hợp P là các số tự nhiên lớn hơn 10 và nhỏ hơn 20. Suy ra, đó là các số: 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19.

Vậy, P = {11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}

Gợi ý

Xem bài: Cách viết tập hợp để làm được các bài tập này một cách vững vàng và tốt hơn.

Thực hành 3 (Trang 8 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15.

a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.

b) Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16; 19, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A.

c) Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách.

Giải

a) A = {8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}

b) 10[nbsp][nbsp]A ; 13[nbsp][nbsp]A ; 16[nbsp][nbsp]A ; 19[nbsp][nbsp]A.

c)

Cách 1: B = {8, 10, 12, 14}

Cách 2: B = { x | x là số tự nhiên chẵn, và 7 < x < 15}

Vận dụng (Trang 8 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị:

Vận dung - Bài 1 - Chương 1 - Toán 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12[thsp]000 đồng mỗi ki-lô-gam.

Giải

Các sản phẩm trong hình được giảm giá lượng tiền (mỗi ki-lô-gam) như sau:

  • Xoài tượng giảm: 96[thsp]000 – 80[thsp]000 = 16[thsp]000 (đ/kg);
  • Cá chép giảm: 80[thsp]000 – 66[thsp]000 = 14[thsp]000 (đ/kg);
  • Dưa hấu giảm: 19[thsp]900 – 16[thsp]500 = 3[thsp]400 (đ/kg);
  • Cam sành giảm: 22[thsp]900 – 19[thsp]900 = 3[thsp]000 (đ/kg);
  • Gà giảm: 99[thsp]900 – 68[thsp]900 = 31[thsp]000 (đ/kg).

Vậy các sản phẩm được giảm giá trên 12[thsp]000 đồng mỗi ki-lô-gam là: xoài tượng, cá chép, gà.

Gọi A là tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12[thsp]000 đồng mỗi ki-lô-gam thì:

A = {xoài tượng; cá chép; gà}

Bài tập 1 (Trang 9 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho D là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 12.Viết tập hợp D theo hai cách rồi chọn ký hiệu ∈, ∉ thích hợp thay cho mỗi ❓ dưới đây:

5[nbsp][nbsp]D;            7[nbsp][nbsp]D;            17[nbsp][nbsp]D;            0[nbsp][nbsp]D;            10[nbsp][nbsp]D.

Giải

Viết tập hợp D:

  • Cách 1: D = {6; 7; 8; 9; 10; 11}
  • Cách 2: D = {x | x là số tự nhiên và 5 < x < 12}

Điền ký hiệu ∈, ∉ vào ❓

5[nbsp]∉ D ;  7[nbsp]∈ D ;  17[nbsp][nbsp]D ;  0[nbsp][nbsp]D ;  10[nbsp][nbsp]D

Bài tập 2 (Trang 9 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho B là tập hợp các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng, khẳng định nào là sai?

a)[nbsp]31[nbsp][nbsp]B ; b)[nbsp]32[nbsp][nbsp]B ; c)[nbsp]2[nbsp]002[nbsp][nbsp]B ; d)[nbsp]2[nbsp]003[nbsp][nbsp]B.

Hướng dẫn

Số tự nhiên lẻ là số mà tận cùng của nó là một trong các số: 1; 3; 5; 7; 9.

Vậy, số 31 và 2[nbsp]003 là các số tự nhiên lẻ. Còn các số 32 và 2[nbsp]002 không phải là số lẻ (mà là số chẵn).

Giải

a)[nbsp]Đúng ; b)[nbsp]Sai ; c)[nbsp]Đúng ; d)[nbsp]Sai.

Bài tập 3 (Trang 9 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (theo mẫu):

TẬP HỢP CHO BỞI CÁCH LIỆT KÊ CÁC PHẦN TỬTẬP HỢP CHO BỞI TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG
H = {2; 4; 6; 8; 10}H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11
M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15
P = {11; 13; 15; 17; 19; 21}
X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á

Giải

Tập hợp cho bởi cách liệt kê các phần tửTập hợp cho bởi tính chất đặc trưng
H = {2; 4; 6; 8; 10}H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11
M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15
P = {11; 13; 15; 17; 19; 21}P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 22.
 X = {Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Đông Timor}X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á

Bài tập 4 (Trang 9 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Viết tập hợp T gồm tên các tháng dương lịch trong quý IV (ba tháng cuối năm). Trong tập hợp T, những phần tử nào có số ngày là 31?

Giải

Các tháng dương lịch trong quý IV là: tháng 10, tháng 11, tháng 12.

Vậy T = {tháng 10, tháng 11, tháng 12}

Số ngày của các tháng này lần lượt là:

  • tháng 10 có 31 ngày;
  • tháng 11 có 30 ngày;
  • tháng 12 có 31 ngày.

Vậy các phần tử trong tập hợp T có số ngày là 31 là: tháng 10 và tháng 12.

Xem tiếp bài trong cùng SeriesGiải Toán 6 (t1) [Chương 1] Bài 2 – TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN. GHI SỐ TỰ NHIÊN. (bộ Chân trời sáng tạo) >>
Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.