Giải Toán 6 (t1) [Chương 1] Bài 8 – DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9 (bộ Chân trời sáng tạo)

Đây là bài số 8 trong tống số 56 bài của chuỗi bài viết Toán 6 - CTST-sgkSau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 8 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. Trọn bộ bài giải: […]

Đây là bài số 8 trong tống số 56 bài của chuỗi bài viết Toán 6 - CTST-sgk

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 8 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

✨ Nên xem bài học Dấu hiệu chia hết để hiểu được các bài tập phía dưới.

Thực hành 1 (Trang 26 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo)

a) Trong các số 245; 9[nbsp]087; 396; 531, số nào chia hết cho 9?

b) Hãy chỉ ra hai số chia hết cho 9 và hai số không chia hết cho 9.

Giải

a) Ta có: 2[nbsp]+[nbsp]4[nbsp]+[nbsp]5[nbsp]=[nbsp]11 không chia hết cho 9. Suy ra: 245[nbsp]⋮̸[nbsp]9.

Ta có: 9[nbsp]+[nbsp]0[nbsp]+[nbsp]8[nbsp]+[nbsp]7[nbsp]=[nbsp]24 không chia hết cho 9. Suy ra: 9[nbsp]087[nbsp]⋮̸[nbsp]9.

Ta có: 3[nbsp]+[nbsp]9[nbsp]+[nbsp]6[nbsp]=[nbsp]18 chia hết cho 9. Suy ra: 396[nbsp]⋮ [nbsp]9.

Ta có: 5[nbsp]+[nbsp]3[nbsp]+[nbsp]1[nbsp]=[nbsp]9 chia hết cho 9. Suy ra: 531[nbsp][nbsp]9.

Vậy các số chia hết cho 9 là 396 và 531.

b) Hai số chia hết cho 9 là 891 và 7[nbsp]011.

Hai số không chia hết cho 9 là 112 và 4[nbsp]321.

Lưu ý

Trên đây chỉ là một ví dụ về lời giải cho câu b). Ngoài ra còn có nhiều câu trả lời khác, dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9: một số chia hết cho 9 nếu tổng các chữ số của nó chia hết cho 9.

Thực hành 2 (Trang 27 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Trong hai số 315 và 418, số nào chia hết cho 3?

Giải

Ta có: 3[nbsp]+[nbsp]1[nbsp]+[nbsp]5[nbsp]=[nbsp]9 chia hết cho 3. Suy ra: 315[nbsp][nbsp]3.

Ta có: 4[nbsp]+[nbsp]1[nbsp]+[nbsp]8[nbsp]=[nbsp]13 không chia hết cho 3. Suy ra: 418[nbsp]⋮̸[nbsp]3.

Vậy số chia hết cho 3 là 315.

Bài tập 1 (Trang 27 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho các số 117; 3[nbsp]447; 5[nbsp]085; 534; 9[nbsp]348; 123.

a) Em hãy viết tập hợp A gồm các số chia hết cho 9 trong các số trên.

b) Có số nào trong các số trên chỉ chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 không? Nếu có, hãy viết các số đó thành tập hợp B.

Hướng dẫn

a) Ta đã học hai cách viết tập hợp:

  • Cách 1: Liệt kê các phần tử;
  • Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp ấy.

Ở đây, ta chọn cách 1 (liệt kê các phần tử) cho đơn giản. (Nói là đơn giản vì ta vẫn có thể viết tập hợp A theo cách 2 như phần lưu ý dưới đây có đề cập. Tuy nhiên, cách này hơi rắc rối!)

Trước tiên, ta cần tìm các số chia hết cho 9 trong các số trên, dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9 đã được học.

Sau đó viết các số đã tìm được vào bên trong cặp dấu ngoặc nhọn { }. Đó chính là tập hợp A phải tìm.

Giải

a) Vì 1 + 1 + 7 = 9 chia hết cho 9, nên 117[nbsp][nbsp]9.

Vì 3 + 4 + 4 + 7 = 18 chia hết ch0 9, nên 3[nbsp]447[nbsp][nbsp]9.

Vì 5 + 0 + 8 + 5 = 18 chia hết cho 9, nên 5[nbsp]085[nbsp][nbsp]9.

Vì 5 + 3 + 4 = 12 không chia hết cho 9, nên 534[nbsp]⋮̸[nbsp]9 .

Vì 9 + 3 + 4 + 8 = 24 không chia hết cho 9, nên 9[nbsp]348[nbsp]⋮̸[nbsp]9.

Vì 1 + 2 + 3 = 6 không chia hết cho 9, nên 123[nbsp]⋮̸[nbsp]9.

Vậy các số chia hết cho 9 là: 117; 3[nbsp]447; 5[nbsp]085.

Suy ra: A = {117; 3[nbsp]447; 5[nbsp]085}.

b) Ta có: 5[nbsp]+[nbsp]3[nbsp]+[nbsp]4[nbsp]=[nbsp]12. Mà 12[nbsp][nbsp]3 nhưng 12[nbsp]⋮̸[nbsp]9. Suy ra, 534 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

Ta có: 9[nbsp]+[nbsp]3[nbsp]+[nbsp]4[nbsp]+[nbsp]8[nbsp]=[nbsp]24. Mà 24[nbsp][nbsp]3 nhưng 24[nbsp]⋮̸[nbsp]9. Suy ra, 9[nbsp]348 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

Ta có: 1[nbsp]+[nbsp]2[nbsp]+[nbsp]3[nbsp]=[nbsp]6. Mà 6[nbsp][nbsp]3 nhưng 6[nbsp]⋮̸[nbsp]9. Suy ra, 123 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

Vậy các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là 534; 9[nbsp]348; 123.

Suy ra: B = {534; 9[nbsp]348; 123}.

Lưu ý

Ta vẫn có thể viết tập hợp A và B bằng cách 2 – chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Đặt X = {117; 3[nbsp]447; 5[nbsp]085; 534; 9[nbsp]348; 123}.

Ta có:

a) A = {x ∈ X | x[nbsp]⋮ 9}.

b) B = {x ∈ X | x[nbsp][nbsp]3 và x[nbsp]⋮̸[nbsp]9}.

Bài tập 2 (Trang 27 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Không thực hiện phép tính, em hãy giải thích các tổng (hiệu) sau có chia hết cho 3 hay không, có chia hết cho 9 hay không.

a) 1 206 + 5[nbsp]306;                         

b) 436 – 324;                           

c) 2 . 3 . 4 . 6 + 27.

Giải

a) 1 206 + 5 306

Ta có:

  • 1 206 ⋮ 3 (vì 1 + 2 + 0 + 6 = 9[nbsp][nbsp]3)
  • 5 306 ⋮̸ 3 (vì 5 + 3 + 0 + 6 = 14[nbsp]⋮̸[nbsp]3).

Suy ra: (1[nbsp]206[nbsp]+[nbsp]5[nbsp]306)[nbsp]⋮̸[nbsp]3

Ta có:

  • 1 206 ⋮ 9 (vì 1 + 2 + 0 + 6 = 9[nbsp][nbsp]9)
  • 5 306 ⋮̸ 9 (vì 5 + 3 + 0 + 6 = 14[nbsp]⋮̸[nbsp]9).

Suy ra: (1[nbsp]206[nbsp]+[nbsp]5[nbsp]306)[nbsp]⋮̸[nbsp]9

b) 436 – 324

Ta có:

  • 436 ⋮̸ 3 (vì 4 + 3 + 6 = 13[nbsp]⋮̸[nbsp]3)
  • 324 ⋮ 3 (vì 3 + 2 + 4 = 9[nbsp][nbsp]3).

Suy ra: (436[nbsp][nbsp]324)[nbsp]⋮̸[nbsp]3

Ta có:

  • 436 ⋮̸ 9 (vì 4 + 3 + 6 = 13[nbsp]⋮̸[nbsp]9)
  • 324 ⋮ 9 (vì 3 + 2 + 4 = 9[nbsp][nbsp]9).

Suy ra: (436[nbsp][nbsp]324)[nbsp]⋮̸[nbsp]9

c) 2 . 3 . 4 . 6 + 27

Ta có:

  • 2 . 3 . 4 . 6 ⋮ 3 (vì tích 2[nbsp].[nbsp]3[nbsp].[nbsp]4[nbsp].[nbsp]6 có chứa thừa số 3)
  • 27 ⋮ 3.

Suy ra: (2[nbsp].[nbsp]3[nbsp].[nbsp]4[nbsp].[nbsp]6[nbsp]+[nbsp]27)[nbsp][nbsp]3

Ta có:

  • 2 . 3 . 4 . 6 ⋮ 3 (vì tích 2[nbsp].[nbsp]3[nbsp].[nbsp]4[nbsp].[nbsp]6 =[nbsp]2[nbsp].[nbsp]3[nbsp].[nbsp]4[nbsp].[nbsp]2[nbsp].[nbsp]3 =[nbsp]2[nbsp].[nbsp]9[nbsp].[nbsp]4[nbsp].[nbsp]2 có chứa thừa số 9)
  • 27 ⋮ 9.

Suy ra: (2[nbsp].[nbsp]3[nbsp].[nbsp]4[nbsp].[nbsp]6[nbsp]+[nbsp]27)[nbsp][nbsp]9

Bài tập 3 (Trang 27 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Bạn Tuấn là một người rất thích chơi bi nên bạn ấy thường sưu tầm những viên bi rồi bỏ vào 4 hộp khác nhau, biết số bi trong mỗi hộp lần lượt là 203; 127; 97; 173. 

a) Liệu có thể chia số bi trong mỗi hộp thành 3 phần bằng nhau được không? Giải thích. 

b) Nếu Tuấn rủ thêm 2 bạn cùng chơi bi thì có thể chia đều tổng số bi cho mỗi người được không? 

c) Nếu Tuấn rủ thêm 8 bạn cùng chơi bi thì có thể chia đều tổng số bi cho mỗi người được không?

Giải

a) Muốn chia số bi trong mỗi hộp thành 3 phần bằng nhau thì số bi đó phải là số chia hết cho 3.

Hộp đầu tiên có 203 viên bi. Mà 2[nbsp]+[nbsp]0[nbsp]+[nbsp]3[nbsp]=[nbsp]5 không chia hết cho 3, nên 203 không chia hết cho 3. Vậy hộp này không thể chia số bi thành ba phần bằng nhau được.

Hộp thứ hai có 127 viên bi. Mà 1[nbsp]+[nbsp]2[nbsp]+[nbsp]7[nbsp]=[nbsp]10 không chia hết cho 3, nên 127 không chia hết cho 3. Vậy hộp này cũng không thể chia số bi thành ba phần bằng nhau được.

Hộp thứ ba có 97 viên bi. Mà 9[nbsp]+[nbsp]7[nbsp]=[nbsp]16 không chia hết cho 3, nên 97 không chia hết cho 3. Vậy hộp này cũng không thể chia số bi thành ba phần bằng nhau được.

Hộp thứ tư có 173 viên bi. Mà 1[nbsp]+[nbsp]7[nbsp]+[nbsp]3[nbsp]=[nbsp]11 không chia hết cho 3, nên 173 không chia hết cho 3. Vậy hộp này cũng không thể chia số bi thành ba phần bằng nhau được.

b) Nếu Tuấn rủ thêm 2 bạn cùng chơi thì số người chơi là 3 người. Như vậy, đề bài có thể hiểu là chia đều tổng số bi cho 3 người. Muốn chia được thì tổng số bi phải là số chia hết cho 3.

Tổng số bi là: 203[nbsp]+[nbsp]127[nbsp]+[nbsp]97[nbsp]+[nbsp]173 =[nbsp]600.

Ta có: 6[nbsp]+[nbsp]0[nbsp]+[nbsp]0[nbsp]=[nbsp]6 chia hết cho 3. Suy ra 600 chia hết cho 3.

Vậy nếu Tuấn rủ thêm 2 người bạn nữa thì ta có thể chia đều tổng số bi cho mỗi người.

c) Nếu Tuấn rủ thêm 8 bạn cùng chơi thì số người chơi là 9 người.

Tổng số bi là: 203[nbsp]+[nbsp]127[nbsp]+[nbsp]97[nbsp]+[nbsp]173 =[nbsp]600.

Ta có: 6[nbsp]+[nbsp]0[nbsp]+[nbsp]0[nbsp]=[nbsp]6 không chia hết cho 9. Suy ra 600 không chia hết cho 9.

Vậy nếu Tuấn rủ thêm 8 bạn cùng chơi thì không thể chia đều tổng số bi cho mỗi người được.

Xem tiếp bài trong cùng Series<< Giải Toán 6 (t1) [Chương 1] Bài 7 – DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5 (bộ Chân trời sáng tạo)Giải Toán 6 (t1) [Chương 1] Bài 9 – ƯỚC VÀ BỘI (bộ Chân trời sáng tạo) >>
Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.