Giải Toán 6 (t1) [Chương 2] Bài 2 – THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ NGUYÊN. (bộ Chân trời sáng tạo)
Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 2 – Chương 2, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Trọn bộ bài giải:
🤔 Giải SGK Toán 6 bộ Chân trời sáng tạo – tập 1.
🤔 Giải SGK Toán 6 bộ Chân trời sáng tạo – tập 2.
Thực hành (Trang 55 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) So sánh các cặp số nguyên sau:
a) -10 và -9;
b) 2 và -15;
c) 0 và -3.
Giải
a) -10 < -9 (vì 9 < 10)
b) 2 > -15 (vì số nguyên dương thì luôn lớn hơn số nguyên âm)
c) 0 > -3 (vì số 0 lớn hơn mọi số nguyên âm)
Vận dụng 1 (Trang 55 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho ba số nguyên a, b, c và biết: a[nbsp]
>[nbsp]
2; b[nbsp]
<[nbsp]
-7; -1[nbsp]
<[nbsp]
c[nbsp]
<[nbsp]
1.
Hỏi trong các số nói trên, số nào là số nguyên dương, số nào là số nguyên âm và số nào bằng 0?
Giải
Trong ba số nguyên đã cho thì:
- a là số nguyên dương
- b là số nguyên âm
- c bằng 0.
Vận dụng 2 (Trang 55 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Một số sinh vật biển sống gần mặt nước, trong khi đó một số khác lại sống rất sâu dưới đáy đại dương. Hãy sắp xếp các sinh vật biển sau theo thứ tự giảm dần độ cao của môi trường sống.

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/)
Giải
Bởi vì: -180 > -1[nbsp]
000 > -4[nbsp]
000 > -6[nbsp]
000.
Nên ta sắp xếp các sinh vật biển theo thứ tự giảm dần độ cao của môi trường sống như sau: Cá cờ xanh (Blue marlin); Cá hố (Ribbon fish); Cá đèn (Lantern fish); Sao biển (Brittle fish).
Bài tập 1 (Trang 56 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) So sánh các cặp số sau:
a) 6 và 5;
b) -5 và 0;
c) -6 và 5;
d) -8 và -6;
e) 3 và -10;
g) -2 và -5.
Giải
a) 6 > 5
b) -5 < 0
c) -6 < 5
d) -8 < -6
e) 3 > -10
g) -2 > -5
Bài tập 2 (Trang 56 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tìm số đối của các số nguyên: 5; -4; -1; 0; 10; -2[nbsp]
021.
Giải
Số đối của 5 là -5.
Số đối của -4 là 4.
Số đối của -1 là 1.
Số đối của 0 là 0.
Số đối của 10 là -10.
Số đối của -2[nbsp]
021 là 2[nbsp]
021.
Bài tập 3 (Trang 56 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần và biểu diễn chúng trên trục số: 2; -4; 6; 4; 8; 0; -2; -8; -6.
Giải
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: -8 < -6 < -4 < -2 < 0 < 2 < 4 < 6 < 8.
Biểu diễn trên trục số:

Bài tập 4 (Trang 56 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Hãy liệt kê các phần từ của mỗi tập hợp sau:
a) A = {a[nbsp]
∈[nbsp]
ℤ | -4[nbsp]
<[nbsp]
a[nbsp]
<[nbsp]
-1};
b) B = {b[nbsp]
∈[nbsp]
ℤ | -2[nbsp]
<[nbsp]
b[nbsp]
<[nbsp]
3};
c) C ={c[nbsp]
∈[nbsp]
ℤ | -3[nbsp]
<[nbsp]
c[nbsp]
<[nbsp]
0};
d) D ={d[nbsp]
∈[nbsp]
ℤ | -1[nbsp]
<[nbsp]
d[nbsp]
<[nbsp]
6}.
Giải
a) A = {-3; -2}
b) B = {-1; 0; 1; 2}
c) C = {-2; -1}
d) D = {0; 1; 2; 3; 4; 5}
Bài tập 5 (Trang 56 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao nhiệt độ (oC) mùa đông tại các địa điểm sau đây của nước Mỹ: Hawaii (Ha-oai) 12[nbsp]
oC; Montana (Môn-ta-na) -2[nbsp]
oC; Alaska (A-la-xca) -51[nbsp]
oC; New York (Niu Oóc) -15[nbsp]
oC; Florida (Phlo-ri-đa) 8[nbsp]
oC.
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/)
Giải
Ta có: -51 < -15 < -2 < 8 < 12.
Nên, thứ tự từ thấp đến cao nhiệt độ mùa đông tại các địa điểm của nước Mỹ là: Alaska; New York; Montana; Florida; Hawaii.