Giải Toán 6 (t1) [Chương 3] Bài 1 – HÌNH VUÔNG. TAM GIÁC ĐỀU. LỤC GIÁC ĐỀU. (bộ Chân trời sáng tạo)
Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 1 – Chương 3, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Trọn bộ bài giải:
Thực hành 1 (Trang 75 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Dùng dụng cụ học tập để kiểm tra xem hai đường chéo AC và BD có bằng nhau không (Hình 2).

Giải
Hai đường chéo AC và BD bằng nhau.
Vận dụng 1 (Trang 75 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Bạn Trang lấy 4 que tính dài bằng nhau xếp thành hình 4 cạnh như Hình 3. Bạn ấy nói rằng đó là hình vuông. Em hãy dùng thước và êke để kiểm tra xem bạn Trang nói như vậy đúng hay sai.

Giải
Bạn Trang nói sai. Hình 3 không phải là hình vuông vì các góc của nó khác góc vuông (90o).
Vận dụng 3 (Trang 78 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Bạn An nói: “Hình có 6 cạnh bằng nhau là lục giác đều”.
Bạn Bình lại nói: “Có những hình có 6 cạnh bằng nhau nhưng không phải là lục giác đều.”
Bạn nào đúng?
Giải
Bạn Bình nói đúng.
Hình sau đây có 6 cạnh bằng nhau, nhưng không phải là lục giác đều, vì 6 góc của nó không bằng nhau.

Bài tập 1 (Trang 79 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Quan sát hình dưới đây rồi cho biết hình nào là hình vuông, hình nào là hình tam giác đều, hình nào là lục giác đều.

Giải
Hình b) là hình vuông.
Hình c) là tam giác đều.
Hình g) là lục giác đều.
Bài tập 2 (Trang 79 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Dùng thước và êke để vẽ hình vuông cạnh 7 cm vào vở. Kẻ thêm hai đường chéo rồi dùng compa đo và so sánh độ dài của chúng.
Giải
Hai đường chéo của hình vuông luôn bằng nhau.
Bài tập 3 (Trang 79 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Dùng thước và êke để kiểm tra xem hình MNPQ cho trong hình sau có phải là hình vuông không.

Giải
Hình MNPQ là hình vuông.
(Có 4 cạnh bằng nhau; có 4 góc bằng nhau và bằng góc vuông.)
Bài tập 4 (Trang 79 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Dùng thước và compa để vẽ hình tam giác đều cạnh 4[nbsp]
cm.
Giải
Làm theo hướng dẫn sau:
- Vẽ đoạn thẳng AB
[nbsp]
=[nbsp]
4[nbsp]
cm. - Lấy A và B làm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 4
[nbsp]
cm. Gọi C là một tron hai giao điểm của hai đường tròn. Nối C với A và nối C với B, ta được tam giác đều ABC.

Bài tập 5 (Trang 79 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Hãy đo rồi cho biết tam giác ABC trong hình sau có phải là tam giác đều không?

Giải
Tam giác ABC là tam giác đều.
(Có các cạnh và các góc bằng nhau.)
Bài tập 6 (Trang 79 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cắt 6 hình tam giác đều cạnh 3[nbsp]
cm rồi xếp thành một hình lục giác đều.
Giải

Bài tập 7 (Trang 79 / Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Các biển báo giao thông dưới đây có dạng hình gì? Em có biết ý nghĩa của các biển báo này không?

Giải
