Giải Toán 6 (t2) [Chương 8] Bài 1 – ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG. (bộ Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ nếu thấy hay:
Đây là bài số 46 trong tống số 56 bài của chuỗi bài viết Toán 6 - CTST-sgk

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 1 – Chương 8, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6 – tập 2, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Thực hành 1 (Trang 71 / Toán 6 – tập 2 / Chân trời sáng tạo)

  • Em hãy đọc tên các điểm có trên hình bên.
  • Em hãy vẽ ba điểm vào vở và đặt tên cho ba điểm đó.
Thực hành 1 - Trang 71 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo

Giải

Tên các điểm có trên hình đó là: K, G, H.

HS tự vẽ ba điểm vào vở (mỗi điểm được biểu thị bằng một dấu chấm tròn nhỏ) và đặt tên cho các điểm đó bằng các chữ cái in hoa (A, B, C, D, …)

Thực hành 2 (Trang 71 / Toán 6 – tập 2 / Chân trời sáng tạo)

a) Kể tên các đường thẳng có trong Hình 4a).

Thực hành 2 - Trang 71 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

b) Vẽ vào vở ba điểm như Hình 4b). Vẽ các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đó.

Thực hành 2 - Trang 71 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

c) Từ một tờ giấy A4, em hãy nêu một số cách gấp để tạo ra hình ảnh của điểm và đường thẳng. Ví dụ: trong Hình 4c), ta có nếp gấp là hình ảnh của một đường thẳng.

Thực hành 2 - Trang 71 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

a) Tên các đường thẳng có trong Hình 4a) là: a, b, c.

b) Vẽ các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm trong Hình 4b):

Thực hành 2 - Trang 71 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

c)

Cách gấp tờ giấy để tạo hình ảnh đường thẳng: Gấp đôi tờ giấy lại rồi mở tờ giấy ra ta sẽ thấy hình ảnh của một đường thẳng (chính là nếp gấp).

Cách gấp tờ giấy để tạo hình ảnh điểm: Gấp đôi tờ giấy lại, gấp đôi tiếp một lần nữa rồi mở tờ giấy ra. Khi đó, chỗ “giao cắt nhau” của các nếp gấp cho ta hình ảnh của một điểm.

Thực hành 3 (Trang 72 / Toán 6 – tập 2 / Chân trời sáng tạo) Từ các điểm M, N, P, Q phân biệt như Hình 6, có thể tạo thành bao nhiêu đường thẳng? Em hãy vẽ các điểm M, N, P, Q vào vở rồi dùng thước và bút để vẽ các đường thẳng đó.

Thực hành 3 - Trang 72 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

Từ các điểm M, N, P, Q như Hình 6, có thể tạo thành 6 đường thẳng.

(Đó là các đường thẳng: MN, MP, MQ, NP, NQ, PQ)

Thực hành 3 - Trang 72 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

Thực hành 4 (Trang 73 / Toán 6 – tập 2 / Chân trời sáng tạo) Điểm A thuộc và không thuộc đường thẳng nào trong hình vẽ bên dưới? Dùng các ký hiệu $\in$ và $\not\in$ để mô tả điều đó.

Thực hành 4 - Trang 73 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

Điểm A thuộc đường thẳng a và không thuộc đường thẳng b.

Ta viết: $A \in a$ và $A \not\in b$

Bài tập 1 (Trang 73 / Toán 6 – tập 2 / Chân trời sáng tạo)

a) Hãy đặt tên cho các điểm và đường thẳng trong hình dưới đây.

Bài tập 1a - Trang 73 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

b) Hãy nêu ba cách gọi tên đường thẳng trong hình dưới đây:

Bài tập 1b - Trang 73 - Toán 6 tập 2 - bộ  Chân trời sáng tạo

Giải

a) Điểm được đặt tên bằng các chữ in hoa (A, B, …); còn đường thẳng được đặt tên bằng các chữ thường (a, b, c, …)

Bài tập 1a - Trang 73 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

b) Đường thẳng trong hình đã cho có thể được gọi tên bằng ba cách như: AB, BC, CD.

(Ngoài ra, còn có nhiều cách khác để gọi tên đường thẳng đó như: BA, CB, DC, AD, DB, …)

Bài tập 2 (Trang 73 / Toán 6 – tập 2 / Chân trời sáng tạo) Dùng ký hiệu để biểu thị các mối quan hệ dưới đây và vẽ các hình tương ứng.

a) Các điểm $A, B$ thuộc đường thẳng $p$

b) Các điểm $C, D$ không thuộc đường thẳng $p$

Giải

a) $A \in p$ và $B \in p$

Bài tập 2 - Trang 73 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

b) $C \not\in p$ và $D \not\in p$

Bài tập 2 - Trang 73 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

Bài tập 3 (Trang 73 / Toán 6 – tập 2 / Chân trời sáng tạo) Trong hình vẽ bên:

a) Điểm B thuộc những đường thẳng nào?

b) Điểm A không thuộc những đường thẳng nào?

c) Đường thẳng nào không chứa điểm C?

Sử dụng ký hiệu để mô tả các quan hệ trên.

Bài tập 3 - Trang 73 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

Giải

a) Điểm B thuộc những đường thẳng: i, j và n.

Ký hiệu: $B \in i$, $B\in j$, $B \in n$

b) Điểm A không thuộc những đường thẳng: j, n.

Ký hiệu: $A \not\in j$, $A \not\in n$

c) Đường thẳng i và đường thẳng n không chứa điểm C. (Tức là điểm C không thuộc đường thẳng i và đường thẳng n.)

Ký hiệu: $C \not\in i$, $C \not\in n$

Bài tập 4 (Trang 73 / Toán 6 – tập 2 / Chân trời sáng tạo) Vẽ hình cho mỗi trường hợp sau:

a) Điểm $M$ thuộc đường thẳng $a$

b) Điểm $M$ thuộc hai đường thẳng $a$ và $b$ nhưng không thuộc đường thẳng $c$

c) Điểm $M$ nằm trên cả ba đường thẳng $a$, $b$ và $c$

Giải

a) Điểm $M$ thuộc đường thẳng $a$

Bài tập 4a - Trang 73 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo.

b) Điểm $M$ thuộc hai đường thẳng $a$ và $b$ nhưng không thuộc đường thẳng $c$

Bài tập 4b - Trang 73 - Toán 6 tập 2 - bộ Chân trời sáng tạo

c) Điểm $M$ nằm trên cả ba đường thẳng $a$, $b$ và $c$

Bài tập 4c - Trang 73 - Toán 6 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo.

Bài tập 5 (Trang 73 / Toán 6 – tập 2 / Chân trời sáng tạo) Hãy nêu một số hình ảnh của đường thẳng và điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng trong thực tế.

Giải

HS tự tìm ví dụ.

Gợi ý: Dây điện cao áp, ống dẫn nước, dây phơi đồ, … cho ta hình ảnh của đường thẳng. Con chim đậu trên dây điện gợi hình ảnh điểm thuộc đường thẳng.

Xem tiếp bài trong cùng Series<< Giải Toán 6 (t2) [Chương 7] BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 7. (bộ Chân trời sáng tạo)Giải Toán 6 (t2) [Chương 8] Bài 2 – BA ĐIỂM THẲNG HÀNG. BA ĐIỂM KHÔNG THẲNG HÀNG. (bộ Chân trời sáng tạo) >>
Chia sẻ nếu thấy hay:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x