Giải Toán 6 (t1) [Chương 1] Bài 2 – CÁCH GHI SỐ TỰ NHIÊN. (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 2 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tải file bài giải này dưới dạng pdf: tại đây. Nên xem: 🤔 Cách ghi số tự nhiên. […]

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 2 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Tải file bài giải này dưới dạng pdf: tại đây.

Luyện tập (Trang 10 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Viết số 34[nbsp]604 thành tổng giá trị các chữ số của nó.

Giải

34[nbsp]604 = (3[nbsp]×[nbsp]10[nbsp]000) + (4[nbsp]×[nbsp]1[nbsp]000) + (6[nbsp]×[nbsp]100) + (0[nbsp]×[nbsp]10) + 4.

Nhận xét

Mỗi số tự nhiên viết trong hệ thập phân đều biểu diễn được thành tổng giá trị các chữ số của nó.

Gợi ý

✨ Nên xem bài viết: Cách ghi số tự nhiên để hiểu được cách viết một số tự nhiên thành tổng giá trị các chữ số của nó.

Vận dụng (Trang 10 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Bác Hoa đi chợ. Bác chỉ mang ba loại tiền: loại (có mệnh giá) 1 nghìn (1[nbsp]000) đồng, loại 10 nghìn (10[nbsp]000) đồng và loại 100 nghìn (100[nbsp]000) đồng. Tổng số tiền bác phải trả là 492 nghìn đồng. Nếu mỗi loại tiền, bác mang theo không quá 9 tờ thì bác sẽ phải trả bao nhiêu tờ tiền mỗi loại, mà người bán không phải trả lại tiền thừa?

Giải

Ta viết số 492 thành tổng giá trị các chữ số của nó:

492 = (4 × 100) + (9 × 10) + 2.

Vậy để người bán hàng không phải trả lại tiền thừa thì số tờ tiền mỗi loại bác phải trả là: 4 tờ loại 100 nghìn (100[nbsp]000) đồng; 9 tờ 10 nghìn (10[nbsp]000) đồng và 2 tờ loại 1 nghìn (1[nbsp]000) đồng.

Bài tập 1.6 (Trang 12 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Cho các số: 27[nbsp]501; 106[nbsp]712; 7[nbsp]110[nbsp]385; 2[nbsp]915[nbsp]404[nbsp]267 (viết trong hệ thập phân)

a) Đọc mỗi số đã cho.

b) Chữ số 7 trong mỗi số đã cho có giá trị là bao nhiêu?

Giải

a) Các số đã cho được đọc như sau:

27 501: Hai mươi bảy nghìn năm trăm lẻ một.

106 712: Một trăm lẻ sáu nghìn bảy trăm mười hai.

7 110 385: Bảy triệu một trăm mười nghìn ba trăm tám mươi lăm.

2 915 404 267: Hai tỉ chín trăm mười lăm triệu bốn trăm lẻ bốn nghìn hai trăm sáu mươi bảy.

b) Giá trị của chữ số 7:

27 501: chữ số 7 nằm ở hàng nghìn và có giá trị là 7[nbsp]×[nbsp]1[nbsp]000[nbsp]=[nbsp]7[nbsp]000.

106 712: chữ số 7 nằm ở hàng trăm và có giá trị là 7[nbsp]×[nbsp]100[nbsp]=[nbsp]700.

7 110 385: chữ số 7 nằm ở hàng triệu và có giá trị là 7[nbsp]×[nbsp]1[nbsp]000[nbsp]000[nbsp]=[nbsp]7[nbsp]000[nbsp]000.

2 915 404 267: chữ số 7 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị là 7[nbsp]×[nbsp]1[nbsp]=[nbsp]7.

Bài tập 1.7 (Trang 12 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Chữ số 4 đứng ở hàng nào trong một số tự nhiên nếu nó có giá trị bằng:

a) 400; b) 40; c) 4

Giải

a) Chữ số 4 có giá trị bằng 400 khi nó đứng ở hàng trăm.

b) Chữ số 4 có giá trị bằng 40 khi nó đứng ở hàng chục.

c) Chữ số 4 có giá trị bằng 4 khi nó đứng ở hàng đơn vị.

Bài tập 1.8 (Trang 12 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Đọc các số La Mã XIV; XVI; XXIII.

Giải

XIV : mười bốn.

XVI : mười sáu.

XXIII: hai mươi ba.

Bài tập 1.9 (Trang 12 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Viết các số sau bằng số La Mã: 18; 25.

Giải

Số 18 được viết bằng số La Mã là: XVIII.

Số 25 được viết bằng số La Mã là: XXV.

Bài tập 1.10 (Trang 12 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Một số tự nhiên được viết bởi ba chữ số 0 và ba chữ số 9 nằm xen kẽ nhau. Đó là số nào?

Hướng dẫn

Số cần tìm có 6 chữ số (gồm 3 chữ số 0 và 3 chữ số 9).

Nếu viết xen kẽ các chữ số 0 và các chữ số 9 theo như đề bài yêu cầu thì có hai cách viết:

  • Cách 1: 090909.
  • Cách 2: 909090.

Tuy nhiên, ta không chọn Cách 1, vì chữ số đầu tiên (bên trái) luôn luôn phải khác 0.

Vậy cách viết đúng là Cách 2: 909090

Giải

Vì chữ số đầu tiên (bên trái) luôn luôn phải khác 0 nên số cần tìm là: 909[nbsp]090.

Bài tập 1.11 (Trang 12 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Dùng các chữ số 0; 3 và 5, viết một số tự nhiên có ba chữ số khác nhau mà chữ số 5 có giá trị là 50.

Hướng dẫn

Với ba chữ số 0; 3 và 5, ta có thể lập được các nhóm 3 chữ số khác nhau như sau: 035; 053; 503; 530; 305; 350.

Trong các cách ghi 3 chữ số kể trên, ta loại bỏ các số 035 và 053 vì chữ số đầu tiên không được bằng 0. Vậy ta còn lại bốn số phải xét xem chọn số nào: 503; 530; 305; 350.

Theo đề bài, chữ số 5 có giá trị là 50 nên chữ số5 phải ở hàng chục. Vậy ta chọn số 350.

Giải

Chữ số 5 có giá trị là 50 nên nó ở hàng chục.

Số 0 không thể đứng đầu nên chữ số 3 ở hàng trăm và chữ số 0 ở hàng đơn vị.

Vậy số cần tìm là 350.

Bài tập 1.12 (Trang 12 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Trong một cửa hàng bánh kẹo, người ta đóng gói kẹo thành các loại: mỗi gói có 10 cái kẹo; mỗi hộp có 10 gói; mỗi thùng có 10 hộp. Một người mua 9 thùng, 9 hộp và 9 gói kẹo. Hỏi người đó đã mua tất cả bao nhiêu cái kẹo?

Giải

Vì mỗi gói có 10 cái kẹo, mà mỗi hộp lại có 10 gói, nên số cái kẹo có trong mỗi hộp là: 10[nbsp]×[nbsp]10[nbsp]=[nbsp]100 (cái kẹo).

Vì mỗi hộp có 100 cái kẹo, mà mỗi thùng lại có 10 hộp, nên số cái kẹo có trong mỗi thùng là: 100[nbsp]×[nbsp]10[nbsp]=[nbsp]1[nbsp]000 (cái kẹo).

Vậy một người mua 9 thùng, 9 hộp và 9 gói kẹo thì tất cả số kẹo người đó đã mua là:

9[nbsp]×[nbsp]1[nbsp]000 + 9[nbsp]×[nbsp]100 + 9[nbsp]×[nbsp]10 = 9[nbsp]990 (cái kẹo).

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.