Giải Toán 6 (t1) [Chương 1] Bài 3 – THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN. (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 3 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tải file bài giải này dưới dạng pdf: tại đây. Nên xem: 🤔 Thứ tự trong tập hợp […]

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 3 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Tải file bài giải này dưới dạng pdf: tại đây.

Luyện tập (Trang 14 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống)

a) Hãy so sánh hai số tự nhiên sau đây, dùng kí hiệu “<” hay “>” để viết kết quả: m[nbsp]=[nbsp]12[nbsp]036[nbsp]001 và n[nbsp]=[nbsp]12[nbsp]035[nbsp]987.

b) Trên tia số (nằm ngang), trong hai điểm m và n, điểm nào nằm trước?

Giải

a) m > n hoặc n[nbsp]<[nbsp]m.

b) Vì m > n nên trên tia số, điểm n nằm trước điểm m.

Gợi ý

✨ Xem bài viết về cách so sánh số tự nhiên để hiểu rõ bài tập này và làm tốt các bài tập tiếp theo.

Vận dụng (Trang 14 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Theo dõi kết quả bán hàng trong ngày của một cửa hàng, người ta nhận thấy:

Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều;

Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều.

Hãy so sánh số tiền thu được (đều là các số tự nhiên) của cửa hàng đó vào buổi sáng và buổi tối.

Giải

Gọi số tiền cửa hàng đó thu được vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối lần lượt là a, b, c (a, b, c là các số tự nhiên).

Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều nên a > b

Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều nên c < b (hay b > c)

Theo tính chất bắc cầu, vì a > b và b > c nên a > c.

Vậy số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi tối.

Bài tập 1.13 (Trang 14 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Viết thêm các số liền trước và số liền sau của hai số 3[nbsp]532 và 3[nbsp]529 để được sáu số tự nhiên rồi sắp xếp sáu số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

Giải

Số liền trước của 3[nbsp]532 là: 3[nbsp]531.

Số liền sau của 3[nbsp]532 là: 3[nbsp]533.

Số liền trước của 3[nbsp]529 là: 3[nbsp]528.

Số liền sau của 3[nbsp]529 là: 3[nbsp]530.

Vậy sáu số được sắp theo thứ tự từ bé đến lớn là:

3[nbsp]528; 3[nbsp]529; 3[nbsp]530; 3[nbsp]531; 3[nbsp]532; 3[nbsp]533.

Bài tập 1.14 (Trang 14 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Cho ba số tự nhiên a, b, c, trong đó a là số nhỏ nhất. Biết rằng trên tia số, điểm b nằm giữa hai điểm a và c. Hãy dùng kí hiệu “<” để mô tả thứ tự của ba số a, b và c. Cho ví dụ bằng số cụ thể.

Giải

Vì a là số nhỏ nhất nên, trên tia số, điểm a nằm trước (bên trái) điểm b và điểm c.

Giải bài tập 1.4 - Toán 6 - trang 14 - bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG.

Vì điểm b nằm giữa hai điểm a và c nên a[nbsp]<[nbsp]b[nbsp]<[nbsp]c.

Ví dụ bằng số cụ thể: a[nbsp]=[nbsp]2; b[nbsp]=[nbsp]4; c[nbsp]=[nbsp]5.

Giải bài tập 1.4 - Toán 6 - trang 14 - bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG.

Bài tập 1.15 (Trang 14 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) M = {x[nbsp][nbsp]ℕ | 10[nbsp][nbsp]x[nbsp]<[nbsp]15}

b) K = {x[nbsp][nbsp]ℕ* | x[nbsp][nbsp]3}

c) L = {x[nbsp][nbsp]ℕ | x[nbsp][nbsp]3}

Giải

a) M = {10; 11; 12; 13; 14}

b) K = {1; 2; 3}

c) L = {0; 1; 2; 3}

Bài tập 1.16 (Trang 14 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Ba bạn An, Bắc, Cường dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của các bạn lên đó bởi ba điểm. Cường đặt tên cho các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A, B, C và giải thích rằng điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao của Bắc và C ứng với chiều cao của Cường. Biết rằng bạn An cao 150[nbsp]cm, bạn Bắc cao 153[nbsp]cm, bạn Cường cao 148[nbsp]cm. Theo em, Cường giải thích như thế có đúng không? Nếu không thì phải sửa như thế nào cho đúng?

Giải

Ta có: 148[nbsp]<[nbsp]150[nbsp]<[nbsp]153 nên thứ tự theo chiều cao (từ thấp đến cao) của ba bạn đó là: Cường (148 cm), An (150 cm), Bắc (153 cm).

Nếu đánh dấu chiều cao của các bạn An, Bắc, Cường lần lượt bởi các điểm A, B, C thì thứ tự các điểm này từ dưới lên phải là: C, A, B.

Điều đó cũng có nghĩa là bạn Cường đã giải thích không đúng.

Có hai cách sửa lại cho đúng:

Cách 1 – Vẫn quy ước là điểm A ứng với chiều cao của An, B ứng với chiều cao của Bắc, C ứng với chiều cao của Cường, nhưng phải sắp xếp lại thứ tự các điểm A, B, C: Thứ tự các điểm này từ dưới lên phải là C, A, B.

Cách 2 – Giữ nguyên thứ tự các điểm A, B, C từ dưới lên, nhưng đổi lại cách giải thích như sau: điểm A ứng với chiều cao của Cường, điểm B ứng với chiều cao của An, điểm C ứng với chiều cao của Bắc.

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.