Giải Toán 6 (t1) [Chương 4] Bài 19 – HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI. HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN. (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Chia sẻ nếu thấy hay:
Đây là bài số 2 trong tống số 5 bài của chuỗi bài viết Kết nối tri thức - Toán 6 (tập 1) - Giải bài tập CHƯƠNG 4

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 19 – Chương 4, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6 – tập 1, thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Luyện tập (Trang 88 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Hình nào trong các hình đã cho là hình thang cân? Hãy cho biết tên hình thang cân đó.

Luyện tập - Trang 88 - Toán 6 (1) - Kết nối tri thức với cuộc sống.

Giải

Hình IJHK là hình thang cân.

Bài tập 4.9 (Trang 89 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Vẽ hình chữ nhật có một cạnh dài 6 cm, một cạnh dài 4 cm.

Hướng dẫn

Cách vẽ tương tự như hướng dẫn trong Thực hành 1 – Trang 84 – Sách Toán 6 tập 1 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bài tập 4.10 (Trang 89 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Vẽ hình thoi có cạnh 4 cm.

Hướng dẫn

Cách vẽ tương tự như hướng dẫn trong Thực hành 2 – Trang 85 – Sách Toán 6 tập 1 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bài tập 4.11 (Trang 89 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 6 cm, một cạnh bằng 3 cm.

Hướng dẫn

Cách vẽ tương tự như hướng dẫn trong Thực hành 3 – Trang 87 – Sách Toán 6 tập 1 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bài tập 4.12 (Trang 89 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Hãy kể tên các hình thang cân, hình chữ nhật có trong hình lục giác đều sau:

Bài tập 4.12 - Trang 89 - Toán 6 (1) - Kết nối tri thức với cuộc sống.

Giải

Các hình thang cân có trong hình là: ABCD, BCDE, CDEF, DEFA, EFAB, FABC.

Các hình chữ nhật có trong hình là: ABDE, BCEF, CDFA.

Lưu ý

Hình chữ nhật cũng là một hình thang cân. Hình chữ nhật là một hình thang cân đặc biệt, nó có góc ở đáy là góc vuông.

Bài tập 4.13 (Trang 89 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Cho hình bình hành ABCD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại điểm I. Sử dụng compa hoặc thước thẳng kiểm tra xem điểm I có là trung điểm của hai đường chéo AC và BD không?

Bài tập 4.13 - Trang 89 - Toán 6 (1) - Kết nối tri thức với cuộc sống.

Giải

Sử dụng thước thẳng đo đoạn thẳng hoặc compa ta nhận thấy:

  • ID = IB nên I là trung điểm của BD
  • IC = IA nên I là trung điểm của AC.

Vậy I là trung điểm của hai đường chéo AC và BD.

Bài tập 4.14 (Trang 89 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Vẽ và cắt từ giấy một hình thoi tùy ý. Sau đó cắt hình thoi theo hai đường chéo của nó để được bốn mảnh. Ghép lại bốn mảnh đó để được một hình chữ nhật.

Giải

Vẽ và cắt từ giấy một hình thoi, sau đó cắt theo hai đường chéo của nó, ta được bốn mảnh là các hình tam giác vuông như sau:

Bài tập 4.14 - Trang 89 - Toán 6 (1) - Kết nối tri thức với cuộc sống.

Ghép 4 mảnh trên lại như sau để được hình chữ nhật:

Bài tập 4.14 - Trang 89 - Toán 6(1) - Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bài tập 4.15 (Trang 89 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) “Bàn làm việc đa năng”: Hãy cắt 6 hình thang cân giống nhau rồi ghép thành hình mặt chiếc bàn làm việc như hình dưới đây:

Bài tập 4.15 - Trang 89 - Toán 6 (1) - Kết nối tri thức với cuộc sống.

Giải

HS tự làm.

Xem tiếp bài trong cùng Series<< Giải Toán 6 (t1) [Chương 4] Bài 18 – HÌNH TAM GIÁC ĐỀU. HÌNH VUÔNG. HÌNH LỤC GIÁC ĐỀU. (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)Giải Toán 6 (t1) [Chương 4] Bài 20 – CHU VI VÀ DIỆN TÍCH CỦA MỘT SỐ TỨ GIÁC ĐÃ HỌC. (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) >>
Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.