Giải Toán 6 (t2) [Chương 8] Bài 37 – SỐ ĐO GÓC. (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 37 – Chương 8, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6 – tập 2, thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Luyện tập 1 (Trang 62 / Toán 6 – tập 2 / Kết nối tri […]

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 37 – Chương 8, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6 – tập 2, thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Luyện tập 1 (Trang 62 / Toán 6 – tập 2 / Kết nối tri thức)

1) Dùng thước đo góc, em hãy đo và viết số đo của các góc trong mỗi hình sau:

Luyện tập 1 - Trang 62 - Toán 6 tập 2 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

2) Em hãy đo góc sút trong hình 8.42, bài Góc.

Giải

1)

a) $\widehat{mAn} = 70^o$

b) $\widehat{xOz} = 105^o$

c) $\widehat{xMy} = 85^o$

2) Góc sút trong hình 8.42 có số đo là: 20o.

Luyện tập 2 (Trang 63 / Toán 6 – tập 2 / Kết nối tri thức) Hãy sắp xếp các góc sau theo thứ tự từ bé đến lớn: góc vuông, góc nhọn, góc tù và góc bẹt.

Giải

Góc nhọn < Góc vuông < Góc tù < Góc bẹt.

Vận dụng 2 (Trang 63 / Toán 6 – tập 2 / Kết nối tri thức)

a) Dùng thước đo góc để đo các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các mặt đồng hồ sau:

Vận dụng 2 - Trang 63 - Toán 6 tập 2 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

b) Trong các góc đó, chỉ ra góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

Giải

a)

Vận dụng 2 - Trang 63 - Toán 6 tập 2 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

b) Góc trong mặt đồng hồ thứ nhất (120o) là góc tù.

Góc trong mặt đồng hồ thứ hai (90o) là góc vuông.

Góc trong mặt đồng hồ thứ ba (180o) là góc bẹt.

Góc trong mặt đồng hồ thứ tư (60o) là góc nhọn.

Chú ý

Ta có thể đo trực tiếp (bằng thước đo góc) để được các số đo góc như hình vẽ trên thể hiện. Tuy nhiên, ta cũng có thể dùng lập luận để nhận được các số đo góc đó.

Ta nhận thấy rằng đồng hồ được ghép từ 2 nửa hình tròn, mà mỗi nửa hình tròn có số đo 1800, nên toàn bộ đồng hồ (cả hình tròn) có số đo 360o.

Đồng hồ được chia thành 12 phần nhỏ đều nhau (mỗi phần là hình quạt tròn giữa hai số chỉ giờ kề nhau), nên mỗi phần có số đo góc là: $360^o : 12 = 30^o.$

Do đó, để biết số đo của góc tạo bởi kim giờ và kim phút trong hình, ta chỉ cần đếm xem góc đó chiếm bao nhiêu phần nhỏ.

Chẳng hạn, ở mặt đồng thứ nhất, góc giữa kim phút và kim giờ có chứa các số 8, 9, 10, 11 và 12. $\rightarrow$ chiếm 4 phần nhỏ. Do đó, số đo góc đó là: $4 \cdot 30^o = 120^o.$

Ở mặt đồng hồ thứ hai, góc tạo bởi kim phút và kim giờ chiếm 3 phần nhỏ, nên có số đo là: $3\cdot 30^o = 90^o.$

Bài tập 8.31 (Trang 64 / Toán 6 – tập 2 / Kết nối tri thức) Cho các góc với số đo như dưới đây: $\widehat{A} = 63^o; \widehat{M} = 135^o; \widehat{B} = 91^o; \widehat{T} = 179^o$

Trong các góc đó, kể tên các góc nhọn, góc tù.

Giải

Góc nhọn là: $\widehat{A}.$

Các góc tù là: $\widehat{M}; \widehat{B}; \widehat{T}$

Bài tập 8.32 (Trang 64 / Toán 6 – tập 2 / Kết nối tri thức) Quan sát hình sau:

Bài tập 8.32 - Trang 64 - Toán 6 tập 2 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

a) Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

b) Dùng ê-ke để kiểm tra lại kết quả của câu a).

c) Dùng thước đo góc để tìm số đo của mỗi góc.

Giải

a) Các góc nhọn là: $\widehat{BCE}; \widehat{MIN}.$

Góc vuông là: $\widehat{xOy}.$

Góc tù là: $\widehat{tAu}.$

Góc bẹt là: $\widehat{mEn}.$

b) HS tự kiểm tra.

(Thước ê-ke có một góc vuông (90o), hãy dùng góc vuông đó để kiểm tra các góc trong hình lớn hơn, nhỏ hơn, hay bằng góc vuông. Từ đó xác định được chúng là góc nhọn, góc vuông, góc tù, hay góc bẹt.)

c) $\widehat{BCE} = 30^o;$ $\widehat{xOy} = 90^o;$ $\widehat{MIN} = 80^o;$ $\widehat{tAu} = 120^o;$ $\widehat{mEn} = 180^o.$

Bài tập 8.33 (Trang 64 / Toán 6 – tập 2 / Kết nối tri thức) Quan sát hình ảnh mặt đồng hồ, em hãy tìm một thời điểm mà góc tạo bởi kim giờ và kim phút là:

a) Góc nhọn;

b) Góc vuông;

c) Góc tù;

d) Góc bẹt.

Giải

a) Vào lúc 2 giờ, góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc nhọn.

b) Vào lúc 3 giờ, góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc vuông.

c) Vào lúc 5 giờ, góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc tù.

d) Vào lúc 6 giờ, góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc bẹt.

Lưu ý

Lời giải trên đây chỉ là một ví dụ, có rất thời điểm khác thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Bài tập 8.34 (Trang 64 / Toán 6 – tập 2 / Kết nối tri thức) Đo các góc của tứ giác ABCD rồi tính tổng số đo của các góc đó.

Bài tập 8.34 - Trang 64 - Toán 6 tập 2 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Giải

$\widehat{A} = 60^o;$ $\widehat{B} = 150^o;$ $\widehat{C} = 100^o;$ $\widehat{D} = 50^o.$

Tổng số đo các góc đó là: $60^o + 150^0 + 100^0 + 50^o = 360^o$

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.