$\S\;$ 1.1. [Bài tập] SỐ TỰ NHIÊN.
Các bài tập sau đây được phân loại và sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Hãy cố gắng hoàn thành chúng!
Trước khi làm bài tập, nên xem lại các bài học lý thuyết liên quan:
>>$\S\;$ 1.2 – So sánh số tự nhiên.
1- Phân biệt số, chữ số.
1.1) [Trích sgk T6-KNTT] Cho các số $27\;501\;$ $106\;712;$ $7\;110\;385;$ $2\;915;404\;267$ (viết trong hệ thập phân).
a) Đọc mỗi số đã cho.
b) Chữ số $7$ trong mỗi số đã cho có giá trị là bao nhiêu?
1.2) [Trích sgk T6-KNTT] Chữ số $4$ đứng ở hàng nào trong một số tự nhiên nếu nó có giá trị bằng:
a) $400;$
b) $40;$
c) $4.$
1.3) [Trích sgk T6-CTST] Mỗi số sau có bao nhiêu chữ số? Chỉ ra chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, … của mỗi số đó.
$2\;023;$ $5\;427\;198\;653.$
1.4) [Trích sgk T6-CTST] Đọc số $96\;208\;984.$ Số này có mấy chữ số? Số triệu, số trăm là bao nhiêu?
1.5) [Trích sbt T6-CTST] Giá của một căn hộ chung cư là $1\;836\;542\;000$ đồng. Hãy viết cách đọc số tiền này.
1.6) [Trích sgk T6-CD] Đọc số liệu về các đại dương trong bảng dưới đây:

2- Viết cấu tạo thập phân của một số tự nhiên.
2.1) [Trích sbt T6-KNTT] Cho số $728\;031.$ Hãy hoàn thiện bảng sau:

2.2) [Trích sgk T6-CD] Xác định số tự nhiên ở $?,$ biết $a,b,c$ là các chữ số, $a\neq 0:$

2.3) [Trích sgk T6-CTST] Biểu diễn các số $1\;983;$ $2\;756;$ $2\;053$ theo mẫu:
$1\;983=1\times 1\;000+9\times 100+8\times 10+3.$
2.4) [Trích sbt T6-CTST] Biểu diễn số $\overline{1a9b}$ theo mẫu: $1\;983=1\times 1\;000+9\times 100+8\times 10+3.$
2.5) [Trích sgk T6-KNTT] Viết số $34\;604$ thành tổng giá trị các chữ số của nó.
2.6) [Trích sbt T6-KNTT] Viết số $2\;975\;002$ thành tổng giá trị các chữ số của nó.
2.7) [Trích sgk T6-KNTT] Bác Hoa đi chợ. Bác chỉ mang ba loại tiền: loại (có mệnh giá) $1$ nghìn $(1\;000)$ đồng, loại $10$ nghìn $(10\;000)$ đồng và loại $100$ nghìn $(100\;000)$ đồng. Tổng số tiền bác phải trả là $492$ nghìn đồng. Nếu mỗi loại tiền, bác mang theo không quá $9$ tờ thì bác sẽ phải trả bao nhiêu tờ tiền mỗi loại, mà người bán không phải trả lại tiền thừa?
2.8) [Trích sgk T6-KNTT] Ta đã biết: Giá trị của mỗi chữ số của một số tự nhiên viết trong hệ thập phân phụ thuộc vào vị trí của nó. Chẳng hạn: Chữ số $2$ có giá trị bằng $2$ nếu nó nằm ở hàng đơn vị, có giá trị bằng $20$ nếu nó nằm ở hàng chục,… Tuy nhiên, có một chữ số mà giá trị của nó không thay đổi dù nằm ở bất kỳ vị trí nào, đó là chữ số nào?
3- Số La Mã.
3.1) [Trích sgk T6-KNTT]
a) Viết các số $14$ và $27$ bằng số La Mã.
b) Đọc các số La Mã $XVI,$ $XXII.$
3.2) [Trích sgk T6-KNTT] Đọc các số La Mã: $XIV,$ $XVI,$ $XXIII.$
3.3) [Trích sgk T6-KNTT] Viết các số sau bằng số La Mã: $18;$ $25.$
3.4) [Trích sgk T6-CTST] Hoàn thành bảng dưới đây vào vở:

3.5) [Trích sgk T6-KNTT] Sử dụng đúng $7$ que tính, em xếp được những số La Mã nào?
3.6) [Trích sbt T6-KNTT] Có $12$ que tính xếp thành một phép cộng sai như sau:

Hãy đổi chỗ chỉ một que tính để được phép cộng đúng. Em tìm được mấy cách làm?
3.7) [Trích sbt T6-CTST] Hãy thay đổi vị trí của một que tăm trong phép tính dưới đây để được phép tính đúng:

4- So sánh hai số tự nhiên.
4.1) [Trích sbt T6-KNTT] Viết thêm chữ số $9$ vào số $812\;574$ để thu được:
a) Số lớn nhất.
b) Số nhỏ nhất.
4.2) [Trích sbt T6-KNTT] Viết thêm chữ số $6$ vào số $812\;574$ để thu được:
a) Số lớn nhất.
b) Số nhỏ nhất.
4.3) [Trích sgk T6-CD]
a) Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: $12\;059\;369;$ $9\;909\;820;$ $12\;058\;967;$ $12\;059\;305.$
b) Viết các số sau theo thứ tự giảm dần: $50\;413\;000;$ $39\;502\;403;$ $50\;412\;999;$ $39\;502\;413.$
4.4) [Trích sbt T6-CTST] Theo nguồn ước tính của CIA World Factbook, tính đến tháng 12 năm 2020, dân số Trung Quốc là $1\;441\;457\;889$ người và dân số Ấn Độ là $1\;386\;638\;130$ người.
a) Hãy viết cách đọc các số chỉ dân số này.
b) Dân số nước nào lớn hơn?
4.5) [Trích sgk T6-CD] Cô Ngọc cần mua một chiếc phích nước. Giá chiếc phích nước mà cô Ngọc định mua ở năm cửa hàng như sau:

Cô Ngọc nên mua phích ở cửa hàng nào thì có giá rẻ nhất?
5- Tìm số tự nhiên (cấu tạo số).
5.1) [Trích sbt T6-KNTT] Hãy viết số tự nhiên lớn nhất có $6$ chữ số.
5.2) [Trích sgk T6-KNTT]
a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số.
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau.
c) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số chẵn.
d) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số lẻ.
5.3) [Trích sbt T6-CD]
a) Tìm số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số.
b) Tìm số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
c) Tìm số tự nhiên chẵn nhỏ nhất có năm chữ số.
d) Tìm số tự nhiên chẵn lớn nhất có năm chữ số khác nhau.
5.4) [Trích sgk T6-CD] Đọc và viết:
a) Số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau.
b) Số tự nhiên nhỏ nhất có bảy chữ số khác nhau.
c) Số tự nhiên chẵn lớn nhất có tám chữ số khác nhau.
d) Số tự nhiên lẻ nhỏ nhất có tám chữ số khác nhau.
5.5) [Trích sgk T6-KNTT] Một số tự nhiên được viết bởi ba chữ số $0$ và ba chữ số $9$ nằm xen kẽ nhau. Đó là số nào?
5.6) [Trích sgk T6-KNTT] Dùng các chữ số $0;$ $3$ và $5,$ viết một số tự nhiên có ba chữ số khác nhau mà chữ số $5$ có giá trị là $50.$
5.7) [Trích sbt T6-KNTT] Một số tự nhiên có hai chữ số, trong đó chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là $9.$ Đó là số nào?
5.8) [Trích sbt T6-KNTT] Từ một số tự nhiên $n$ có ba chữ số cho trước, ta sẽ được số nào nếu:
a) Viết thêm chữ số $0$ vào sau (tận cùng bên phải) số đó?
b) Viết thêm chữ số $1$ vào trước (tận cùng bên trái) số đó?
5.9) [Trích sbt T6-CD] Từ ba chữ số $6;3;1,$ hãy viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau nhỏ hơn $140.$