$\S\;$ 1.5. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ SỐ TỰ NHIÊN.

Chia sẻ nếu thấy hay:
Đây là bài số 5 trong tống số 11 bài của chuỗi bài viết [Bài học Toán 6 - Cơ bản - 01] TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN

Phép cộng

Trong phép cộng $a+b=c$ thì $a, b$ được gọi là các số hạng và $c$ được gọi là tổng.

Ví dụ 1: An có một chiếc túi to. Lần thứ nhất, An cho vào túi $15$ viên bi; lần thứ hai, An cho tiếp vào túi $21$ viên bi. Sau hai lần đó, số viên bi trong túi là bao nhiêu?

Giải: Số viên bi sau hai lần đó là $15+21=36$ (viên bi).

Phép cộng có các tính chất:

  • Giao hoán: $a+b=b+a.$
  • Kết hợp: $(a+b)+c=a+(b+c).$

Áp dụng các tính chất của phép cộng giúp ta tính toán dễ dàng hơn, chẳng hạn:

$97+2\;023+3=2\;023+97+3$ $=2\;023+(97+3)$ $=2\;023+100$ $=2\;123.$

Ví dụ 2: Tính giá trị biểu thức sau một cách hợp lý: $7+45+3+55.$

Giải: $7+45+3+55=7+3+45+55$ $=(7+3)+(45+55)$ $=10+100$ $=110.$

Mẹo:

Để tính nhanh một tổng nhiều số hạng, ta thường đổi chỗ và nhóm các số hạng có tổng tròn chục, tròn trăm, … với nhau.

Phép trừ

Trong phạm vi số tự nhiên, phép trừ $a-b$ chỉ thực hiện được khi $a\geq b.$

Trong phép trừ $a-b=c$ thì $a, b, c$ lần lượt được gọi là số bị trừ, số trừ và hiệu.

Ví dụ 3: Trong chiếc túi của An đang có $31$ viên bi. An lấy ra từ chiếc túi đó $10$ viên bi. Số bi còn lại trong túi là bao nhiêu?

Giải: Số bi còn lại trong túi là $31-10=21$ (viên bi).

Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ

Khi ${\color{Red}x }-b=c$ thì ${\color{Red}x }=b+c.$

Khi $a-{\color{Red} x}=c$ thì ${\color{Red} x}=a-c.$

Khi $a+b=c$ thì $a=c-b$ và $b=c-a.$

Ví dụ 4: Tìm số tự nhiên $x,$ biết:

a) $x-5=2.$

b) $9-x=3.$

c) $x+5=8.$

Giải:

a) $x=5+2=7.$

b) $x=9-3=6.$

c) $x=8-5=3.$

Bài tập:

1)- Bình nước của An có thể chứa được nhiều nhất $2\;000$ ml nước. Trong bình đang có $800$ ml nước. Nếu An rót thêm vào đó $700$ ml nước thì đã đầy bình chưa?

2)- An tiết kiệm được $300$ nghìn đồng. An đã trích ra $100$ nghìn đồng để mua dụng cụ học tập. Hỏi An còn lại bao nhiêu tiền tiết kiệm?

3)- Tìm số tự nhiên $x,$ biết:

a) $x+17=2\;023.$

b) $x-750=216.$

c) $2\;021-x=2\;005.$

4)- Tính một cách hợp lý: $86+8+14+12+1\;880.$

Giải:

1)- Lượng nước trong bình sau khi rót thêm là: $800+700=1\;500$ (ml). Vì $1\;500<2\;000$ nên chưa đầy bình.

2)- Số tiền tiết kiệm An còn lại là: $300-100=200$ (nghìn đồng).

3)- a) $x=2\;023-17=2\;006.$ b) $x=750+216=966.$ c) $x=2\;021-2\;005=16.$

4)- $86+8+14+12+1\;880$ $=86+14+8+12+1\;880$ $=(86+14)+(8+12)+1\;880$ $=100+20+1\;880$ $=100+(20+1\;880)$ $=100+1\;900$ $=2\;000.$

Xem tiếp bài trong cùng Series<< $\S\;$ 1.4. THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN.$\S\;$ 1.6. PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN. >>
Chia sẻ nếu thấy hay:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x