$\S\;$ 7.2. HÌNH CÓ TÂM ĐỐI XỨNG.

Ta có thể nắm được khái niệm hình có tâm đối xứng bằng cách xem xét các ví dụ về hình có tâm đối xứng và hình không có tâm đối xứng.

Đây là bài số 2 trong tống số 2 bài của chuỗi bài viết [Bài học Toán 6 - Cơ bản - 07] TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG

Hình có tâm đối xứng.

Các hình sau đây có tâm đối xứng:

Hình có tâm đối xứng.

Mỗi hình trên đều có một điểm (màu đen đậm, được gọi là tâm đối xứng) sao cho nó là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm tương ứng bất kỳ trên hình.

Nhắc lại: “Trung điểm của mỗi đoạn thẳng là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó (chia đoạn thẳng đó thành hai phần bằng nhau)”.

Một hình phẳng được gọi là có tâm đối xứng nếu ta tìm được một điểm (gọi là tâm đối xứng) sao cho nó là trung điểm của hai điểm tương ứng bất kỳ trên hình.

Các hình sau đây không có tâm đối xứng (mặc dù chúng đều có trục đối xứng):

Hình không có tâm đối xứng nhưng có trục đối xứng.

Nhận xét: Hình có tâm đối xứng không nhất thiết phải có trục đối xứng (và hình có trục đối xứng cũng không nhất thiết phải có tâm đối xứng).

Ví dụ 1: Trong hai hình sau đây, hình nào có tâm đối xứng?

Hình có tâm đối xứng.

Giải:

Hình a) có tâm đối xứng.

Hình có tâm đối xứng.

Hinh b) không có tâm đối xứng.

Tâm đối xứng của một số hình phẳng.

Mỗi đoạn thẳng có tâm đối xứng là trung điểm của nó.

Tâm đối xứng của đoạn thẳng.

Mỗi hình tròn (đường tròn) có tâm đối xứng là tâm của nó.

Tâm đối xứng của hình tròn, đường tròn.

Mỗi hình bình hành, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo.

Tâm đối xứng của hình bình hành, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật.

Mỗi hình lục giác đều có tâm đối xứng là giao điểm của các đường chéo chính.

Tâm đối xứng của hình lục giác đều.

Ví dụ 2: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng?

a) Hình thoi vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng.

b) Hình bình hành vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng.

c) Hình lục giác đều có tâm đối xứng nhưng không có trục đối xứng.

d) Hình thang cân có trục đối xứng nhưng không có tâm đối xứng.

Giải:

a) ĐÚNG.

b) SAI. Hình bình hành có tâm đối xứng nhưng không có trục đối xứng.

c) SAI. Hình lục giác đều vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng.

d) ĐÚNG.

Bài tập:

1)- Tìm ra các hình có tâm đối xứng trong các hình sau đây:

Tìm hình có tâm đối xứng.

2)- Trong hai hình sau đây, hình nào có tâm đối xứng nhưng không có trục đối xứng, hình nào có trục đối xứng nhưng không có tâm đối xứng?

Bài tập hình có tâm đối xứng.

Giải:

1)- Các hình b) và c) có tâm đối xứng.

Các hình a) và d) không có tâm đối xứng (nhưng có trục đối xứng).

2)- Hình a) có tâm đối xứng (nhưng không có trục đối xứng).

Hình b) không có tâm đối xứng (nhưng có trục đối xứng).

Xem tiếp bài trong cùng Series<< $\S\;$ 7.1. HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG.
Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.