Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài 6 – Chương 1, trong SÁCH BÀI TẬP môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
✨ Nên xem bài học TÍNH CHẤT CHIA HẾT để hiểu được các bài tập phía dưới.
Bài tập 1 (Trang 19 / SBT Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Chọn câu sai:
a) 11 . 44 + 16 chia hết cho 4 nên chia hết cho 2;
b) 24 . 8 – 17 chia hết cho 3;
c) 136 . 3 – 2 
. 
34 chia hết cho 9;
d) Tích của ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 2, cho 3.
Giải
Các câu b) và c) sai.
Bài tập 2 (Trang 19 / SBT Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo)
a) Tìm số tự nhiên a nhỏ hơn 10 để P 
= 
15 
. 
16 
. 
17 
+ 
a vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 10.
b) Tìm số tự nhiên a lớn hơn 90 và nhỏ hơn 100 để 125 
– 
a chia hết cho 5.
Giải
a) Ta có 15 
. 
16 
. 
17 chia hết cho 3 và chia hết cho 10.
Do đó, để P chia hết cho 3 thì a phải chia hết cho 3 nên a có thể là 0; 3; 6 hoặc 9.
Tuy nhiên, để P chia hết cho 10 thì a phải chia hết cho 10 nên a 
= 
0 (vì 3; 6 và 9 không chia hết cho 10).
Vậy a 
= 
0.
b) Ta có 125 chia hết cho 5. Do đó, để 125 
– 
a chia hết cho 5 thì a phải chia hết cho 5.
Mà a lớn hơn 90 và nhỏ hơn 100 nên a là 95.
Vậy a 
= 
95.
Bài tập 3 (Trang 19 / SBT Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Cho B = 121 – 110 + 99 – 88 + … + 11 + 1
Không thực hiện phép tính, hãy cho biết B có chia hết cho 11 hay không?
Giải
Các số 121; 110; 99; 88; …; 11 đều chia hết cho 11. Còn số 1 thì không chia hết cho 11.
Do đó, B không chia hết cho 11.
Bài tập 4 (Trang 19 / SBT Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Khi chia số tự nhiên M cho 12 ta được số dư là 10. Hỏi M có chia hết cho 2, cho 3, cho 4 hay không?
Giải
Vì M chia cho 12 được số dư là 10 nên M có dạng: M 
= 
12q 
+ 
10. (với q là số tự nhiên)
Do đó:
- M chia hết cho 2 vì 12q và 10 đều chia hết cho 2.
- M không chia hết cho 3 vì 12q chia hết cho 3 nhưng 10 không chia hết cho 3.
- M không chia hết cho 4 vì 12q chia hết cho 4 nhưng 10 không chia hết cho 4.
Bài tập 5 (Trang 19 / SBT Toán 6 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Viết kết quả phép chia dạng a 
= 
b 
. 
q 
+ 
r, với 0 
≤ 
r 
< 
b.
a) 92 727 : 6 
315;
b) 589 142 : 1 
093;
c) 68 842 : 6 
329.
Giải
a) 92 727 : 6 
315 = 14 (dư 4 
317).
Do đó: 92 
727 = 6 
315 
. 
14 
+ 
4 
317.
b) Làm tương tự câu a), ta được:
589 
142 = 1 
093 
. 
539 
+ 
15.
c) 68 
842 = 6 
329 
. 
10 
+ 
5 
552.