(CB)(T6-SH-C1) Bài 6 – Phép trừ và phép chia số tự nhiên

Chia số tự nhiên

1 – Phép trừ hai số tự nhiên Ký hiệu Cho hai số tự nhiên a và b. Người ta dùng dấu “-” để chỉ phép trừ. Tìm hiệu nhờ sử dụng tia số Theo một cách hiểu đơn giản nhất, trừ có nghĩa là bỏ bớt đi. Vì vậy, khi ta nói: “5 trừ […]

1 – Phép trừ hai số tự nhiên

Ký hiệu

Cho hai số tự nhiên a và b. Người ta dùng dấu “-” để chỉ phép trừ.

Phép trừ số tự nhiên

Tìm hiệu nhờ sử dụng tia số

Theo một cách hiểu đơn giản nhất, trừ có nghĩa là bỏ bớt đi. Vì vậy, khi ta nói: “5 trừ 2” có nghĩa là “5 bỏ bớt đi 2”.

Dùng tia số, ta có thể mô tả phép trừ.

Phép trừ nhờ tia số

Để ý chiều của mũi tên. Hình 14 mô tả phép trừ 5-2 = 3. Trong đó, số 2 được đặt trên mũi tên có chiều từ phải sang trái, có ý nghĩa là “bỏ bớt đi”. Rõ ràng, “5 bỏ bớt đi 2” thì còn lại 3.

Tương tự, Hình 15 cho thấy 7-3 = 4. (vì “7 bỏ bớt đi 3” thì còn lại 4).

Trong Hình 16, vì 5 nhỏ hơn 6, nên “5 bỏ bớt đi 6” sẽ vượt ra khỏi tia số tự nhiên (mũi tên biểu diễn số 6 đã vượt ra khỏi số 0). Do đó, ta nói rằng: “không có hiệu 5-6 trong phạm vi số tự nhiên”.

Điều kiện để có hiệu a-b trong phạm vi số tự nhiên

Từ Hình 16, ta thấy, không phải lúc nào ta cũng có hiệu a-b trong phạm vi số tự nhiên.

Với hai số tự nhiên ab, điều kiện để có hiệu a-b trong phạm vi số tự nhiên là a b.

Khi a b, sẽ có môt số tự nhiên x sao cho b+x = a. Và giá trị x này chính là hiệu a-b.

Nếu b+x = a thì a-b = x.

Ví dụ:

  • vì 3+2 = 5 nên 5-3 = 2.
  • vì 4+3 = 7 nên 7-4 = 3.
  • vì 5 < 6 nên không có hiệu 5-6 trong phạm vi số tự nhiên.

2 – Phép chia hết và phép chia có dư

Ký hiệu

Người ta dùng dấu ” : ” để chỉ phép chia.

phép chia số tự nhiên

Phép chia hết

Cho hai số tự nhiên ab, trong đó b 0. Nếu ta tìm được một số tự nhiên x sao cho b.x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia a:b = x.

Nếu b.x = a thì a:b = x.

Ví dụ:

  • Vì 4.5 = 20 nên 20:4 = 5
  • Vì 7.3 = 21 nên 21:7 = 3
  • Vì a.1 = a (a 0) nên a:a = 1
  • Vì a.0 = 0 (a 0) nên 0:a = 0

Phép chia có dư

Xét hai phép chia sau

Phép chia có dư

Phép chia 12 cho 3 là phép chia hết: 12 chia cho 3 được 4.

Còn phép chia 14 cho 3 lại là phép chia có dư: 14 chia cho 3 được 4 dư 2. Ta thấy:

Công thức chia có dư

Tổng quát về phép chia hai số tự nhiên

Cho hai số tự nhiên ab, với b 0. Ta luôn tìm được hai số tự nhiên qr duy nhất sao cho:

a = b.q+r trong đó 0 r b.

  • Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết.
  • Nếu r 0 thì ta có phép chia có dư. Và khi đó, giá trị r chính là số dư.

Lưu ý quan trọng về phép chia:

Trong phép chia, số chia luôn luôn phải khác 0.

Nói cách khác, một phép chia chỉ có nghĩa khi số chia khác không (0).

Không có phép chia cho số 0.

Ta có phép chia 0:5 kết quả là 0. Tuy nhiên, ta không thể thực hiện phép chia 5:0, vì nó không có nghĩa.

3 – Bài tập

Các bài tập 41-46 trong sách giáo khoa Toán lớp 6, trang 22 & 23 & 24 được tổng hợp lại, cùng những hướng dẫn và lời giải chi tiết, trong đường link sau:

Bài tập cơ bản bài 6

Hãy click vào đường link trên để làm bài tập và tìm hiểu cách tìm lời giải.

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.