lũy thừa với số mũ tự nhiên

(CB)(T6-SH-C1) Bài 7 – Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

Chia sẻ nếu thấy hay:
Đây là bài số 7 trong tống số 18 bài của chuỗi bài viết (CB)(T6-SH-C1) Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên (cơ bản)

1 – Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Người ta viết gọn 2.2.2 thành 23 ; a.a.a.a thành a4 .

Ta gọi 23 , a4 là các lũy thừa.

Định nghĩa

Với n, a là các số tự nhiên, n 0, ta định nghĩa:

Lũy thừa bậc n của atích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.

Ký hiệu lũy thừa bậc n của aan , ta có:

Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Ví dụ:

  • Lũy thừa bậc 4 của 2 là: 24 = 2.2.2.2 = 16
  • Lũy thừa bậc 3 của 4 là: 43 = 4.4.4 = 64
  • Lũy thừa bậc 2 của 9 là: 92 = 9.9 = 81

Tên gọi, cách đọc

Khi viết an thì a được gọi là cơ sốnsố mũ.

Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.

an có nhiều cách đọc:

  • a mũ n
  • a lũy thừa n
  • lũy thừa bậc n của a

Ví dụ: 75 có thể được đọc là: 7 mũ 5 ; hoặc 7 lũy thừa 5 ; hoặc lũy thừa bậc 5 của 7.

Một số lũy thừa đặc biệt

Hai loại lũy thừa sau rất thường gặp khi học và làm toán, nên thường được gọi tên riêng:

  • a2 còn được gọi là a bình phương (hay bình phương của a)
  • a3 còn được gọi là a lập phương (hay lập phương của a).

Ví dụ:

  • 52 được gọi là 5 bình phương (hay bình phương của 5)
  • 7 bình phương chính là 72
  • bình phương của 6 chính là 62

Quy ước: a1 = a

2 – Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Thử thực hiện phép tính sau: 23.22

Ta có:

Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Tương tự, thực hiện phép tính a4.a3, ta có:

Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Tổng quát hơn, ta có công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số như sau:

Công thức nhân hai lũy thừa

Ta có phát biểu: Khi nhân hai lũy thừa có cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.

3 – Bài tập

Các bài tập 56-60 trong sách giáo khoa Toán lớp 6, trang 27 & 28 được tổng hợp lại, cùng những hướng dẫn và lời giải chi tiết, trong đường link sau:

Bài tập cơ bản bài 7

Hãy click vào đường link trên để làm bài tập và tìm hiểu cách tìm lời giải.

Xem tiếp bài trong cùng Series<< (CB)(T6-SH-C1) Bài 6 – Phép trừ và phép chia số tự nhiên(CB)(T6-SH-C1) Bài 8 – Chia hai lũy thừa cùng cơ số >>
Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.