(CB)(T6-SH-C1) Bài 9 – Thứ tự thực hiện các phép tính
Khi tính toán, cần chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính.
1 – Biểu thức là gì?
Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức.
Chẳng hạn: 5+3-2 ; 12:6.2 ; 42 là các biểu thức.
Chú ý:
- Mỗi số cũng được coi là một biểu thức.
- Trong mỗi biểu thức, có thể có dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.
Ví dụ: 5+4.(2-3)-6:2 là một biểu thức có dấu ngoặc.
2 – Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
Ta phân thành hai dạng biểu thức:
2.1 – Biểu thức không có dấu ngoặc
(2.1.1) Nếu biểu thức chỉ có phép toán cộng và trừ, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Ví dụ:
3+4-5 = 7-5 = 2 ;
7-5+9 = 2+9 = 11
(2.1.2) Nếu chỉ có các phép toán nhân và chia, ta cũng tính toán theo thứ tự từ trái sang phải.
Ví dụ:
6.2:3 = 12:3 = 4 ;
6:2.3 = 3.3 = 9
(2.1.3) Nếu có cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện theo thứ tự: lũy thừa nhân & chia
cộng & trừ.
Ví dụ:
4.32-5.6 = 4.9-5.6 = 36-30 = 6.
2.2 – Biểu thức có dấu ngoặc
Nếu biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự: ( ) [ ]
{ }.

3 – Bài tập
👉 Bài tập Bài 5 – Chương 1 – bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Các bài tập 73-76 trong sách giáo khoa Toán lớp 6 (SGK cũ), trang 32 được tổng hợp lại, cùng những hướng dẫn và lời giải chi tiết, trong đường link sau:
Hãy click vào đường link trên để làm bài tập và tìm hiểu cách tìm lời giải.