Trắc nghiệm TOÁN 6 – Chủ đề SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ.

Sau đây là danh sách các Bài tập Trắc Nghiệm TOÁN 6 theo chủ đề: SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ. 1 – Số nguyên tố – Hợp số Nên xem: ♫ Bài học: SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ ♫ Bài tập về SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ Câu 1.1: Khẳng định nào sau […]

Sau đây là danh sách các Bài tập Trắc Nghiệm TOÁN 6 theo chủ đề: SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ.

1 – Số nguyên tố – Hợp số

Câu 1.1: Khẳng định nào sau đây ĐÚNG:

(a) Một số tự nhiên không phải là số nguyên tố thì là hợp số.

(b) Số nguyên tố lẻ nhỏ nhất là 1;

(c) Số 0 là số nguyên tố chẵn nhỏ ;

(d) Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Câu (a) sai vì số 0 và số 1 không phải là số nguyên tố nhưng chúng cũng không phải là hợp số.

Câu (b) sai vì 1 không phải là số nguyên tố.

Câu (c) sai vì 0 không phải là số nguyên tố.

Chỉ có câu (d) đúng.

Chọn đáp án (d).

Câu 1.2: Chọn ra số nguyên tố trong các số sau đây:

(a) 983;

(b) 2 022;

(c) 2 025;

(d) 3 141.

Ta dùng phương pháp loại trừ: thay vì tìm số nguyên tố, ta tìm các hợp số. Lúc đó số còn lại sẽ là số nguyên tố, và cũng là đáp án cần tìm.

Áp dụng các dấu hiệu chia hết đã học, ta thấy: 2[nbsp]022[nbsp][nbsp]2; 2[nbsp]025[nbsp][nbsp]5 và 3[nbsp]141[nbsp][nbsp]3 (vì tổng các chữ số của 3[nbsp]141 bằng 9[nbsp][nbsp]3). Do đó, các số 2[nbsp]022; 2[nbsp]025 và 3[nbsp]141 đều là hợp số. Vậy ta loại các đáp án (b), (c) và (d).

Suy ra đáp án cần tìm là (a).

Chọn đáp án (a).

Câu 1.3: Nếu là số nguyên tố thì giá trị của chữ số có thể là:

(a) 1;

(b) 3;

(c) 5;

(d) 7.

Thay lần lượt các giá trị 1; 3; 5; 7 vào ta thấy:

Nếu thì . Mà 21[nbsp][nbsp]3 nên 21 là hợp số. Loại câu (a)

Nếu thì là số nguyên tố. Chọn.

Nếu thì . Mà 25[nbsp][nbsp]5 nên 25 là hợp số. Loại câu (c).

Nếu thì . Mà 27[nbsp][nbsp]3 nên 27 là hợp số. Loại câu (d).

Chọn đáp án (b).

Câu 1.4: Phép tính nào sau đây có kết quả là số nguyên tố:

(a) 15 – 5 + 3;

(b) 7 . 2 + 1;

(c) 14 . 6 : 4;

(d) 6 . 4 – 12 . 2.

(a) 15 – 5 + 3 = 13 là số nguyên tố. Chọn (a).

(b) 7 . 2 + 1 = 10 không phải là số nguyên tố. Loại.

(c) 14 . 6 : 4 = 7 . 2 . 3 . 2 : 4 = 7 . 3 = 21 không phải là số nguyên tố. Loại.

(d) 6 . 4 – 12 . 2 = 0 không phải là số nguyên tố. Loại.

Chọn đáp án (a).

Câu 1.5: Chọn phát biểu SAI:

(a) Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước.

(b) Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ chia hết cho 1 và chính nó.

(c) Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

(d) Số 0 là hợp số vì số 0 có nhiều hơn hai ước.

Câu (d) sai vì số 0 không phải là hợp số (cũng không phải là số nguyên tố).

Chọn đáp án (d).

Câu 1.6: Chọn phát biểu SAI:

(a) Số 2 là số nguyên tố chẵn duy .

(b) Số nguyên tố nhỏ nhất là 2.

(c) Một số tự nhiên mà không phải là số nguyên tố thì là hợp số.

(d) Tất cả các hợp số đều không phải là số nguyên tố.

Câu (c) sai, vì 0 và 1 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.

Chọn đáp án (c).

2 – Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Câu 2.1: Dạng phân tích số 18 ra thừa số nguyên tố là:

(a) 18 = 2 . 9;

(b) 18 = 2 . 3 . 3;

(c) 18 = 32 + 32;

(d) 18 = 3 . (3 + 3)

Phân tích một số tự nhiên (lớn hơn 1) ra thừa số nguyên tố là viết nó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố. Tức là viết lại số tự nhiên đó dưới dạng tích và các thừa số đều là số nguyên tố.

Câu (a) sai vì 9 không phải là số nguyên tố .

Câu (b) đúng vì 2 . 3 . 3 là một tích và các thừa số 2; 3 ; 3 đều là các số nguyên tố.

Câu (c) sai vì 32 + 32 không phải là một tích.

Câu (d) sai vì 3 . (3 + 3) không phải dạng tích.

Chọn đáp án (b).

Câu 2.2: Cho a và m là các số tự nhiên thỏa mãn: a[nbsp]=[nbsp]m[nbsp].[nbsp]32. Biết rằng m chia hết cho 5 và 20[nbsp]<[nbsp]m[nbsp]<[nbsp]28. Khi phân tích a ra thừa số nguyên tố, ta được:

(a) a = 25 . 32;

(b) a = 25 . 32;

(c) a = 32 . 52;

(d) a = 22 . 5 . 32.

Vì m chia hết cho 5 và 20 < m < 28 nên m = 25 = 52.

Vậy a = m . 32 = 52 . 32 = 32 . 52.

Chọn đáp án (c).

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.