Trắc nghiệm TOÁN 6 – Chủ đề SỐ TỰ NHIÊN.
Sau đây là danh sách các Bài tập Trắc Nghiệm TOÁN 6 theo chủ đề: SỐ TỰ NHIÊN.
♫ Nên xem các bài học lý thuyết: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN và GHI SỐ TỰ NHIÊN trước khi làm các bài tập trắc nghiệm phía dưới.
1 – Phân biệt tập hợp ℕ và tập hợp ℕ*
Câu 1.1: Tập hợp các số tự nhiên được ký hiệu là:
(a) ℕ;
(b) ℕ*;
(c) {ℕ}
(d) ℤ
Tập hợp các số tự nhiên được ký hiệu là ℕ.
Chọn đáp án (a).
Câu 1.2: Tập hợp các số tự nhiên khác 0 là:
(a) ℕ* = {0; 1; 2; 3; …}
(b) ℕ* = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}
(c) ℕ* = {1; 2; 3; …}
(d) ℕ* = {1; 3; 5; 7; 9; …}
Tập hợp các số tự nhiên khác 0 thì bắt đầu từ số 1. Lưu ý là phải có dấu ba chấm ( … ) để thể hiện nó có vô số phần tử.
Chọn đáp án (c).
Câu 1.3: Chọn phát biểu SAI:
(a) Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được ký hiệu là ℕ*;
(b) 2 021 ∈ ℕ*;
(c) Nếu a ∈ ℕ* thì a là một số tự nhiên;
(d) Nếu b là một số tự nhiên thì b ∈ ℕ*
Phát biểu trong câu (d) sai vì ta thấy 0 là một số tự nhiên nhưng 0 ∉ ℕ*.
Chọn đáp án (d).
Câu 1.4: Cho tập hợp A = {0; 2; 4; 6; 8}. Có bao nhiêu phần tử của tập hợp A thuộc tập ℕ*?
(a) 2;
(b) 3;
(c) 4;
(d) 5.
Lưu ý là 0 ∉ ℕ* nên các phần tử của A thuộc ℕ* là: 2; 4; 6; 8.
Vậy có 4 phần tử của A thuộc tập ℕ*.
Chọn đáp án (c).
2 – Số tự nhiên liên tiếp
Câu 2.1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào ĐÚNG?
(a) Số 1 là số tự nhiên nhỏ nhất;
(b) Không có số tự nhiên nhỏ nhất;
(c) Số tự nhiên lẻ nhỏ nhất là 1;
(d) Số tự nhiên chẵn nhỏ nhất là 2.
Câu (a) và (b) sai vì số tự nhiên nhỏ nhất là 0; câu (d) sai vì số tự nhiên chẵn nhỏ nhất là 0. Chỉ có câu (c) đúng.
Chọn đáp án (c).
Câu 2.2: Số tự nhiên liền trước của số 2[nbsp]
000 là:
(a) 1 000;
(b) 1 900;
(c) 1 990;
(d) 1 999.
Muốn tìm số tự nhiên liền trước của một số, ta lấy số đó trừ đi 1 đơn vị.
Vậy số liền trước của 2[nbsp]
000 là: 2[nbsp]
000[nbsp]
–[nbsp]
1[nbsp]
=[nbsp]
1[nbsp]
999.
Chọn đáp án (d).
Câu 2.3: Số tự nhiên liền sau của số 2[nbsp]
099 là:
(a) 3 000;
(b) 2 199;
(c) 2 098;
(d) 2 100.
Muốn tìm số tự nhiên liền sau của một số, ta lấy số đó cộng thêm 1 đơn vị.
Vậy số liền sau của 2[nbsp]
099 là: 2[nbsp]
099[nbsp]
+[nbsp]
1[nbsp]
=[nbsp]
2[nbsp]
100.
Chọn đáp án (d).
Câu 2.4: Trong các câu sau, câu nào cho ta ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần?
(a) 3; 5; 7;
(b) x[nbsp]
–[nbsp]
1; x; x[nbsp]
+[nbsp]
1, với x[nbsp]
∈[nbsp]
ℕ*;
(c) 11; 10; 9;
(d) y; y[nbsp]
+[nbsp]
2; y[nbsp]
+[nbsp]
3, với y[nbsp]
∈[nbsp]
ℕ.
Lưu ý là số liên tiếp nhau thì hơn kém nhau 1 đơn vị. Đọc kỹ đề bài, để ý từ “tăng dần“.
Câu (a) không chọn vì hai số kề nhau hơn kém nhau 2 đơn vị; câu (c) không chọn vì các số đang xếp theo thứ tự giảm dần; câu (d) không chọn vì y và y[nbsp]
+[nbsp]
2 cách nhau 2 đơn vị. Chỉ có câu (b) là đúng, lần lượt cách nhau 1 đơn vị.
Chọn đáp án (b).
Câu 2.5: Cho hai số tự nhiên m và n sao cho dãy số: m; 2[nbsp]
021; n là ba số liên tiếp giảm dần. Tìm m và n.
(a) m[nbsp]
=[nbsp]
2[nbsp]
020 và n[nbsp]
=[nbsp]
2[nbsp]
022;
(b) m[nbsp]
=[nbsp]
2[nbsp]
000 và n[nbsp]
=[nbsp]
3[nbsp]
000;
(c) m[nbsp]
=[nbsp]
3[nbsp]
000 và n[nbsp]
=[nbsp]
2[nbsp]
000;
(d) m[nbsp]
=[nbsp]
2[nbsp]
022 và n[nbsp]
=[nbsp]
2[nbsp]
020.
Lưu ý cụm từ “liên tiếp” và “giảm dần”.
Chọn đáp án (d).
Câu 2.6: Cho ba số tự nhiên a; 99 và 100. Biết rằng ba số đó là ba số liên tiếp nhau. Số tự nhiên a là:
(a) 101;
(b) 98;
(c) Cả (a) và (b);
(d) Số tự nhiên nào cũng đươc, miễn là khác 99 và 100.
Chọn đáp án (c).
3 – So sánh các số tự nhiên
Câu 3.1: Nếu thì chữ số
là:
(a) ;
(b) ;
(c) ;
(d)
Chọn đáp án (c).
Câu 3.2: Chữ số là bao nhiêu để
?
(a) 0;
(b) 1;
(c) 2;
(d) 3.
Chọn đáp án (b).
Câu 3.3: Tập hợp B = {0; 1; 2; 3; 4; 5} có thể được viết lại bằng cách khác là:
(a) B = {x ∈ ℕ | x < 5};
(b) B = {x ∈ ℕ* | x < 5};
(c) B = {x ∈ ℕ | x ≤ 5};
(d) B = {x ∈ ℕ* | x ≤ 5};
Ta thấy:
{x ∈ ℕ | x < 5} = {0; 1; 2; 3; 4}
{x ∈ ℕ* | x < 5} = {1; 2; 3; 4}
{x ∈ ℕ | x ≤ 5} = {0; 1; 2; 3; 4; 5}
{x ∈ ℕ* | x ≤ 5} = {1; 2; 3; 4; 5}
Chọn đáp án (c).
Câu 3.4: Viết lại tập hợp A = {x ∈ ℕ | 7 ≤ x < 12} bằng cách liệt kê các phần tử của nó. Cách viết đúng là:
(a) A = {7; 8; 9; 10; 11};
(b) A = {7; 8; 9; 10; 11; 12};
(c) A = {8; 9; 10; 11};
(d) A = {8; 9; 10; 11; 12}.
Chọn đáp án (a).
Câu 3.5: Cho tập hợp D = {x ∈ ℕ | 2[nbsp]
021 < x ≤ 2[nbsp]
025}. Phát biểu nào sau đây SAI?
(a) Nếu a[nbsp]
>[nbsp]
2[nbsp]
025 thì a[nbsp]
∉[nbsp]
D.
(b) Tập hợp D có bốn phần tử;
(c) 2 025 ∈ D;
(d) 2 021 ∈ D.
Lưu ý rằng đề bài yêu cầu chọn đáp án SAI.
Chọn đáp án (d).
Câu 3.6: Các số tự nhiên m và n được biểu diễn như trong hình vẽ sau:

Chọn phát biểu SAI:
(a) m < 2 021;
(b) n > 2 021;
(c) Nếu x < m thì x[nbsp]
<[nbsp]
2[nbsp]
021.
(d) Nếu x[nbsp]
>[nbsp]
2[nbsp]
021 thì x[nbsp]
<[nbsp]
n.
Câu (a) đúng vì điểm m nằm bên trái điểm 2[nbsp]
021 (nên m[nbsp]
<[nbsp]
2[nbsp]
021).
Câu (b) đúng vì điểm n nằm bên phải điểm 2[nbsp]
021 (nên n[nbsp]
>[nbsp]
2[nbsp]
021).
Câu (c) đúng: vì x[nbsp]
<[nbsp]
m và m[nbsp]
<[nbsp]
2[nbsp]
021 nên x[nbsp]
<[nbsp]
2[nbsp]
021 (tính chất bắc cầu).
Câu (d) sai: ví dụ chọn x[nbsp]
=[nbsp]
n[nbsp]
+[nbsp]
1 thì x[nbsp]
>[nbsp]
2[nbsp]
021 và x[nbsp]
>[nbsp]
n.
Chọn đáp án (d).
4 – Ghi số tự nhiên
Nên xem:
Câu 4.1: Với ba chữ số 0; 1; 2, có thể viết được bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số khác nhau?
(a) 3;
(b) 4;
(c) 5;
(d) 6.
Từ ba chữ số 0; 1; 2, ta lập được các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau là: 102; 120; 201; 210. (Lưu ý là chữ số đầu tiên (bên trái) phải khác 0.)
Vậy ta đã tìm được 4 số thỏa mãn đề bài.
Chọn đáp án (b).
Câu 4.2: Số tự nhiên lớn nhất và số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số là:
(a) 9 999 và 1[nbsp]
000;
(b) 9 999 và 0[nbsp]
000;
(c) 9 876 và 1[nbsp]
234;
(d) 6 789 và 4[nbsp]
321.
Chọn đáp án (a).
Câu 4.3: Số tự nhiên lớn nhất và số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là:
(a) 9 999 và 1[nbsp]
000;
(b) 9 876 và 1[nbsp]
023;
(c) 9 876 và 0[nbsp]
123;
(d) 6 789 và 4[nbsp]
321.
Lưu ý cụm từ “khác nhau” và chữ số đầu tiên phải khác 0.
Chọn đáp án (b).
Câu 4.4: Cho các chữ số 0; 2; 3; 5. Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau lập được từ các chữ số này là:
(a) 0 235;
(b) 3 250;
(c) 2 035;
(d) 5 320.
Chọn đáp án (c).
Câu 4.5: Từ các chữ số 0; 3; 6; 7, có thể viết được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có hai chữ số khác nhau?
(a) 4;
(b) 5;
(c) 6;
(d) 7.
Số tự nhiên chẵn thì tận cùng phải là chữ số chẵn. Trong các chữ số đã cho thì chữ số chẵn là: 0 và 6.
Cần viết số có hai chữ số khác nhau:
- Nếu tận cùng là 0 thì ta được các số: 30; 60; 70.
- Nếu tận cùng là 6 thì ta được các số: 36 và 76. (Lưu ý là không được viết 06)
Vậy ta viết đã viết được 5 số thỏa mãn đề bài.
Chọn đáp án (b).
Câu 4.6: Thêm chữ số 7 vào đằng trước một số tự nhiên có ba chữ số thì ta được số mới:
(a) Hơn số tự nhiên cũ 700 đơn vị.
(b) Kém số tự nhiên cũ 700 đơn vị.
(c) Hơn số tự nhiên cũ 7[nbsp]
000 đơn vị.
(d) Kém số tự nhiên cũ 7[nbsp]
000 đơn vị.
Chọn đáp án (c).
Câu 4.7: Thêm số 8 vào sau số tự nhiên có ba chữ số thì ta được số tự nhiên mới
(a) Tăng 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ.
(b) Tăng gấp 10 lần và thêm 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ.
(c) Tăng gấp 10 lần so với số tự nhiên cũ.
(d) Giảm 10 lần và 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ.
Chọn đáp án (b).
Câu 4.8: Số 16 và 29 được viết bằng số La Mã là:
(a) XVI và XVIIII;
(b) XIV và XXIX;
(c) XVI và XXIX;
(d) XIV và XXVIIII.
Chọn đáp án (c).
Câu 4.9: Các số La Mã XXV và IV được viết trong Hệ thập phân là:
(a) 25 và 4;
(b) 6 và 3;
(c) 22 và 4;
(d) 25 và 6.
Chọn đáp án (a).