Trắc nghiệm TOÁN 6 – Chủ đề ƯỚC và BỘI.
Sau đây là danh sách các Bài tập Trắc Nghiệm TOÁN 6 theo chủ đề: ƯỚC và BỘI.
♫ Nên xem các bài học lý thuyết: ƯỚC VÀ BỘI LÀ GÌ? và CÁCH TÌM ƯỚC VÀ BỘI trước khi làm các bài tập trắc nghiệm phía dưới.
1 – Ước và Bội
Câu 1.1: Chọn phát biểu SAI:
(a) Số 1 là ước của mọi số tự nhiên;
(b) Số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0;
(c) Nếu a chia hết cho b thì a là ước của b (với a, b là các số tự nhiên, b khác 0);
(d) Nếu a chia hết cho b thì a là bội của b (với a, b là các số tự nhiên, b khác 0).
Nếu a chia hết cho b thì a là bội của b và b là ước của a. Vậy câu (c) sai.
Chọn đáp án (c).
Câu 1.2: Một ước của 18 là:
(a) 4;
(b) 9;
(c) 8;
(d) 7.
Ta thấy 18 chia hết cho 9 nên 9 là ước của 18.
18 không chia hết cho 4; 8; 7 nên 4; 8; 7 không phải là ước của 18.
Chọn đáp án (b).
Câu 1.3: Cho các số 7; 4; 8; 15; 16. Những số là bội của 4 trong các số đó là:
(a) 4; 8; 15.
(b) 7; 8; 16.
(c) 7; 4; 8.
(d) 4; 8; 16.
Các số 4; 8; 16 chia hết cho 4 nên là bội của 4.
Các số 7 và 15 không chia hết cho 4 nên không phải là bội của 4.
Chọn đáp án (d).
Câu 1.4: Các ước nhỏ hơn 15 của 60 là:
(a) 1; 2; 3.
(b) 1; 2; 3; 4; 5.
(c) 1; 2; 3; 5; 10; 12.
(d) 2; 3; 5; 10; 12.
Chọn đáp án (c).
Câu 1.5: Các bội nhỏ hơn 63 của 9 là:
(a) 0; 9; 18; 28; 35
(b) 0; 9; 18; 27; 36; 45; 54
(c) 9; 18; 27; 36; 45; 55; 63
(d) 9; 18; 27; 36; 45; 54; 63
Chọn đáp án (b).
Câu 1.6: Tất cả các số có hai chữ số là bội của 13 là:
(a) 13; 26; 39; 52.
(b) 13; 26; 35; 52.
(c) 13; 26; 65; 39; 78; 52; 91.
(d) 13; 26; 39; 53; 66; 78; 91.
Chọn đáp án (c).
Câu 1.7: Nguyệt đem 27 viên kẹo chia đều vào các túi thì vừa hết. Số túi chia được là:
(a) Ước của 27;
(b) Bội của 27;
(c) Cả hai câu (a) và (b) đều đúng;
(d) Cả hai câu (a) và (b) đều sai.
27 viên kẹo chia đều vào các túi thì vừa hết nên 27 chia hết cho số túi kẹo.
Do đó số túi kẹo là ước của 27.
Chọn đáp án (a).
Nên xem:
2 – Ước chung và Bội chung
Câu 2.1: Một ước chung của 14 và 49 là:
(a) 4;
(b) 14;
(c) 49;
(d) 7.
Ta thấy 14 và 49 đều chia hết cho 7 nên 7 là một ước chung của 14 và 49.
Chọn đáp án (d).
Câu 2.2: Một bội chung của 12 và 24 là:
(a) 12;
(b) 2;
(c) 124;
(d) 24.
Ta thấy 24 chia hết cho cả 12 và 24 nên 24 là một bội chung của 12 và 24.
Chọn đáp án (d).
Câu 2.3: Các học sinh của lớp 6A khi xếp thành 4 hoặc 6 hàng thì đều vừa hết.Chọn câu SAI:
(a) Số học sinh của lớp 6A là bội của 4;
(b) Số học sinh của lớp 6A là bội của 6;
(c) Số học sinh của lớp 6A là bội chung của 4 và 6;
(d) Số học sinh của lớp 6A là ước chung của 4 và 6.
Chọn đáp án (d).
Câu 2.4: Chọn câu SAI:
(a) Số 1 là ước chung của mọi số tự nhiên.
(b) Số 0 là bội chung của mọi số tự nhiên.
(c) Với các số tự nhiên a, b và c khác 0, nếu a và b đều chia hết cho c thì c là ước chung của a và b.
(d) Với các số tự nhiên a, b và c khác 0, nếu a và b đều là bội của c thì c là ước chung của a và b.
Câu (a) đúng vì mọi số tự nhiên đều chia hết cho 1.
Câu (b) sai vì không có định nghĩa bội của số 0. Ta phải sửa lại là: “Số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0” thì mới đúng.
Câu (c) đúng.
Câu (d) đúng vì a và b là bội của c nên c là ước của a và b. Do đó, c là ước chung của a và b.
Chọn đáp án (b).