Bài tập TOÁN 7 (CT mới) – Chuyên đề TẬP HỢP CÁC SỐ HỮU TỶ.

Các bài tập sau đây phù hợp với cả ba bộ sách của chương trình Toán lớp 7 mới: CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG. Mức độ DỄ: BT 1: Mỗi số sau có phải là số hữu tỷ không? Vì sao? $3\dfrac{2}{5}; -2,43; \dfrac{0,25}{-7}.$ BT 2: Cho […]

Các bài tập sau đây phù hợp với cả ba bộ sách của chương trình Toán lớp 7 mới: CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG.

Mức độ DỄ:

BT 1: Mỗi số sau có phải là số hữu tỷ không? Vì sao?

$3\dfrac{2}{5}; -2,43; \dfrac{0,25}{-7}.$

+) $3\dfrac{2}{5}=\dfrac{17}{5}$ nên là một số hữu tỷ.

+) $-2,43=\dfrac{-243}{100}$ nên là một số hữu tỷ.

+) $\dfrac{0,25}{-7}=\dfrac{25}{-700}$ nên là một số hữu tỷ.

BT 2: Cho các số: $\dfrac{3}{301};$ $-29;$ $0,23;$ $\dfrac{417}{0};$ $3\dfrac{1}{2};$ $\dfrac{2022-2022}{-7};$ $\dfrac{-7}{2022-2022}.$ Đâu là số hữu tỷ trong các số đó? Vì sao?

+) $\dfrac{3}{301}$ là số hữu tỷ.

+) $-29=\dfrac{-29}{1}$ là số hữu tỷ.

+) $0,23=\dfrac{23}{100}$ là số hữu tỷ.

+) $\dfrac{417}{0}$ không phải là số hữu tỷ vì mẫu của nó bằng $0.$

+) $3\dfrac{1}{2}=\dfrac{7}{2}$ là số hữu tỷ.

+) $\dfrac{2022-2022}{-7}=\dfrac{0}{-7}$ là số hữu tỷ.

+) $\dfrac{-7}{2022-2022}=\dfrac{-7}{0}$ không phải là số hữu tỷ vì mẫu của nó bằng $0.$

BT 3: Cho các phân số: $\dfrac{-6}{14};$ $\dfrac{9}{21};$ $\dfrac{3}{-7};$ $\dfrac{-4}{8};$ $\dfrac{-15}{35}.$ Những phân số nào cùng biểu diễn số hữu tỷ $\dfrac{-3}{7}?$

Ta có:

+) $\dfrac{-6}{14}=\dfrac{(-6):2}{14:2}=\dfrac{-3}{7}.$

+) $\dfrac{3}{-7}=\dfrac{-3}{7}.$

+) $\dfrac{-15}{35}=\dfrac{(-15):5}{35:5}=\dfrac{-3}{7}.$

Vậy các phân số $\dfrac{-6}{14};$ $\dfrac{3}{-7};$ $\dfrac{-15}{35}$ cùng biểu diễn số hữu tỷ $\dfrac{-3}{7}.$

Các phân số $\dfrac{9}{21};$ $\dfrac{-4}{8};$ đều khác $\dfrac{-3}{7}$ nên không biểu diễn số hữu tỷ $\dfrac{-3}{7}.$

BT 4: So sánh các số hữu tỷ:

a) $\dfrac{3}{7}$ và $\dfrac{2}{5}.$

b) $\dfrac{-4}{3}$ và $\dfrac{-5}{4}.$

c) $\dfrac{-6}{8}$ và $\dfrac{7}{-14}.$

a) $\dfrac{3}{7}$ và $\dfrac{2}{5}$

Ta có: $\dfrac{3}{7}=\dfrac{15}{35}$ và $\dfrac{2}{5}=\dfrac{14}{35}.$

Vì $15 > 14$ nên $\dfrac{15}{35} > \dfrac{14}{35}.$

Suy ra: $\dfrac{3}{7} > \dfrac{2}{5}.$

b) $\dfrac{-4}{3}$ và $\dfrac{-5}{4}$

Ta có: $\dfrac{-4}{3}=\dfrac{-16}{12}$ và $\dfrac{-5}{4}=\dfrac{-15}{12}.$

Vì $-16 < -15$ nên $\dfrac{-16}{12} < \dfrac{-15}{12}.$

Suy ra: $\dfrac{-4}{3} < \dfrac{-5}{4}.$

c) $\dfrac{-6}{8}$ và $\dfrac{7}{-14}$

Ta có: $\dfrac{-6}{8}=\dfrac{-3}{4}=\dfrac{-21}{28}$ và $\dfrac{7}{-14}=\dfrac{-7}{14}=\dfrac{-14}{28}.$

Vì $-21<-14$ nên $\dfrac{-21}{28}<\dfrac{-14}{28}.$

Suy ra: $\dfrac{-6}{8} < \dfrac{7}{-14}.$

BT 5: So sánh các số hữu tỷ:

a) $-1,362$ và $-1,358.$

b) $11,26$ và $12,97.$

a) $-1,362 < -1,358.$

b) $11,26 < 12,97.$

BT 6: Biểu diễn mỗi số hữu tỷ sau trên trục số:

a) $\dfrac{2}{3}.$

b) $\dfrac{-3}{5}.$

c) $1,25.$

a)

Bài tập TOÁN 7 - Chuyên đề TẬP HỢP SỐ HỮU TỶ.

b)

Bài tập TOÁN 7 - Chuyên đề TẬP HỢP SỐ HỮU TỶ.

c)

Bài tập TOÁN 7 - Chuyên đề TẬP HỢP SỐ HỮU TỶ.

Mức độ TRUNG BÌNH:

BT 7: Chọn ký hiệu $\in, \notin$ thích hợp cho $(?).$

a) $\dfrac{9}{3}\;(?)\;\mathbb{Q}.$

b) $\dfrac{9}{3}\;(?)\;\mathbb{Z}.$

c) $-205\;(?)\;\mathbb{N}.$

d) $\dfrac{7}{-3}\;(?)\;\mathbb{Z}.$

e) $9,8\;(?)\;\mathbb{Q}.$

f) $3\dfrac{2}{3}\;(?)\;\mathbb{Q}.$

a) $\dfrac{9}{3}\in\mathbb{Q}.$

b) $\dfrac{9}{3}\notin\mathbb{Z}.$

c) $-205\notin\mathbb{N}.$

d) $\dfrac{7}{-3}\notin\mathbb{Z}.$

e) $9,8\in\mathbb{Q}.$

f) $3\dfrac{2}{3}\in\mathbb{Q}.$

BT 8: Chọn ký hiệu $\mathbb{N}, \mathbb{Z}, \mathbb{Q}$ thích hợp cho $(?).$

a) $-2\notin (?).$

b) $\dfrac{-3}{4}\notin (?).$

c) $6\in (?).$

d) $0,23\in (?).$

a) $-2\notin \mathbb{N}.$

b) $\dfrac{-3}{4}\notin \mathbb{N}$ hoặc $\dfrac{-3}{4}\notin \mathbb{Z}.$

c) $6\in \mathbb{N}$ hoặc $6\in \mathbb{Z}$ hoặc $6\in \mathbb{Q}.$

d) $0,23\in \mathbb{Q}.$

BT 9: Cho các phân số: $\dfrac{-10}{2};$ $\dfrac{9}{3};$ $\dfrac{3}{5};$ $\dfrac{-2}{7};$ $\dfrac{6}{-21};$ $\dfrac{21}{35};$ $\dfrac{3}{1}.$ Trong các phân số trên, những phân số nào biểu diễn cùng một số hữu tỷ?

Ta có: $\dfrac{9}{3}=\dfrac{3}{1}$ nên $\dfrac{9}{3}$ và $\dfrac{3}{1}$ biểu diễn cùng một số hữu tỷ.

Ta có: $\dfrac{3}{5}=\dfrac{21}{35}$ nên $\dfrac{3}{5}$ và $\dfrac{21}{35}$ biểu diễn cùng một số hữu tỷ.

Ta có: $\dfrac{-2}{7}=\dfrac{6}{-21}$ nên $\dfrac{-2}{7}$ và $\dfrac{6}{-21}$ biểu diễn cùng một số hữu tỷ.

BT 10: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Nếu $a$ là số nguyên thì $a$ là một số hữu tỷ.

b) Nếu $a$ là số hữu tỷ thì $a$ là một số nguyên.

c) Mọi số tự nhiên đều là số hữu tỷ.

a) ĐÚNG. Vì nếu $a$ là số nguyên thì $a=\dfrac{a}{1}$ là một số hữu tỷ.

b) SAI. Chẳng hạn, chọn $a=\dfrac{1}{2}$ thì $a$ là số hữu tỷ mà không phải là số nguyên.

c) ĐÚNG.

BT 11: So sánh các số hữu tỷ:

a) $-1,5$ và $\dfrac{-8}{5}.$

b) $\dfrac{5}{6}$ và $0,84.$

c) $-1,2$ và $\dfrac{8}{-7}.$

a) $-1,5$ và $\dfrac{-8}{5}$

Ta có:

+) $-1,5=\dfrac{-15}{10}$

+) $\dfrac{-8}{5}=\dfrac{-16}{10}$

Vì $-15 > -16$ nên $\dfrac{-15}{10} > \dfrac{-16}{10}.$

Suy ra $-1,5 > \dfrac{-8}{5}.$

b) $\dfrac{5}{6}$ và $0,84$

Ta có:

+) $\dfrac{5}{6}=\dfrac{125}{150}$

+) $0,84=\dfrac{84}{100}=\dfrac{21}{25}=\dfrac{126}{150}.$

Vì $125<126$ nên $\dfrac{125}{150} < \dfrac{126}{150}.$

Suy ra $\dfrac{5}{6} < 0,84.$

c) $-1,2$ và $\dfrac{8}{-7}$

Ta có:

+) $-1,2=\dfrac{-12}{10}=\dfrac{-6}{5}=\dfrac{-42}{35}.$

+) $\dfrac{8}{-7}=\dfrac{-8}{7}=\dfrac{-40}{35}.$

Vì $-42 < -40$ nên $\dfrac{-42}{35} < \dfrac{-40}{35}.$

Suy ra $-1,2 < \dfrac{8}{-7}.$

BT 12: So sánh các số hữu tỷ:

a) $2\dfrac{1}{5}$ và $\dfrac{110}{50}.$

b) $\dfrac{-5}{8}$ và $\dfrac{-91}{130}.$

c) $\dfrac{-25}{35}$ và $\dfrac{444}{-777}.$

d) $\dfrac{52}{117}$ và $\dfrac{9}{17}.$

a) $2\dfrac{1}{5}$ và $\dfrac{110}{50}$

Ta có:

+) $2\dfrac{1}{5}=\dfrac{11}{5}.$

+) $\dfrac{110}{50}=\dfrac{11}{5}.$

Suy ra $2\dfrac{1}{5}=\dfrac{110}{50}.$

b) $\dfrac{-5}{8}$ và $\dfrac{-91}{130}$

Ta có:

+) $\dfrac{-5}{8}=-0,625.$

+) $\dfrac{-91}{130}=\dfrac{-7}{10}=-0,7.$

Vì $0,625 < 0,7$ nên $-0,625 > -0,7.$

Suy ra $\dfrac{-5}{8} > \dfrac{-91}{130}.$

c) $\dfrac{-25}{35}$ và $\dfrac{444}{-777}$

Ta có:

+) $\dfrac{-25}{35}=\dfrac{-5}{7}$

+) $\dfrac{444}{-777}=\dfrac{-4}{7}$

Vì $-5 < -4$ nên $\dfrac{-5}{7} < \dfrac{-4}{7}.$

Suy ra $\dfrac{-25}{35} < \dfrac{444}{-777}.$

d) $\dfrac{52}{117}$ và $\dfrac{9}{17}$

Ta có:

+) $\dfrac{52}{117}=\dfrac{4}{9}=\dfrac{68}{153}$

+) $\dfrac{9}{17}=\dfrac{81}{153}$

Vì $68 < 81$ nên $\dfrac{68}{153} < \dfrac{81}{153}.$

Suy ra $\dfrac{52}{117} < \dfrac{9}{17}.$

BT 13: Sắp xếp các số hữu tỷ sau theo thứ tự tăng dần: $\dfrac{4}{9};$ $\dfrac{-2}{3};$ $\dfrac{3}{7};$ $0;$ $\dfrac{-3}{4}.$

So sánh các số âm:

+) $\dfrac{-2}{3}=\dfrac{-8}{12}$

+) $\dfrac{-3}{4}=\dfrac{-9}{12}$

Mà $\dfrac{-8}{12} > \dfrac{-9}{12}$ nên $\dfrac{-2}{3} > \dfrac{-3}{4}.$

So sánh các số dương:

+) $\dfrac{4}{9}=\dfrac{28}{63}$

+) $\dfrac{3}{7}=\dfrac{27}{63}$

Mà $\dfrac{28}{63} > \dfrac{27}{63}$ nên $\dfrac{4}{9} > \dfrac{3}{7}.$

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần:

Vì các số âm nhỏ hơn $0$ và $0$ nhỏ hơn các số dương nên ta có:

$\dfrac{-3}{4} < \dfrac{-2}{3} < 0 < \dfrac{3}{7} < \dfrac{4}{9}.$

BT 14: Sắp xếp các số hữu tỷ sau theo thứ tự giảm dần: $0,5;$ $\dfrac{-7}{9};$ $0;$ $\dfrac{2}{3};$ $\dfrac{-5}{6}.$

So sánh các số âm:

+) $\dfrac{-7}{9}=\dfrac{-14}{18}$

+) $\dfrac{-5}{6}=\dfrac{-15}{18}.$

Mà $\dfrac{-14}{18} > \dfrac{-15}{18}$ nên $\dfrac{-7}{9} > \dfrac{-5}{6}.$

So sánh các số dương:

+) $0,5=\dfrac{1}{2}=\dfrac{3}{6}$

+) $\dfrac{2}{3}=\dfrac{4}{6}$

Mà $\dfrac{3}{6} < \dfrac{4}{6}$ nên $0,5 < \dfrac{2}{3}.$

Sắp xếp theo thứ tự giảm dần:

Vì các số dương lớn hơn $0$ và $0$ lớn hơn các số âm nên ta có:

$\dfrac{2}{3} > 0,5 > 0 > \dfrac{-7}{9} > \dfrac{-5}{6}.$

BT 15: Tìm tất cả các số nguyên $x$ thỏa mãn:

a) $\dfrac{7}{23} < \dfrac{x}{23} < \dfrac{11}{23}.$

b) $\dfrac{-11}{12}\geq \dfrac{x}{12}\geq \dfrac{-17}{12}.$

a) Vì $\dfrac{7}{23} < \dfrac{x}{23} < \dfrac{11}{23}$ nên $7 < x < 11.$

Mà $x$ là số nguyên nên $x$ bằng $8$ hoặc $9$ hoặc $10.$

b) Vì $\dfrac{-11}{12}\geq \dfrac{x}{12}\geq \dfrac{-17}{12}$ nên $-11 \geq x\geq -17.$

Mà $x$ là số nguyên nên $x$ bằng một trong các số $-11; -12; -13; -14; -15; -16; -17.$

BT 16: Tìm tất cả các số nguyên $a$ thỏa mãn:

a) $\dfrac{-4}{5} > \dfrac{a}{5}\geq \dfrac{9}{-5}.$

b) $\dfrac{-3}{8} < \dfrac{a}{10} < \dfrac{3}{5}.$

c) $\dfrac{-5}{12} < \dfrac{a}{5} \leq 0,25.$

a) Ta có: $\dfrac{-4}{5} > \dfrac{a}{5}\geq \dfrac{9}{-5}$

Suy ra: $\dfrac{-4}{5} > \dfrac{a}{5}\geq \dfrac{-9}{5}.$

Suy ra: $-4 > a\geq -9.$

Mà $a$ là số nguyên nên $a$ bằng một trong các số $-5; -6; -7; -8; -9.$

b) Ta có:

+) $\dfrac{-3}{8} < \dfrac{a}{10} < \dfrac{3}{5}$ (theo đề bài)

+) $\dfrac{-3}{8}=\dfrac{-15}{40}$

+) $\dfrac{a}{10}=\dfrac{4a}{40}$

+) $\dfrac{3}{5}=\dfrac{24}{40}$

Suy ra: $\dfrac{-15}{40} < \dfrac{4a}{40} < \dfrac{24}{40}$

Suy ra: $-15 < 4a < 24$ (1)

Mặt khác, ta luôn có $4a\;\vdots\;4$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $4a$ bằng một trong các số $-8; -4; 0; 4; 8; 12; 16; 20.$

Suy ra: $a$ bằng một trong các số $-2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5.$

c) Ta có:

+) $\dfrac{-5}{12} < \dfrac{a}{5} \leq 0,25$ (theo đề bài)

+) $\dfrac{-5}{12}=\dfrac{-25}{60}$

+) $\dfrac{a}{5}=\dfrac{12a}{60}$

+) $0,25=\dfrac{1}{4}=\dfrac{15}{60}.$

Suy ra: $\dfrac{-25}{60} < \dfrac{12a}{60}\leq \dfrac{15}{60}.$

Suy ra: $-25 < 12a < 15$ (1)

Mặt khác: $12a\;\vdots\;12$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $12a$ bằng một trong các số $-24; -12; 0; 12.$

Suy ra $a$ bằng một trong các số $-2; -1; 0; 1.$

BT 17: Áp dụng tính chất bắc cầu để so sánh:

a) $\dfrac{-123}{456}$ và $\dfrac{-78}{-91011}.$

b) $\dfrac{68}{67}$ và $\dfrac{67}{68}.$

a) $\dfrac{-123}{456}$ và $\dfrac{-78}{-91011}.$

Ta có:

+) $\dfrac{-123}{456} < 0$ (vì tử và mẫu trái dấu)

+) $\dfrac{-78}{-91011} > 0$ (vì tử và mẫu cùng dấu)

Áp dụng tính chất bắc cầu, ta suy ra: $\dfrac{-123}{456} < \dfrac{-78}{-91011}.$

b) $\dfrac{68}{67}$ và $\dfrac{67}{68}.$

Vì $68 > 67$ nên:

+) $\dfrac{68}{67} > 1$

+) $\dfrac{67}{68} < 1$

Áp dụng tính chất bắc cầu, suy ra: $\dfrac{68}{67} > \dfrac{67}{68}.$

BT 18: Các điểm $A, B, C, D$ trong hình dưới đây lần lượt biểu diễn các số hữu tỷ nào?

Bài tập TOÁN 7 - Chuyên đề TẬP HỢP SỐ HỮU TỶ.

Các điểm $A, B, C, D$ lần lượt biểu diễn các số hữu tỷ $\dfrac{-3}{6};$ $\dfrac{-2}{6};$ $\dfrac{2}{6};$ $\dfrac{7}{6}.$

Giải thích:

Quan sát hình ta thấy đoạn từ $0$ đến $1$ được chia thành $6$ đoạn nhỏ. Do đó, mỗi đoạn nhỏ có giá trị bằng $\dfrac{1}{6}.$

+) Điểm $A$ nằm bên trái số $0$ (nên là số âm) và cách $0$ ba đoạn nhỏ nên điểm $A$ biểu diễn số $\dfrac{-3}{6}.$

+) Điểm $B$ nằm bên trái số $0$ (nên là số âm) và cách $0$ hai đoạn nhỏ nên điểm $B$ biểu diễn số $\dfrac{-2}{6}.$

+) Điểm $C$ nằm bên phải số $0$ (nên là số dương) và cách $0$ hai đoạn nhỏ nên điểm $C$ biểu diễn số $\dfrac{2}{6}.$

+) Điểm $D$ nằm bên phải số $0$ (nên là số dương) và cách $0$ bảy đoạn nhỏ nên điểm $C$ biểu diễn số $\dfrac{7}{6}.$

BT 19: Biểu diễn các số: $\dfrac{1}{4};$ $0,25;$ $\dfrac{-25}{-100};$ $\dfrac{5}{20}$ trên cùng một trục số thì ta được bao nhiêu điểm phân biệt?

Ta có: $\dfrac{1}{4}=0,25=\dfrac{-25}{-100}= \dfrac{5}{20}.$

Vậy các số $\dfrac{1}{4};$ $0,25;$ $\dfrac{-25}{-100};$ $\dfrac{5}{20}$ biểu diễn cùng một số hữu tỷ.

Do đó, khi biểu diễn các số $\dfrac{1}{4};$ $0,25;$ $\dfrac{-25}{-100};$ $\dfrac{5}{20}$ trên cùng một trục số thì ta chỉ được một điểm.

BT 20: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?

a) Số hữu tỷ âm nhỏ hơn số hữu tỷ dương.

b) Số hữu tỷ âm nhỏ hơn số tự nhiên.

c) Số $0$ là số hữu tỷ dương.

d) Số nguyên âm không phải là số hữu tỷ âm.

e) Tập hợp $\mathbb{Q}$ gồm các số hữu tỷ dương và các số hữu tỷ âm.

a) ĐÚNG. Dựa vào tính chất bắc cầu.

b) ĐÚNG. Vì số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng $0,$ còn số hữu tỷ âm thì nhỏ hơn $0.$

c) SAI. Số $0$ không âm cũng không dương.

d) SAI. Mọi số nguyên đều là số hữu tỷ nên số nguyên âm là số hữu tỷ âm.

e) SAI. Tập hợp $\mathbb{Q}$ gồm các số hữu tỷ dương, các số hữu tỷ âm và số $0.$

BT 21: Cho số hữu tỷ $x=\dfrac{m-2011}{2013}.$ Với giá trị nào của $m$ thì:

a) $x$ là số dương?

b) $x$ là số âm?

c) $x$ không là số dương, cũng không là số âm?

a) Để $x=\dfrac{m-2011}{2013}$ là số dương thì tử và mẫu phải cùng dấu.

Mà $2013$ là số dương nên $m-2011$ phải là số dương, tức là $m-2011 > 0.$

Suy ra $m>2011.$

b) Để $x=\dfrac{m-2011}{2013}$ là số âm thì tử và mẫu phải trái dấu.

Mà $2013$ là số dương nên $m-2011$ phải là số âm, tức là $m-2011 < 0.$

Suy ra $m < 2011.$

c) Để $x=\dfrac{m-2011}{2013}$ không là số dương cũng không là số âm thì $x=0.$

Suy ra $m-2011=0$

Suy ra $m=2011.$

Mức độ KHÓ:

BT 22: Tìm các số hữu tỷ có mẫu là $15,$ lớn hơn $\dfrac{-7}{10}$ và nhỏ hơn $\dfrac{-9}{20}.$

Gọi số hữu tỷ có mẫu là $15$ là: $\dfrac{x}{15}$ $(x\in\mathbb{Z}).$

Theo đề, ta có: $\dfrac{-7}{10} < \dfrac{x}{15} < \dfrac{-9}{20}.$

Suy ra: $\dfrac{-42}{60} < \dfrac{4x}{60} < \dfrac{-27}{60}.$

Suy ra: $-42 < 4x < -27$ (1)

Mặt khác: $4x\;\vdots\;4$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra: $4x$ là một trong các số $-40; -36; -32; -28.$

Suy ra $x$ là một trong các số $-10; -9; -8; -7.$

Vậy các số hữu tỷ cần tìm là $\dfrac{-10}{15};$ $\dfrac{-9}{15};$ $\dfrac{8}{15};$ $\dfrac{-7}{15}.$

BT 23: Tìm tất cả các số nguyên $a$ thỏa mãn:

a) $\dfrac{1}{9} < \dfrac{12}{a} < \dfrac{3}{2}.$

b) $\dfrac{-1}{2} > \dfrac{12}{a} > \dfrac{4}{-3}.$

a) Ta có: $\dfrac{1}{9} < \dfrac{12}{a} < \dfrac{3}{2}.$

Suy ra: $\dfrac{12}{108} < \dfrac{12}{a} < \dfrac{12}{8}.$

Suy ra: $108 > a > 8.$

Mà $a$ là số nguyên nên $a$ là một trong các số $9; 10; …; 107.$

b) Ta có: $\dfrac{-1}{2} > \dfrac{12}{a} > \dfrac{4}{-3}.$

Suy ra: $\dfrac{1}{2} < \dfrac{-12}{a} < \dfrac{4}{3}.$

Suy ra: $\dfrac{12}{24} < \dfrac{12}{-a} < \dfrac{12}{9}.$

Suy ra: $24 > -a > 9.$

Suy ra: $-a$ là một trong các số $23; 22; 21; …; 11; 10.$

Suy ra $a$ là một trong các số $-23; -22; -21; …; -11; -10.$

BT 24: Tìm các số hữu tỷ có tử là $4,$ lớn hơn $\dfrac{2}{5}$ và nhỏ hơn $\dfrac{6}{7}.$

Gọi số hữu tỷ có tử là $4$ là $\dfrac{4}{x}$ $(x\in \mathbb{Z}, x\neq 0).$

Theo đề: $\dfrac{2}{5} < \dfrac{4}{x} < \dfrac{6}{7}.$

Suy ra: $\dfrac{12}{30} < \dfrac{12}{3x} < \dfrac{12}{14}.$

Suy ra: $30 > 3x > 14$ (1)

Mặt khác $3x\;\vdots\;3$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $3x$ là một trong các số $27; 24; 21; 18; 15.$

Suy ra $x$ là một trong các số $9; 8; 7; 6; 5.$

Vậy các số hữu tỷ cần tìm là $\dfrac{4}{9};$ $\dfrac{4}{8};$ $\dfrac{4}{7};$ $\dfrac{4}{6};$ $\dfrac{4}{5}.$

BT 25: Tìm năm phân số lớn hơn $\dfrac{1}{5}$ và nhỏ hơn $\dfrac{3}{8}.$

Ta có: $\dfrac{1}{5}=\dfrac{8}{40}$ và $\dfrac{3}{8}=\dfrac{15}{40}.$

Vậy ta cần tìm năm phân số lớn hơn $\dfrac{8}{40}$ và nhỏ hơn $\dfrac{15}{40}.$

Ta có thể chọn năm phân số là: $\dfrac{9}{40};$ $\dfrac{10}{40};$ $\dfrac{11}{40};$ $\dfrac{12}{40};$ $\dfrac{13}{40}.$

BT 26: Cho các số nguyên $a, b, c, d$ thỏa mãn: $b > 0,$ $d > 0$ và $ad > bc.$

Chứng minh rằng $\dfrac{a}{b} > \dfrac{c}{d}.$

Áp dụng: So sánh hai số hữu tỷ $\dfrac{231}{45}$ và $\dfrac{123}{36}.$

Chứng minh $\dfrac{a}{b} > \dfrac{c}{d}.$

Ta có:

+) $\dfrac{a}{b}=\dfrac{ad}{bd}$ và $\dfrac{c}{d}=\dfrac{bc}{bd}$ (1)

+) Vì $b > 0$ và $d > 0$ nên $bd > 0$ (2)

+) Theo đề bài thì $ad > bc$ (3)

Từ (2) và (3) ta suy ra: $\dfrac{ad}{bd} > \dfrac{bc}{bd}$ (4)

Từ (1) và (4) ta suy ra: $\dfrac{a}{b} > \dfrac{c}{d}.$

Áp dụng: So sánh $\dfrac{231}{45}$ và $\dfrac{123}{36}.$

Ta có:

+) $45 > 0$ và $36 > 0.$

+) $231\cdot 36 = 8\;316$ và $45\cdot 123 = 5\;535.$ Suy ra $231\cdot 36 > 45\cdot 123.$

Suy ra: $\dfrac{231}{45} > \dfrac{123}{36}.$

BT 27: Cho hai số nguyên dương $a$ và $b$ thỏa mãn $a > b.$ Em hãy so sánh hai số hữu tỷ $\dfrac{a}{b}$ và $\dfrac{a+1}{b+1}.$

Áp dụng: So sánh hai số hữu tỷ $\dfrac{145}{178}$ và $\dfrac{146}{179}.$

Chứng minh:

Ta có:

+) $\dfrac{a}{b}=\dfrac{a(b+1)}{b(b+1)}=\dfrac{ab+a}{b(b+1)}$ (1)

+) $\dfrac{a+1}{b+1}=\dfrac{b(a+1)}{b(b+1)}=\dfrac{ab+b}{b(b+1)} (2)

+) Vì $a > b$ nên $ab+a > ab+b$ (3)

+) Vì $b$ là số nguyên dương nên $b(b+1)$ là số nguyên dương (4)

Từ (3) và (4) suy ra $\dfrac{ab+a}{b(b+1)} > \dfrac{ab+b}{b(b+1)}$ (5)

Từ (1), (2) và (5) suy ra $\dfrac{a}{b} > \dfrac{a+1}{b+1}.$

Áp dụng: So sánh $\dfrac{145}{178}$ và $\dfrac{146}{179}.$

Ta có: $\dfrac{145}{178} < \dfrac{145+1}{178+1}$

Tức là: $\dfrac{145}{178} < \dfrac{146}{179}.$

BT 28: So sánh:

a) $\dfrac{998}{555}$ và $\dfrac{999}{556}.$

b) $\dfrac{-315}{380}$ và $\dfrac{-316}{381}.$

c) $\dfrac{2020}{2019}$ và $\dfrac{2018}{2019}.$

a) $\dfrac{998}{555}$ và $\dfrac{999}{556}.$

Ta có: $\dfrac{998}{555}=\dfrac{555+443}{555}=1+\dfrac{443}{555}$ và $\dfrac{999}{556}=\dfrac{556+443}{556}=1+\dfrac{443}{556}$

Mà $\dfrac{443}{555} > \dfrac{443}{556}$ (so sánh hai phân số cùng tử)

Suy ra $1+\dfrac{443}{555} > 1+\dfrac{443}{556}.$

Do đó $\dfrac{998}{555} > \dfrac{999}{556}.$

b) $\dfrac{-315}{380}$ và $\dfrac{-316}{381}.$

Ta có: $\dfrac{-315}{380}=\dfrac{65-380}{380}=\dfrac{65}{380}-1$ và $\dfrac{-316}{381}=\dfrac{65-381}{381}=\dfrac{65}{381}-1.$

Mà $\dfrac{65}{380} > \dfrac{65}{381}$ (so sánh hai phân số cùng tử)

Suy ra $\dfrac{65}{380} – 1 > \dfrac{65}{381} – 1.$

Do đó $\dfrac{-315}{380} > \dfrac{-316}{381}.$

c) $\dfrac{2020}{2019}$ và $\dfrac{2018}{2019}.$

Ta có:

+) $\dfrac{2020}{2019} > 1$ (vì tử lớn hơn mẫu)

+) $\dfrac{2018}{2019} < 1$ (vì tử nhỏ hơn mẫu)

Theo tính chất bắc cầu, ta suy ra $\dfrac{2020}{2019} > \dfrac{2018}{2019}.$

BT 29: So sánh:

a) $3,5$ và $\dfrac{35}{17}.$

b) $\dfrac{-19}{2022}$ và $\dfrac{-31}{3033}.$

c) $\dfrac{2021}{2022}$ và $\dfrac{2022}{2023}.$

d) $\dfrac{2022}{2021}$ và $\dfrac{2023}{2022}.$

a) $3,5$ và $\dfrac{35}{17}.$

Ta có: $3,5=\dfrac{35}{10} > \dfrac{35}{17}.$

Vậy $3,5 > \dfrac{35}{17}.$

b) $\dfrac{-19}{2022}$ và $\dfrac{-31}{3033}.$

Ta có:

+) $\dfrac{-19}{2022} > \dfrac{-20}{2022}=\dfrac{-10}{1011}$

+) $\dfrac{-31}{3033} < \dfrac{-30}{3033} =\dfrac{-10}{1011}$

Vậy $\dfrac{-19}{2022} > \dfrac{-10}{1011} > \dfrac{-31}{3033}$

Suy ra: $\dfrac{-19}{2022} > \dfrac{-31}{3033}.$

c) $\dfrac{2021}{2022}$ và $\dfrac{2022}{2023}.$

Ta có:

+) $\dfrac{2021}{2022}=\dfrac{2022-1}{2022}=1+\dfrac{-1}{2022}$

+) $\dfrac{2022}{2023}=\dfrac{2023-1}{2023}=1+\dfrac{-1}{2023}$

Ta có $\dfrac{1}{2022} > \dfrac{1}{2023}$ nên $\dfrac{-1}{2022} < \dfrac{-1}{2023}.$

Suy ra: $1+\dfrac{-1}{2022} < 1+\dfrac{-1}{2023}.$

Do đó $\dfrac{2021}{2022} < \dfrac{2022}{2023}.$

d) $\dfrac{2022}{2021}$ và $\dfrac{2023}{2022}.$

Ta có:

+) $\dfrac{2022}{2021}=\dfrac{2021+1}{2021}=1+\dfrac{1}{2021}.$

+) $\dfrac{2023}{2022}=\dfrac{2022+1}{2022}=1+\dfrac{1}{2022}.$

Mà $\dfrac{1}{2021} > \dfrac{1}{2022}$ nên $1+\dfrac{1}{2021} > 1+\dfrac{1}{2022}.$

Do đó $\dfrac{2022}{2021} > \dfrac{2023}{2022}.$

BT 30: Tìm phân số $\dfrac{x}{9}$ $(x\in\mathbb{Z})$ sao cho $\dfrac{x}{9}<\dfrac{4}{7}<\dfrac{x+1}{9}.$

Ta có: $\dfrac{x}{9}<\dfrac{4}{7}<\dfrac{x+1}{9}$

Suy ra: $\dfrac{7x}{63} < \dfrac{36}{63} < \dfrac{7(x+1)}{63}$

Suy ra: $7x < 36 < 7(x+1)$

+) Từ $7x < 36$ suy ra $x < \dfrac{36}{7} \approx 5,14$ (1)

+) Từ $36 < 7(x+1)$ suy ra $x+1 > \dfrac{36}{7},$ hay $x > \dfrac{36}{7}-1=\dfrac{29}{7}\approx 4,14$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $x=5.$

BT 31: Tìm số nguyên $x$ để $\dfrac{5}{x-1}$ là số nguyên.

Để $\dfrac{5}{x-1}$ là số nguyên thì tử phải chia hết cho mẫu, tức là $5\;\vdots\;x-1.$

Vậy $x-1\in Ư(5)=\{1; 5; -1; -5\}.$

Ta có:

$x-1$$x$
$1$$2$
$5$$6$
$-1$$0$
$-5$$-4$

Vậy $x$ bằng $2$ hoặc $6$ hoặc $0$ hoặc $-4.$

BT 32: Tìm số nguyên $x$ để $\dfrac{2x+3}{x-1}$ là số nguyên.

Để $\dfrac{2x+3}{x-1}$ là số nguyên thì $2x+3\;\vdots\;x-1$ (1)

Mặt khác, ta luôn có $2(x-1)\;\vdots\;x-1,$ hay $2x-2\;\vdots\;x-1$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra: $(2x+3)-(2x-2)\;\vdots\;x-1.$

Suy ra: $5\;\vdots\;x-1$

Suy ra: $x-1\in Ư(5)=\{1; 5; -1; -5\}.$

Ta có:

$x-1$$x$$\dfrac{2x+3}{x-1}$
$1$$2$$7$
$5$$6$$3$
$-1$$0$$-3$
$-5$$-4$$1$

Vậy $x$ bằng $2$ hoặc $6$ hoặc $0$ hoặc $-4.$

BT 33: Tìm số nguyên $x$ để mỗi biểu thức sau đây có giá trị là một số nguyên:

a) $A=\dfrac{3x+2}{2x+1}.$

b) $B=\dfrac{x^2+4x+7}{x+4}.$

c) $C=\dfrac{x^2+7}{x+4}.$

d) $D=\dfrac{x+10}{2x-8}.$

a) $A=\dfrac{3x+2}{2x+1}$

Để $A$ là số nguyên thì $3x+2\;\vdots\;2x+1.$

Suy ra: $2\cdot (3x+2)\;\vdots\;2x+1,$ hay $6x+4\;\vdots\;2x+1$ (1)

Mặt khác, ta luôn có: $3\cdot (2x+1)\;\vdots\;2x+1,$ hay $6x+3\;\vdots\;2x+1$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra: $(6x+4)-(6x+3)\;\vdots\;2x+1,$ hay $1\;\vdots\;2x+1.$

Suy ra $2x+1\in Ư(1)=\{1; -1\}.$

Suy ra $x\in \{0; -1\}.$

Thử lại ta thấy khi $x=0$ hoặc $x=1$ thì $A$ là số nguyên.

Vậy $x=0$ hoặc $x=1.$

b) $B=\dfrac{x^2+4x+7}{x+4}$

Để $B$ là số nguyên thì $x^2+4x+7\;\vdots\;x+4,$ (1)

Mặt khác, ta luôn có: $x\cdot (x+4)\;\vdots\;x+1,$ hay $x^2+4x\;\vdots\;x+4$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra: $(x^2+4x+7)-(x^2+4x)\;\vdots\;x+4,$ hay $7\;\vdots\;x+4.$

Suy ra $x+4\in Ư(7)=\{1; 7; -1; -7\}.$

Suy ra $x\in \{-3; 3; -5; -11\}.$

Thử lại ta thấy khi $x$ bằng $-3$ hoặc $3$ hoặc $-5$ hoặc $-11$ thì $B$ là số nguyên.

Vậy $x$ bằng một trong các số $-3; 3; -5; -11.$

c) $C=\dfrac{x^2+7}{x+4}.$

Để $C$ là số nguyên thì $x^2+7\;\vdots\;x+4$ (1)

Mặt khác, ta luôn có: $x\cdot (x+4)\;\vdots\;x+4,$ hay $x^2+4x\;\vdots\;x+4$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra: $(x^2+4x)-(x^2+7)\;\vdots\;x+4,$ hay $4x-7\;\vdots\;x+4$ (3)

Ta lại có: $4\cdot (x+4)\;\vdots\;x+4,$ hay $4x+16\;\vdots\;x+4$ (4)

Từ (3) và (4) suy ra: $(4x+16)-(4x-7)\;\vdots\;x+4,$ hay $23\;\vdots\;x+4.$

Suy ra: $x+4\in Ư(23)=\{1; 23; -1; -23\}.$

Suy ra: $x\in \{-3; 19; -5; -27\}.$

Thử lại ta thấy khi $x$ bằng $-3$ hoặc $19$ hoặc $-5$ hoặc $-27$ thì $C$ là số nguyên.

Vậy $x$ bằng một trong các số $-3; 19; -5; -27.$

d) $D=\dfrac{x+10}{2x-8}$

Để $D$ là số nguyên thì $x+10\;\vdots\;2x-8=2(x-4).$

Suy ra $x+10\;\vdots\;x-4$ (1)

Mặt khác, ta luôn có: $x-4\;\vdots\;x-4$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $(x+10)-(x-4)\;\vdots\;x-4,$ hay $14\;\vdots\;x-4.$

Suy ra $x-4\in Ư(14)=\{\pm 1; \pm 2; \pm 7; \pm 14\}.$

Ta có:

$x-4$$x$$D$
$1$$5$$\dfrac{15}{2}$ (loại)
$-1$$3$$\dfrac{13}{-2}$ (loại)
$2$$6$$4$
$-2$$2$$-3$
$7$$11$$\dfrac{21}{14}$ (loại)
$-7$$-3$$\dfrac{-1}{2}$ (loại)
$14$$18$$1$
$-14$$10$$\dfrac{5}{3}$ (loại)

Vậy $x$ bằng $6$ hoặc $2$ hoặc $18.$

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.