Giải Toán 7 (t1) [Chương 1] BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 1. (bộ Chân trời sáng tạo)
Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài tập cuối chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 7 – tập 1, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Bài tập 1 (Trang 27 / Toán 7 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Thực hiện phép tính:
$$\mathbf{a)}\; \frac{2}{5} +\frac{3}{5} : \left(-\frac{3}{2}\right)+\frac{1}{2};$$
$$\mathbf{b)}\; 2\frac{1}{3} +\left(-\frac{1}{3}\right)^2 – \frac{3}{2};$$
$$\mathbf{c)}\; \left(\frac{7}{8} -0,25\right):\left(\frac{5}{6} -0,75\right)^2;$$
$$\mathbf{d)}\; (-0,75)-\left[(-2)+\frac{3}{2}\right]:1,5 +\left(\frac{-5}{4}\right).$$
Giải
$$\mathbf{a)}\; \frac{2}{5} +\frac{3}{5} : \left(-\frac{3}{2}\right)+\frac{1}{2}$$
$$= \frac{2}{5} + \frac{3}{5} \cdot \frac{-2}{3} + \frac{1}{2}$$
$$= \frac{2}{5} + \frac{-2}{5} + \frac{1}{2}$$
$$= 0 + \frac{1}{2}$$
$$= \frac{1}{2}.$$
$$\mathbf{b)}\; 2\frac{1}{3} +\left(-\frac{1}{3}\right)^2 – \frac{3}{2}$$
$$= \frac{7}{3} + \frac{1}{9} – \frac{3}{2}$$
$$= \frac{21}{9} + \frac{1}{9} – \frac{3}{2}$$
$$= \frac{22}{9} – \frac{3}{2}$$
$$= \frac{44}{18} – \frac{27}{18}$$
$$= \frac{17}{18}.$$
$$\mathbf{c)}\; \left(\frac{7}{8} -0,25\right):\left(\frac{5}{6} -0,75\right)^2$$
$$= \left(\frac{7}{8} – \frac{1}{4}\right) : \left(\frac{5}{6} – \frac{3}{4}\right)^2$$
$$= \left(\frac{7}{8} – \frac{2}{8}\right) : \left(\frac{10}{12} – \frac{9}{12}\right)^2$$
$$= \frac{5}{8} : \left(\frac{1}{12}\right)^2$$
$$= \frac{5}{8} : \frac{1}{144}$$
$$= \frac{5}{8} \cdot 144$$
$$= 5 \cdot 18$$
$$= 90.$$
$$\mathbf{d)}\; (-0,75)-\left[(-2)+\frac{3}{2}\right]:1,5 +\left(\frac{-5}{4}\right)$$
$$= \frac{-3}{4} – \left[\frac{-4}{2} + \frac{3}{2}\right]: \frac{3}{2} – \frac{5}{4}$$
$$= \frac{-3}{4} – \frac{-1}{2} : \frac{3}{2} – \frac{5}{4}$$
$$= \frac{-3}{4} – \frac{-1}{2} \cdot \frac{2}{3} – \frac{5}{4}$$
$$= \frac{-3}{4} – \frac{-1}{3} – \frac{5}{4}$$
$$= \frac{-3}{4} – \frac{5}{4} – \frac{-1}{3}$$
$$= \frac{-8}{4} – \frac{-1}{3}$$
$$= -2 + \frac{1}{3}$$
$$= \frac{-5}{3}.$$
Bài tập 2 (Trang 27 / Toán 7 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Thực hiện phép tính (bằng cách hợp lý nếu có thể).
$$\mathbf{a)}\; \frac{5}{23} + \frac{7}{17} + 0,25 – \frac{5}{23} + \frac{10}{17};$$
$$\mathbf{b)}\; \frac{3}{7} \cdot 2\frac{2}{3} – \frac{3}{7} \cdot 1\frac{1}{2};$$
$$\mathbf{c)}\; 13\frac{1}{4} : \left(-\frac{4}{7}\right) – 17\frac{1}{4} : \left(-\frac{4}{7}\right);$$
$$\mathbf{d)}\; \frac{100}{123} : \left(\frac{3}{4}+\frac{7}{12}\right) + \frac{23}{123} : \left(\frac{9}{5}-\frac{7}{15}\right).$$
Giải
$$\mathbf{a)}\; \frac{5}{23} + \frac{7}{17} + 0,25 – \frac{5}{23} + \frac{10}{17}$$
$$= \frac{5}{23} – \frac{5}{23} + \frac{7}{17} + \frac{10}{17} + 0,25$$
$$= \left(\frac{5}{23} – \frac{5}{23}\right) + \left(\frac{7}{17} + \frac{10}{17}\right) + 0,25$$
$$= 0 + 1 + 0,25$$
$$= 1,25.$$
$$\mathbf{b)}\; \frac{3}{7} \cdot 2\frac{2}{3} – \frac{3}{7} \cdot 1\frac{1}{2}$$
$$= \frac{3}{7} \cdot \frac{8}{3} – \frac{3}{7} \cdot \frac{3}{2}$$
$$= \frac{3}{7} \cdot \left(\frac{8}{3} – \frac{3}{2}\right)$$
$$= \frac{3}{7} \cdot \left(\frac{16}{6} – \frac{9}{6}\right)$$
$$= \frac{3}{7} \cdot \frac{7}{6}$$
$$= \frac{1}{2}.$$
$$\mathbf{c)}\; 13\frac{1}{4} : \left(-\frac{4}{7}\right) – 17\frac{1}{4} : \left(-\frac{4}{7}\right)$$
$$= \left(13\frac{1}{4} – 17\frac{1}{4}\right): \left(-\frac{4}{7}\right)$$
$$= \left[\left(13 + \frac{1}{4}\right) – \left(17 + \frac{1}{4}\right)\right] : \frac{-4}{7}$$
$$= \left[13 + \frac{1}{4} – 17 – \frac{1}{4}\right] : \frac{-4}{7}$$
$$= \left[13 – 17 + \frac{1}{4} – \frac{1}{4}\right] : \frac{-4}{7}$$
$$= \left[\left(13 – 17\right) + \left(\frac{1}{4} – \frac{1}{4}\right)\right] : \frac{-4}{7}$$
$$= (-4) : \frac{-4}{7}$$
$$= (-4) \cdot \frac{-7}{4}$$
$$= 7.$$
$$\mathbf{d)}\; \frac{100}{123} : \left(\frac{3}{4}+\frac{7}{12}\right) + \frac{23}{123} : \left(\frac{9}{5}-\frac{7}{15}\right)$$
$$= \frac{100}{123} : \left(\frac{9}{12} + \frac{7}{12}\right) + \frac{23}{123} : \left(\frac{27}{15} – \frac{7}{15}\right)$$
$$= \frac{100}{123} : \frac{16}{12} + \frac{23}{123} : \frac{20}{15}$$
$$= \frac{100}{123} : \frac{4}{3} + \frac{23}{123} : \frac{4}{3}$$
$$= \left(\frac{100}{123} + \frac{23}{123}\right) : \frac{4}{3}$$
$$= \frac{123}{123} : \frac{4}{3}$$
$$= 1 : \frac{4}{3}$$
$$= \frac{3}{4}.$$
Bài tập 3 (Trang 27 / Toán 7 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Thực hiện phép tính:
$$\mathbf{a)}\; \frac{5^{16} \cdot 27^{7}}{125^{5} \cdot 9^{11}};$$
$$\mathbf{b)}\; \left(-0,2\right)^2 \cdot 5 – \frac{2^{13} \cdot 27^{3}}{4^6 \cdot 9^5};$$
$$\mathbf{c)}\; \frac{5^6 + 2^2 \cdot 25^3 + 2^3 \cdot 125^2}{26\cdot 5^6}.$$
Giải
$$\mathbf{a)}\; \frac{5^{16} \cdot 27^{7}}{125^{5} \cdot 9^{11}}$$
$$= \frac{5^{16} \cdot \left(3^3\right)^{7}}{\left(5^3\right)^5 \cdot \left(3^2\right)^{11}}$$
$$= \frac{5^{16} \cdot 3^{21}}{5^{15} \cdot 3^{22}}$$
$$= \frac{5}{3}.$$
$$\mathbf{b)}\; \left(-0,2\right)^2 \cdot 5 – \frac{2^{13} \cdot 27^{3}}{4^6 \cdot 9^5}$$
$$= 0,04 \cdot 5 – \frac{2^{13} \cdot \left(3^3\right)^3}{\left(2^2\right)^6 \cdot \left(3^2\right)^5}$$
$$= 0,2 – \frac{2^{13} \cdot 3^9}{2^{12} \cdot 3^{10}}$$
$$= \frac{1}{5} – \frac{2}{3}$$
$$= \frac{3}{15} – \frac{10}{15}$$
$$= \frac{-7}{15}.$$
$$\mathbf{c)}\; \frac{5^6 + 2^2 \cdot 25^3 + 2^3 \cdot 125^2}{26\cdot 5^6}$$
$$= \frac{5^6 + 2^2 \cdot \left(5^2\right)^3 + 2^3 \cdot \left(5^3\right)^2}{26 \cdot 5^6}$$
$$= \frac{5^6 + 2^2 \cdot 5^6 + 2^3 \cdot 5^6}{26 \cdot 5^6}$$
$$= \frac{5^6 \cdot \left(1 + 2^2 + 2^3\right)}{26 \cdot 5^6}$$
$$= \frac{1 + 2^2 + 2^3}{26}$$
$$= \frac{1 + 4 + 8}{26}$$
$$= \frac{13}{26}$$
$$= \frac{1}{2}.$$
Bài tập 4 (Trang 27 / Toán 7 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tính giá trị các biểu thức sau:
$$\mathbf{a)}\; A = \left[(-0,5)- \frac{3}{5}\right] : (-3) + \frac{1}{3} – \left(-\frac{1}{6}\right) : (-2);$$
$$\mathbf{b)}\; B = \left(\frac{2}{25} – 0,036\right) : \frac{11}{50} – \left[\left(3\frac{1}{4} – 2\frac{4}{9}\right)\right] \cdot \frac{9}{29}.$$
Giải
$$\mathbf{a)}\; A = \left[(-0,5)- \frac{3}{5}\right] : (-3) + \frac{1}{3} – \left(-\frac{1}{6}\right) : (-2)$$
$$= \left[\frac{-1}{2} – \frac{3}{5} \right] : (-3) + \frac{1}{3} – \frac{-1}{6} \cdot \frac{-1}{2}$$
$$= \left[\frac{-5}{10} – \frac{6}{10}\right] : (-3) + \frac{1}{3} – \frac{1}{12}$$
$$= \frac{-11}{10} : (-3) + \frac{1}{3} – \frac{1}{12}$$
$$= \frac{-11}{10} \cdot \frac{-1}{3} + \frac{1}{3} – \frac{1}{12}$$
$$= \frac{11}{30} + \frac{1}{3} – \frac{1}{12}$$
$$= \frac{22}{60} + \frac{20}{60} – \frac{5}{60}$$
$$= \frac{37}{60}.$$
$$\mathbf{b)}\; B = \left(\frac{2}{25} – 0,036\right) : \frac{11}{50} – \left[\left(3\frac{1}{4} – 2\frac{4}{9}\right)\right] \cdot \frac{9}{29}$$
$$= \left(\frac{2}{25} – \frac{9}{250}\right) : \frac{11}{50} – \left[ \frac{13}{4} – \frac{22}{9}\right] \cdot \frac{9}{29}$$
$$= \left(\frac{20}{250} – \frac{9}{250}\right) : \frac{11}{50} – \left[ \frac{117}{36} – \frac{88}{36}\right] \cdot \frac{9}{29}$$
$$= \frac{11}{250} : \frac{11}{50} – \frac{29}{36} \cdot \frac{9}{29}$$
$$= \frac{11}{250} \cdot \frac{50}{11} – \frac{1}{4}$$
$$= \frac{1}{5} – \frac{1}{4}$$
$$= \frac{4}{20} – \frac{5}{20}$$
$$= \frac{-1}{20}.$$
Bài tập 5 (Trang 27 / Toán 7 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tìm $x,$ biết:
$$\mathbf{a)}\; -\frac{3}{5} \cdot x = \frac{12}{25};$$
$$\mathbf{b)}\; \frac{3}{5} x – \frac{3}{4} = -1\frac{1}{2};$$
$$\mathbf{c)}\; \frac{2}{5} + \frac{3}{5} : x = 0,5;$$
$$\mathbf{d)}\; \frac{3}{4} – \left(x – \frac{1}{2}\right) = 1\frac{2}{3};$$
$$\mathbf{e)}\; 2\frac{2}{15} : \left(\frac{1}{3} – 5x\right) = -2\frac{2}{5};$$
$$\mathbf{g)}\; x^2 + \frac{1}{9} = \frac{5}{3} : 3.$$
Giải
$$\mathbf{a)}\; -\frac{3}{5} \cdot x = \frac{12}{25}$$
$$x = \frac{12}{25} : \left(-\frac{3}{5}\right)$$
$$\;\;\;= \frac{12}{25} \cdot \frac{-5}{3} = \frac{-4}{5}.$$
$$\mathbf{b)}\; \frac{3}{5} x – \frac{3}{4} = -1\frac{1}{2}$$
$$\frac{3}{5}x = -1\frac{1}{2} + \frac{3}{4} = \frac{-3}{2} + \frac{3}{4}$$
$$\;\;\; = \frac{-6}{4} + \frac{3}{4} = \frac{-3}{4}$$
Vậy:
$$\frac{3}{5} x = \frac{-3}{4}$$
Do đó:
$$x = \frac{-3}{4} : \frac{3}{5}$$
$$\;\;\;= \frac{-3}{4} \cdot \frac{5}{3} = \frac{-5}{4}.$$
$$\mathbf{c)}\; \frac{2}{5} + \frac{3}{5} : x = 0,5$$
$$\frac{3}{5} : x = 0,5 – \frac{2}{5} = \frac{1}{2} – \frac{2}{5}$$
$$\;\;\; = \frac{5}{10} – \frac{4}{10} = \frac{1}{10}$$
Vậy:
$$\frac{3}{5} : x = \frac{1}{10}$$
Do đó:
$$x = \frac{3}{5} : \frac{1}{10} = \frac{3}{5} \cdot 10 = 6.$$
$$\mathbf{d)}\; \frac{3}{4} – \left(x – \frac{1}{2}\right) = 1\frac{2}{3}$$
$$\frac{3}{4} – x + \frac{1}{2} = \frac{5}{3}$$
$$\frac{3}{4} + \frac{1}{2} – x = \frac{5}{3}$$
$$\frac{3}{4} + \frac{2}{4} – x = \frac{5}{3}$$
$$\frac{5}{4} – x = \frac{5}{3}$$
$$x = \frac{5}{4} – \frac{5}{3} = \frac{15}{12} – \frac{20}{12} = \frac{-5}{12}.$$
$$\mathbf{e)}\; 2\frac{2}{15} : \left(\frac{1}{3} – 5x\right) = -2\frac{2}{5}$$
$$\frac{1}{3} – 5x = \left(2\frac{2}{15}\right) : \left(-2\frac{2}{5}\right)$$
$$\;\;\; = \frac{32}{15} : \frac{-12}{5} = \frac{32}{15} \cdot \frac{-5}{12} = \frac{-8}{9}$$
Vậy:
$$\frac{1}{3} – 5x = \frac{-8}{9}$$
Do đó:
$$5x = \frac{1}{3} – \frac{-8}{9}$$
$$\;\;\;= \frac{3}{9} + \frac{8}{9} = \frac{11}{9}$$
Vậy:
$$5x = \frac{11}{9}$$
Do đó:
$$x = \frac{11}{9} : 5 = \frac{11}{9} \cdot \frac{1}{5} = \frac{11}{45}.$$
$$\mathbf{g)}\; x^2 + \frac{1}{9} = \frac{5}{3} : 3$$
$$x^2 = \frac{5}{3} : 3 – \frac{1}{9}$$
$$\;\;\;= \frac{5}{3} \cdot \frac{1}{3} – \frac{1}{9} = \frac{5}{9} – \frac{1}{9} = \frac{4}{9}$$
Vậy:
$$x^2 = \frac{4}{9}$$
Do đó:
$x = \frac{2}{3}$ hoặc $x = \frac{-2}{3}$
(Vì $\left(\frac{2}{3}\right)^2 = \frac{4}{9}$ và $\left(\frac{-2}{3}\right)^2 = \frac{4}{9}$)
Bài tập 6 (Trang 27 / Toán 7 – tập 1 / Chân trời sáng tạo)
a) Tính diện tích hình thang $ABCD$ có các kích thước như hình sau:

b) Hình thoi $MNPQ$ có diện tích bằng diện tích hình thang $ABCD$ ở câu a), đường chéo $MP = \frac{35}{4}\;m.$ Tính độ dài $NQ.$

Giải
a) Diện tích hình thang $ABCD$ là:
$$\frac{\left(\frac{11}{3} + \frac{17}{2}\right) \cdot 3}{2} = \frac{73}{4}\;(m^2).$$
b) Gọi $S$ là diện tích hình thoi $MNPQ.$
Vì diện tích hình thoi $MNPQ$ bằng diện tích hình thang $ABCD$ nên $S = \frac{73}{4}.$
Công thức tính diện tích hình thoi là:
$$S = MP \cdot NQ : 2$$
Do đó:
$$NQ = S \cdot 2 : MP = \frac{73}{4} \cdot 2 : \frac{35}{4} = \frac{146}{35}\;(m)$$
Bài tập 7 (Trang 28 / Toán 7 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Tìm số hữu tỷ $a,$ biết rằng lấy $a$ nhân với $\frac{1}{2}$ rồi cộng với $\frac{3}{4},$ sau đó chia kết quả cho $\frac{-1}{4}$ thì được số $-3\frac{3}{4}.$
Giải
Theo đề bài thì:
$$\left(a \cdot \frac{1}{2} + \frac{3}{4}\right) : \frac{-1}{4} = -3\frac{3}{4}$$
Do đó:
$$a \cdot \frac{1}{2} + \frac{3}{4} = \left(-3\frac{3}{4}\right) \cdot \frac{-1}{4}$$
$$\;\;\; = \frac{-15}{4} \cdot \frac{-1}{4} = \frac{15}{16}.$$
Vậy:
$$a \cdot \frac{1}{2} + \frac{3}{4} = \frac{15}{16}$$
Do đó:
$$a \cdot \frac{1}{2} = \frac{15}{16} – \frac{3}{4}$$
$$\;\;\;= \frac{15}{16} – \frac{12}{16} = \frac{3}{16}.$$
Vậy:
$$a \cdot \frac{1}{2} = \frac{3}{16}$$
Suy ra:
$$a = \frac{3}{16} : \frac{1}{2} = \frac{3}{16} \cdot 2 = \frac{3}{8}.$$
Vậy số hữu tỷ $a$ cần tìm là $\frac{3}{8}.$
Bài tập 8 (Trang 28 / Toán 7 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Nhiệt độ ngoài trời đo được vào một ngày mùa đông tại New York (Mỹ) lúc 5 giờ chiều là 35,6 oF, lúc 10 giờ tối cùng ngày là 22,64 oF.
Biết công thức chuyển đổi từ độ F sang độ C là:
$$T(^oC) = \frac{5}{9} \cdot \left(T(^oF) – 32\right).$$
a) Hãy chuyển đổi các số đo nhiệt độ theo độ F nêu ở trên sang độ C.
b) Tính chênh lệch nhiệt độ từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối (theo đơn vị độ C).

Giải
a) Nhiệt độ lúc 5 giờ chiều là:
$$T(^oC) = \frac{5}{9} \cdot \left(35,6 – 32\right) = 2 \;(^oC).$$
Nhiệt độ lúc 10 giờ tối là:
$$T(^oC) = \frac{5}{9} \cdot \left(22,64 – 32\right) = -5,2\;(^oC).$$
b) Chênh lệch nhiệt độ từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối là: $(-5,2) – 2 = -7,2 \;(^oC).$
Vậy từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối, nhiệt độ đã giảm 7,2 oC.
Bài tập 9 (Trang 28 / Toán 7 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Mẹ bạn Minh gửi tiết kiệm $300\;000\;000$ triệu đồng vào một ngân hàng theo thể thức kỳ hạn 1 năm. Hết thời hạn 1 năm, mẹ bạn Minh nhận được cả vốn lẫn lãi là $321\;600\;000$ đồng. Tính lãi suất ngân hàng theo thể thức gửi tiết kiệm này.
Hướng dẫn
Muốn tính lãi suất (1 năm), ta lấy tính tỷ số phần phần trăm giữa $[Tiền\; lãi]$ và $[Tiền\; gốc].$
(Trong đó, $[Tiền\; gốc]$ chính là số tiền ban đầu đem đi gửi. Trong bài tập này, $[Tiền \;gốc]$ là $300\;000\;000$ đồng.)
$$[Lãi\; suất] = \frac{[Tiền\; lãi]}{[Tiền\; gốc]} \cdot 100\%$$
Vậy ta cần tìm $[Tiền\;lãi]$ và $[Tiền\;gốc]$ thì sẽ tính được $[Lãi\;suất]$
Giải
Tiền lãi sau 1 năm là: $ 321\;600\;000 – 300\;000\;000 = 21\;600\;000$ (đồng).
Lãi suất tiền gửi 1 năm là:
$$\frac{21\;600\;000}{300\;000\;000} \cdot 100\% = 7,2\%$$
Bài tập 10 (Trang 28 / Toán 7 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Bác Lan mua ba món hàng ở một siêu thị: Món hàng thứ nhất giá $125\;000$ đồng và được giảm giá $30\%$; món hàng thứ hai giá $300\;000$ đồng và được giảm giá $15\%$; món hàng thứ ba được giảm giá $40\%.$ Tổng số tiền bác Lan phải thanh toán là $692\;500$ đồng. Hỏi giá tiền món hàng thứ ba lúc chưa giảm giá là bao nhiêu?
Giải
Sau khi giảm giá, số tiền phải trả khi mua món hàng thứ nhất là: $125\;000 \cdot (100\% – 30\%) = 125\;000 \;70\% = 87\;500$ (đồng).
Sau khi giảm giá, số tiền phải trả khi mua món hàng thứ hai là: $300\;000 \cdot (100\% – 15\%) = 300\;000 \cdot 85\% = 255\;000$ (đồng).
Số tiền để mua món hàng thứ ba khi đã giảm giá là: $692\;500 – 87\;500 – 255\;000 = 350\;000$ (đồng).
Giá tiền món hàng thứ ba lúc chưa giảm giá là: $350\;000 : (100\% – 40\%) = 350\;000 : 60\% = 350\;000 \cdot \frac{100}{60} \approx 583\;333,3$ (đồng).
Bài tập 11 (Trang 28 / Toán 7 – tập 1 / Chân trời sáng tạo) Nhân ngày 30/4, một cửa hàng thời trang giảm giá $20\%$ cho tất cả các sản phẩm. Đặc biệt, nếu khách hàng nào có thẻ khách hàng thân thiết của cửa hàng thì được giảm giá thêm $10\%$ trên giá đã giảm.
a) Chị Thanh là khách hàng thân thiết của cửa hàng, chị đã đến cửa hàng mua một chiếc váy có giá niêm yết là $800\;000$ đồng. Hỏi chị Thanh phải trả bao nhiêu tiền cho chiếc váy đó?
b) Cô Minh cũng là một khách hàng thân thiết của cửa hàng, cô đã mua một chiếc túi xách và đã phải trả số tiền là $864\;000$ đồng. Hỏi giá ban đầu của chiếc túi xách đó là bao nhiêu?
Giải
a) Số tiền chị Thanh phải trả: $800\;000 \cdot 80\% \cdot 90\% = 576\;000$ (đồng).
b) Giá ban đầu của chiếc túi xách đó là: $864\;000 : 80\% : 90\% = 864\;000 \cdot \frac{100}{80} \cdot \frac{100}{90} = 1\;200\;000$ (đồng).
Giải thích
a) Khách hàng bình thường được giảm giá $20\%$ nên chỉ phải trả $100\% – 20\% = 80\%$ của giá niêm yết, tức là phải trả số tiền là: $t = 800\;000 \cdot 80\%$ (đồng).
Do chị Thanh là khách hàng thân thiết nên được giảm thêm $10\%$ trên giá đã giảm, tức là phải trả số tiền là: $t \cdot (100\% – 10\%) = 800\;000 \cdot 80\% \cdot 90\%$ (đồng).
Lưu ý là $80\% = \frac{80}{100}$ và $90\% = \frac{90}{100}$ thì ta sẽ tính được giá trị của biểu thức trên. Đó là:
$$ 800\;000 \cdot 80\% \cdot 90\% = 800\;000 \cdot \frac{80}{100} \cdot \frac{90}{100}$$
b) Đây là bài toán ngược lại với câu a). Cách lập luận tương tự câu a).