Cách tự làm website chuyên nghiệp mà không cần biết lập trình
Tự làm một website có khó không? Nó có yêu cầu nhiều kiến thức cao siêu không? Có cần biết lập trình không? Liệu rằng tự làm thì nó có chuyên nghiệp không? …
Đó là những câu hỏi xảy ra khi bạn muốn tự làm một website cho riêng mình (!!?) nhưng bạn lại không biết tí gì về lập trình cả.
Bài hướng dẫn này sẽ cho bạn thấy rằng: tự làm website chuyên nghiệp không khó như bạn tưởng, thậm chí còn rất dễ đến nỗi … ai cũng làm được.
Nào! Cùng bắt tay vào làm website thôi!
Bước 1: Thuê host và đăng ký domain (tên miền)
Có hai thứ đi liền với mỗi website là: host và domain.
Host là gì? Domain là gì?
– Host là một không gian lưu trữ (trên máy chủ web) cho website của bạn. => Nó giống như một mảnh đất chứa mọi dữ liệu của website.
– Domain là tên miền ví dụ như: pphoc.com, abc.net, xyz.com.vn, … => Đó chính là địa chỉ để bạn đến chính xác một website.
Vậy bạn cần thuê (hoặc mua) một host cho website của mình; và cũng phải đăng ký domain (tên miền) cho website của bạn.
Thuê host
Bạn cần tìm cho mình một nhà cung cấp dịch vụ web hosting chất lượng như AZDIGI, GoDaddy, HawkHost, …
Nếu làm website ở Việt Nam, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ của AZDIGI. Ở đó, bạn sẽ được hưởng một dịch vụ hosting giá rẻ (chỉ từ 29.000 đồng / tháng), đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật người Việt Nam phục vụ mọi lúc 24/7/365. Đặc biệt, bạn sẽ được dùng thử 7 ngày và được hoàn tiền 100% nếu thấy không phù hợp trong vòng 30 ngày đầu sử dụng. Ngoài ra, các bạn sẽ được tặng nhiều quà tặng đi kèm là các theme và plugin wordpress miễn phí.
Cách đăng ký hosting tại AZDIGI:
Bước 1: Nhấp vào đường link này để đến trang dịch vụ hosting của AZDIGI.
Bước 2: Cuộn chuột hoặc kéo xuống mục Dùng thử hosting giá rẻ 7 ngày miễn phí để tìm kiếm gói dịch vụ hosting phù hợp, nhấp chọn [Dùng thử].
Nếu là người mới bắt đầu, nên chọn gói AZ Pro 2. Mua gói này với giá hiện tại là 45k/tháng, bạn có được 3G (1G của gói và 2G khuyến mãi) dung lượng SSD – dư sức để lưu các bài viết và hàng nghìn hình ảnh.

Bước 3: Màn hình hiện lên một yêu cầu khai báo tên miền (domain) làm tên miền chính của gói host (bạn có thể thêm một tên miền khác làm tên miền thêm cho gói host sau này).
Có 3 tùy chọn khai báo tên miền:
– Đăng ký tên miền mới tại AZDIGI: Nếu bạn chưa có tên miền và cần đăng ký một tên miền mới và sử dụng cho gói host này thì bạn dùng tùy chọn này. Bạn sẽ cần nhập tên và đuôi tên miền và ấn nút Check để kiểm tra tính khả dụng (vì tên miền bạn đăng ký không được trùng với những người đã đăng ký trước bạn).
– Chuyển tên miền về AZDIGI: Nếu bạn đã có tên miền nhưng cần chuyển về để AZDIGI quản lý thì sử dụng tùy chọn này.
– Tôi đã có tên miền và sẽ tự cập nhật DNS: Nếu bạn đã có tên miền tại nhà cung cấp khác và muốn sử dụng trên gói host tại AZDIGI. Khi sử dụng tùy chọn này, bạn sẽ cần chỉnh sửa lại Nameserver hoặc DNS của tên miền để trỏ về host của AZDIGI.
=> Sau khi đã thêm tên miền vào giỏ hàng, bạn nhấp vào nút [Tiếp tục] ở phía dưới trình duyệt.



Bước 4: Chọn chu kỳ thanh toán và nhấp vào nút [Tiếp tục].

Bước 5: Tick chọn [Ẩn thông tin tên miền] (nếu muốn) rồi click vào nút [Tiếp tục].

Bước 6: Cuộn (kéo) xuống và nhập (hoặc chọn) đầy đủ các thông tin được yêu cầu, bao gồm thông tin cá nhân, hình thức thanh toán, mật khẩu để tạo tài khoản mới, …
Tick chọn [Tôi không phải là người máy] và [Tôi đồng ý rằng …].
Sau đó click vào nút [Thanh toán].

Bước 7: Hệ thống sẽ đưa bạn đến trang của hóa đơn và có kèm theo hướng dẫn thanh toán.
Sau khi bạn hoàn tất thanh toán theo hướng dẫn, bạn sẽ nhận được email xác nhận, kèm theo những hướng dẫn cần thiết. Kiểm tra email để nhận những thứ này.
=> Bạn đã hoàn tất việc thuê host và đăng ký tên miền cho website của mình.

Đăng ký domain (tên miền)
Bạn có thể đăng ký domain ở bất kỳ đâu nhưng cần trỏ về (liên kết) máy chủ – nơi lưu trữ website của bạn.
Thường thì nhà cung cấp dịch vụ host cũng cung cấp các dịch vụ tên miền. Do đó, bạn nên đăng ký domain và thuê host ở cùng một nhà cung cấp (ví dụ như AZDIGI) để được hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý là tên miền nên dễ nhớ, viết liền không dấu và trùng với tên thương hiệu của website (chẳng hạn như tên cá nhân hoặc tên công ty, hoặc chức năng của website). Mỗi tên miền cũng có một phần mở rộng, chẳng hạn như: .com, .info, .vn, .blog, .org, … Bạn nên chọn những phần mở rộng thông dụng (thường là .com), để tránh người khác hiểu lầm là trang web giả mạo.
Bước 2: Cài đặt WordPress cho website
Sau khi đã thuê host, đăng ký domain và kết nối với host, bạn cần cài đặt WordPress cho website lên host của mình.
WordPress là gì?
WordPress là một phần mềm nguồn mở, được xem như là một Hệ quản trị nội dung (CMS) vượt trội, hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại web khác nhau như blog, website tin tức / tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử, …
Rất nhiều website lớn tin dùng WordPress như TechCrunch, Mashable, CNN, BBC America, Variety, Sony Music, MTV News, Bata, Quartz, …
👉 Nên xem: Cách cài đặt và thiết lập WordPress
Bước 3: Học cách sử dụng Trang quản trị website
Mỗi website sẽ có một trang quản trị tương ứng để thêm, chỉnh sửa, thay đổi nội dung trên website đó.
Để truy cập vào Trang quản trị, bạn sử dụng đường link có dạng: tenmiencuaban.xxx/wp-admin
Chẳng hạn, nếu tên miền của bạn là abcxyz.com thì đường link dẫn đến trang quản trị là: abcxyz.com/wp-admin
Nếu nó yêu cầu đăng nhập, bạn sử dụng username và password đã tạo khi cài đặt WordPress cho website (Bước 2).
Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được chuyển tới bảng điều khiển để quản lý trang web. Tại đây bạn có thể tạo bài viết, danh mục, trang, tag; chỉnh sửa, thay đổi giao diện và cài đặt của trang web

Hãy để ý nhiều đến thanh menu bên trái. Ở đây bạn sẽ tìm thấy tất cả các công cụ để chỉnh sửa trang web:
– Dashboard (Bảng tin): Bảng tin là nơi WordPress hiển thị tổng quan về các hoạt động gần đây trên trang web của bạn.
– Posts (Bài viết): Trong phần bạn có thể thêm cũng như chỉnh sửa bài viết, danh mục và thẻ tag.
– Media (Thư viện): Phần này cho phép bạn tải lên hình ảnh cũng như các tập tin đa phương tiện của bạn như video, âm nhạc
– Pages (Trang): Trong phần này, bạn có thể tạo và chỉnh sửa các trang trên website của mình.
– Comments (Bình luận): Mục này cho phép bạn quản lý các bình luận mà người dùng đã bình luận trên website của bạn
– Appearance (Giao diện): Trong mục này bạn có thể quản lý, chỉnh sửa giao diện, Widget, menu trên trang web của bạn.
– Plugins: Trong mục này bạn có thể cài đặt, kích hoạt hoặc hủy kích hoạt các plugin của WordPress.
– Users (Thành viên): Phần này cho phép quản lý người dùng. Bạn có thể thêm người dùng mới và thiết lập quyền người dùng ở đây.
– Tools (Công cụ): Bạn có thể nhập hoặc xuất các bài viết, trang, đa phương tiện và các chức năng khác thông qua các công cụ của WordPress.
– Settings: Trong phần này bạn thiết lập các thuộc tính của trang web và plugin. Bạn có thể chỉnh sửa tiêu đề trang, URL, ngôn ngữ trang, nhận xét và cài đặt đa phương tiện, v.v.
– Collapsing menu (Thu gọn Menu): Nhấp vào nút này cho phép bạn thu gọn hoặc mở rộng Menu
Là người mới, bạn nên quan tâm nhiều đến các mục: Post (Bài viết), Pages (Trang), Appearance (Giao diện) và Plugins. Nhiêu đó thôi đã đủ để các bạn tạo thành một website rồi. Sau này, khi đã quen, các bạn có thể tìm hiểu thêm các mục còn lại để quản lý website chuyên nghiệp hơn.
3.1 – Post (Bài viết) và Pages (Trang)
Bài viết (Post) và Trang (Pages) gần giống nhau, nhưng trường hợp sử dụng khác nhau.
– Bài viết (Post) được dùng khi đăng các bài viết thường nhật – mang tính thời điểm, chẳng hạn như bài viết blog, tin tức, sự kiện, … Chúng thường được sắp xếp theo thứ tự thời gian, và được phân loại dựa vào Chuyên mục (Category) và Thẻ (Tag).
– Trang (Pages) được dùng với những bài thông tin ít thay đổi – lâu dài, chẳng hạn như trang giới thiệu, liên hệ, … Chúng không được phân loại nhưng có thể phân cấp cha – con.
3.1.1 – Thao tác với Bài viết (Post):
Khi nhấp vào mục Posts (Bài viết), bạn sẽ thấy danh sách tất cả các bài viết của mình. Di chuột vào tên mỗi bài viết, bạn sẽ thấy một số liên kết, gồm: Edit (Chỉnh sửa), Quick Edit (Sửa nhanh), Trash (Thùng rác), View (Xem).

Cách thêm một bài viết mới:
Để thêm một bài viết mới vào trang web của bạn, hãy di chuyển con chuột tới mục Posts (Bài viết). Bạn sẽ thấy tùy chọn Add new (Viết bài mới).
Nhấp vào Add new (Viết bài mới), khung soạn thảo sẽ hiện lên cho bạn viết bài.

Sau khi viết bài xong, bạn nhấp vào nút [Đăng] để xuất bản bài viết.

3.1.2 – Thao tác với Trang (Pages)
Khi nhấp vào mục Pages (Trang), bạn sẽ thấy danh sách tất cả các trang của mình. Di chuột vào tên mỗi trang, bạn cũng sẽ thấy một số liên kết tương tự như bài viết: Edit (Chỉnh sửa), Quick Edit (Sửa nhanh), Trash (Thùng rác), View (Xem).
Cách thêm một bài viết mới:
Để thêm một Trang mới, hãy di chuyển con chuột tới mục Pages (Trang). Bạn sẽ thấy tùy chọn Add new (Thêm tra mới). Hãy nhấp vào nó.

3.2 – Appearance (Giao diện)
Giao diện chính là hình thức hiển thị cho website của bạn. Website đẹp hay xấu tùy thuộc vào Giao diện mà bạn chọn.
Điều hướng đến [Appearance] > [Theme].
Một danh sách các theme bạn đã cài đặt hiện lên.
Để thêm một theme khác, hãy nhấp vào nút [Add New].


3.3 – Plugins
Plugin là phần mềm mở rộng chức năng cho WordPress. Plugins cho phép bạn thêm nhiều tính năng vào trang web của bạn mà không cần kiến thức về lập trình.
Cách cài Plugins:
Điều hướng đến [Plugins] > [Add New] (Cài mới)
Thư viện các Plugins hiện lên.

Nhập tên Plugin vào ô tìm kiếm.
Sau đó, chọn [Cài đặt] hoặc [Kích hoạt] Plugin bạn muốn.

Một số Plugin nên cài:
– AddToAny Share Buttons: giúp bạn thêm các nút chia sẻ lên mạng xã hội.
– Google Analytics: theo dõi dữ liệu người truy cập website.
– Yoast SEO: hỗ trợ tối ưu từ khóa và nội dung bài viết.
Lời kết
Vậy là bạn đã có cho mình một website!
Tuy nhiên, “sự học là vô bờ”. Sẽ có nhiều điều các bạn phải tự học nữa để điều khiển website theo ý mình. Mà cách học nhanh nhất là “tự vọc” và tìm hiểu từng phần trong bảng điều khiển.
Chúc bạn sẽ thành công trên con đường tạo website phục vụ nhu cầu của mình.