[BT-T6-1.3#5] Bài tập TOÁN CÓ LỜI VĂN

Sau đây là các bài tập TOÁN CÓ LỜI VĂN dành cho học sinh lớp 6. Trước khi làm bài tập, nên xem lại lý thuyết trong các bài liên quan: ✨ Ứng dụng các phép toán cộng – trừ – nhân – chia. Các dạng bài tập thường gặp: Sau đây là một số […]

Sau đây là các bài tập TOÁN CÓ LỜI VĂN dành cho học sinh lớp 6. Trước khi làm bài tập, nên xem lại lý thuyết trong các bài liên quan:

Các dạng bài tập thường gặp:

Sau đây là một số tình huống thực tế mà các em thường gặp. Hãy vận dụng các phép tính trong tập hợp số tự nhiên đã học để giải quyết các bài toán phía dưới. Qua đó, các em sẽ nhận ra được TOÁN HỌC là một công cụ đắc lực giúp chúng ta giải quyết tốt hơn cho các công việc của mình.

Dạng 1: Tính tiền

Bài tập 1.1: Sau khi đập heo đất, Lan kiểm đếm số tiền mà mình tiết kiệm được. Kết quả thấy có:

  • 17 tờ 2 nghìn đồng
  • 23 tờ 5 nghìn đồng;
  • 7 tờ 10 nghìn đồng;
  • 2 tờ 20 nghìn đồng
  • 1 tờ 50 nghìn đồng

a) Hỏi Lan đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

b) Đến năm học mới, Lan dùng tiền tiết kiệm của mình để mua dụng cụ học tập gồm: 1 bộ thước, 1 hộp bút chì màu, 3 cây bút bi và 12 quyển vở. Giá mỗi bộ thước là 45 nghìn đồng, mỗi hộp bút chì màu là 42 nghìn đồng, mỗi cây bút bi là 8 nghìn đồng và mỗi quyển vở là 14 nghìn đồng. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu tiền tiết kiệm.

Bài tập 1.2: Mỗi ngày, gia đình của Nga dùng hết khoảng 6 chén (bát) gạo.

a) Hỏi sau 30 ngày thì gia đình cua Nga đã dùng hết bao nhiêu chén gạo?

b) Biết rằng cứ 4 chén gạo thì có khối lượng là 1 kg. Hỏi sau 12 ngày thì gia đình của Nga đã dùng hết bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

c) Giá mỗi ki-lô-gam gạo là 14[nbsp]000 đồng. Hỏi cần bao nhiêu tiền để gia đình của Nga mua đủ số gạo dùng trong 16 ngày?

Bài tập 1.3: Một cửa hàng mua một xe ô tô giá 1[nbsp]500 triệu đồng, đem cho thuê 20 tuần với giá cho thuê 20 triệu đồng một tuần. Phí bảo hiểm cửa hàng phải nộp là 80 triệu đồng, chi phí sửa chữa hết 120 triệu đồng. Sau đó cửa hàng bán chiếc xe với giá 1[nbsp]300 triệu đồng. Tính lợi nhuận của thương vụ này.

Dạng 2: Thời gian

Bài tập 2.1: Biết rằng mỗi giờ gồm có 60 phút. Mỗi phút là 60 giây. Hỏi:

a) 7 giờ gồm bao nhiêu phút?

b) 8 phút là bao nhiêu giây?

c) mỗi giờ gồm bao nhiêu giây?

d) mỗi ngày (24 giờ) gồm bao nhiêu giây?

Bài tập 2.2: Mỗi ngày, cô Trang phải đón hai chuyến xe buýt để đi từ nhà đến nơi làm việc. Chuyến xe buýt thứ nhất mất khoảng 25 phút, chuyến xe buýt thứ hai mất khoảng 50 phút thì đến nơi làm việc của cô.

a) Trong trường hợp thuận lợi nhất (không phải chờ chuyến xe buýt nào) thì thời gian đi từ nhà đến nơi làm việc của cô Trang là bao nhiêu phút?

b) Nếu khởi hành lúc 6h15 thì khi nào cô Trang sẽ đến nơi làm việc?

c) Để có mặt ở nơi làm việc trước 8h thì cô Trang phải khởi hành muộn nhất là lúc nào?

Bài tập 2.3: Ông Toàn đi công tác trở về nhà thì chiếc đồng hồ lên dây cót của ông đã đứng. Ông lên dây cót, vặn kim đồng hồ chỉ 8[nbsp]giờ rồi sang ngay nhà bạn gần đó để chơi và hỏi giờ. Trên đường đi, ông phát hiện mình không mang theo đồng hồ. Do đó, ông đã ghi lại lúc vừa đến nhà bạn là 8[nbsp]giờ[nbsp]20[nbsp]phút và lúc bắt đầu rời nhà bạn để về nhà mình là 8[nbsp]giờ[nbsp]50[nbsp]phút. Khi về đến nhà, ông thấy đồng hồ của mình chỉ 8[nbsp]giờ[nbsp]50[nbsp]phút. Hỏi ông phải chỉnh đồng hồ của mình để kim đồng hồ chỉ mấy giờ? (Lưu ý là thời gian đi và thời gian về bằng nhau.)

Đáp án các bài tập:

Dạng 1:

Bài tập 1.1:

a) Số tiền mà Lan đã tiết kiệm được là:

17[nbsp].[nbsp]2 + 23[nbsp].[nbsp]5 + 7[nbsp].[nbsp]10 + 2[nbsp].[nbsp]20 + 1[nbsp].[nbsp]50 = 309 (nghìn đồng).

b) Số tiền Lan đã dùng để mua dụng cụ học tập là:

1[nbsp].[nbsp]45 + 1[nbsp].[nbsp]42 + 3[nbsp].[nbsp]8 + 12[nbsp].[nbsp]14 = 279 (nghìn đồng)

Số tiền tiết kiệm mà Lan còn lại là:

309 – 279 = 30 (nghìn đồng)

Bài tập 1.2:

a) Số chén gạo gia đình của Nga đã dùng hết sau 30 ngày là: 30[nbsp].[nbsp]6[nbsp]=[nbsp]180 (chén)

b) Số chén gạo gia đình của Nga đã dùng hết sau 12 ngày là: 12[nbsp].[nbsp]6[nbsp]=[nbsp]72 (chén)

Cứ 4 chén gạo thì có khối lượng là 1[nbsp]kg, vậy 72 chén thì có khối lượng là: 72[nbsp]:[nbsp]4[nbsp]=[nbsp]18 (kg)

Vậy sau 12 ngày thì gia đình của Nga đã dùng hết 18 kg gạo.

c) Số chén gạo dùng trong 16 ngày là: 16[nbsp].[nbsp]6[nbsp]=[nbsp]96 (chén)

Do đó, số kg gạo dùng trong 16 ngày là: 96[nbsp]:[nbsp]4[nbsp]=[nbsp]24 (kg)

Số tiền cần dùng để mua đủ số gạo dùng trong 16 ngày là:

24[nbsp].[nbsp]14[nbsp]000[nbsp]=[nbsp]336[nbsp]000 (đồng)

Bài tập 1.3:

Số tiền được từ việc cho thuê và bán xe là:

20[nbsp].[nbsp]20 + 1[nbsp]300 = 1[nbsp]700 (triệu đồng)

Số tiền phải chi ra cho việc mua xe, nộp phí bảo hiểm và phí sửa chữa là:

1[nbsp]500 + 80 + 120 = 1[nbsp]700 (triệu đồng)

Lợi nhuận của thương vụ này là:

1[nbsp]700 – 1[nbsp]700 = 0 (triệu đồng)

Nghĩa là hòa vốn.

Dạng 2:

Bài tập 2.1:

a) Vì mỗi giờ gồm 60 phút nên 7 giờ gồm: 7[nbsp].[nbsp]60[nbsp]=[nbsp]42 (phút)

b) Vì mỗi phút là 60 giây nên 8 phút gồm: 8[nbsp].[nbsp]60[nbsp]=[nbsp]480 (giây)

c) Vì mỗi giờ gồm 60 phút và mỗi phút gồm 60 giây nên mỗi giờ gồm có số giây là: 60[nbsp].[nbsp]60[nbsp]=[nbsp]3[nbsp]600 (giây)

d) Vì mỗi giờ gồm 3[nbsp]600 giây (do câu c) nên mỗi ngày (24 giờ) gồm số giây là: 24[nbsp].[nbsp]3[nbsp]600 = 86[nbsp]400 (giây)

Bài tập 2.2:

a) Thời gian đi từ nhà đến nơi làm việc của cô Trang là: 25[nbsp]+[nbsp]50[nbsp]=[nbsp]75 (phút).

b) Khởi hành lúc 6[nbsp]giờ[nbsp]15[nbsp]phút thì cô Trang đến nơi làm việc lúc:

6[nbsp]giờ[nbsp]15[nbsp]phút + 75[nbsp]phút = 6[nbsp]giờ[nbsp]90[nbsp]phút = 7[nbsp]giờ[nbsp]30 phút.

Vậy cô Trang đến nơi làm việc lúc 7h30.

c) Để có mặt ở nơi là việc lúc 8h thì cô Trang phải khởi hành muộn nhất là lúc:

8[nbsp]giờ – 75[nbsp]phút = 6[nbsp]giờ[nbsp]120[nbsp]phút – 75[nbsp]phút = 6[nbsp]giờ[nbsp]45 phút.

Vậy cô Trang phải khởi hành trước 6h45 thì mới kịp giờ làm việc.

Bài tập 2.3:

Thời gian từ lúc ông Toàn rời nhà đến lúc trở về nhà là:

8[nbsp]giờ[nbsp]50[nbsp]phút – 8[nbsp]giờ = 50[nbsp]phút.

Thời gian ông Toàn ở nhà bạn là:

8[nbsp]giờ[nbsp]50[nbsp]phút – 8[nbsp]giờ[nbsp]20[nbsp]phút = 30[nbsp]phút.

Thời gian ông Toàn đi từ nhà bạn đến nhà mình là:

(50 30) : 2 = 10 (phút)

Ông Toàn phải chỉnh để kim đồng hồ chỉ:

8[nbsp]giờ[nbsp]50[nbsp]phút + 10[nbsp]phút = 9[nbsp]giờ

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.