Phép cộng và phép nhân trong TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN
Bài này nói về PHÉP CỘNG và PHÉP NHÂN. Nếu muốn tìm hiểu về PHÉP TRỪ và PHÉP CHIA, hãy xem tại đây.
Phép cộng
✨ Phép cộng hai số tự nhiên a và b được ký hiệu là: a[nbsp]
+[nbsp]
b

✨ a[nbsp]
+[nbsp]
b có thể được đọc là “a cộng b” hoặc “tổng của a và b“.
Câu hỏi 1: Cho phép cộng 7[nbsp]
+[nbsp]
3[nbsp]
=[nbsp]
10. Hãy tìm các số hạng và tổng của phép cộng đó.
Giải
Các số hạng là 7 và 3.
Tổng là 10.
Câu hỏi 2: Tổng của 20 và 21 bằng bao nhiêu?
Giải
20 + 21 = 41.
Vậy tổng của 20 và 21 bằng 41.
✨ Tính chất của phép cộng:
Giao hoán: a[nbsp]
+[nbsp]
b[nbsp]
=[nbsp]
b[nbsp]
+[nbsp]
a;
Kết hợp: a[nbsp]
+[nbsp]
(b[nbsp]
+[nbsp]
c)[nbsp]
=[nbsp]
(a[nbsp]
+[nbsp]
b)[nbsp]
+[nbsp]
c.
Câu hỏi 3: Tính một cách hợp lý: 7[nbsp]
+[nbsp]
150[nbsp]
+[nbsp]
3[nbsp]
+[nbsp]
50.
Giải
7 + 150 + 3 + 50
= 7 + 3 + 150 + 50 → Tính chất giao hoán
= (7 + 3) + (150 + 50) → Tính chất kết hợp
= 10 + 200
= 210.
Nên xem:
✨ Cộng với số 0: a[nbsp]
+[nbsp]
0[nbsp]
=[nbsp]
0[nbsp]
+[nbsp]
a[nbsp]
=[nbsp]
a.
(Tổng của một số tự nhiên a bất kỳ với số 0 thì bằng chính nó.)
Phép nhân
✨ Phép nhân hai số tự nhiên a và b được ký hiệu là: a[nbsp]
×[nbsp]
b

✨ a[nbsp]
×[nbsp]
b có thể được đọc là “a nhân b” hoặc “tích của a và b“.
Câu hỏi 4: Cho phép nhân 3[nbsp]
×[nbsp]
5[nbsp]
=[nbsp]
15. Hãy xác định các thừa số và tích của phép nhân đó.
Giải
Các thừa số là 3 và 5.
Tích là 15.
Nên xem:
🤔 Trắc nghiệm Toán 6 – chủ đề CÁC PHÉP TÍNH về số tự nhiên.
Câu hỏi 5: Tích của 4 và 6 bằng bao nhiêu?
Giải
4[nbsp]
×[nbsp]
6[nbsp]
=[nbsp]
24.
Vậy tích của 4 và 6 bằng 24.
✨ Thay vì viết a[nbsp]
×[nbsp]
b, người ta còn viết a[nbsp]
.[nbsp]
b để chỉ tích của a và b.
a[nbsp]
×[nbsp]
b = a[nbsp]
.[nbsp]
b
✨ Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số, thì ta không cần viết dấu nhân giữa các thừa số.
Chẳng hạn: a[nbsp]
.[nbsp]
b[nbsp]
=[nbsp]
ab ; 2[nbsp]
.[nbsp]
m[nbsp]
=[nbsp]
2m.
Câu hỏi 6: Tính:
a) 2 . 5;
b) 4 . 25;
c) 8 . 125.
Giải
a) 2 . 5 = 10
b) 4 . 25 = 100
c) 8 . 125 = 1 000
✨ Tính chất của phép nhân:
Giao hoán: ab[nbsp]
=[nbsp]
ba.
Kết hợp: (ab)c[nbsp]
=[nbsp]
a(bc).
Câu hỏi 7: Tính nhẩm:
a) 2 . 37 . 5
b) 24 . 125
Giải
a) 2 . 37 . 5
= 2 . 5 . 37 → giao hoán
= (2 . 5) . 37 → kết hợp
= 10 . 37
= 370.
b) 24 . 125
= (3 . 8) . 125
= 3 . (8 . 125)
= 3 . 1 000
= 3 000
✨ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a(b[nbsp]
+[nbsp]
c) = ab[nbsp]
+[nbsp]
ac
Câu hỏi 8: Tính nhẩm:
a) 125 . (100 + 1)
b) 125 . 5 + 125 . 3
Giải
a) 125 . (100 + 1)
= 125 . 100 + 125 . 1
= 12 500 + 125
= 12 625
b) 125 . 5 + 125 . 3
= 125 . (5 + 3)
= 125 . 8
= 1 000
✨ Nhân với số 1: a[nbsp]
.[nbsp]
1[nbsp]
=[nbsp]
a.
Một số bất kỳ nhân với 1 thì bằng chính nó.
✨ Nhân với số 0: a[nbsp]
.[nbsp]
0[nbsp]
=[nbsp]
0.
Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
Bài tập áp dụng
Bài tập 1: Tính một cách hợp lý:
a) 12 + 24 + 88 + 76;
b) 250 . 189 . 4
Bài tập 2: Tính nhẩm:
a) 53 . 11 (HD: Viết 11 = 10 + 1)
b) 35 . 213 + 213 . 65
Bài tập 3: Tính một cách hợp lý phép tính sau:
37 . (1 + 6 + 9 + 4) + 73 . (1 + 6 + 9 + 4)