Sau đây là danh sách các Bài tập Trắc Nghiệm TOÁN 6 theo chủ đề: CÁC PHÉP TÍNH trong tập hợp SỐ TỰ NHIÊN.
1 – Cộng – Trừ – Nhân – Chia
♫ Nên xem các bài học lý thuyết: CỘNG – NHÂN và TRỪ – CHIA trước khi làm các bài tập trắc nghiệm phía dưới.
Câu 1.1: Giá trị của biểu thức 78 + 2 
021 + 2 
022 + 79 là:
(a) 4 100;
(b) 4 200;
(c) 4 300;
(d) 4 400.
Bấm máy tính hoặc tính nhanh bằng cách áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng như sau:
78 + 2 021 + 2 
022 + 79 = (78 + 2 
022) + (2 
021 + 79) = 2 
100 + 2 
100 = 4 
200.
Chọn đáp án (b).
Câu 1.2: Giá trị của biểu thức 25 
. 
2 
021 
. 
4 là:
(a) 202 100;
(b) 202 200;
(c) 202 000;
(d) 203 .
Bấm máy tính hoặc tính nhẩm như sau:
25 . 2 021 . 4 = (25 
. 
4) 
. 
2 
021 = 100 
. 
2 
021 = 202 
100.
Chọn đáp án (a).
Câu 1.3: Giá trị của biểu thức 8 
. 
125 + 4 
. 
37 
. 
25 là:
(a) 4 000;
(b) 4 300;
(c) 4 500;
(d) 4 700.
Bấm máy tính hoặc tính nhẩm như sau:
8 . 125 + 4 . 37 . 25 = 1 
000 + 4 
. 
25 
. 
37 = 1 
000 + 100 
. 
37 = 1 
000 + 3 
700 = 4 
700.
Chọn đáp án (d).
Câu 1.4: Giá trị của biểu thức 2 
022 
. 
37 + 63 
. 
2 
022 là:
(a) 202 000;
(b) 202 100;
(c) 202 200;
(d) 202 300.
Có thể tính nhanh bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép cộng như sau:
2 022 . 37 + 63 
. 
2 
022 = 2 
022 
. 
(37 
+ 
63) = 2 
022 
. 
100 = 202 
200.
Chọn đáp án (c).
🤔 Nên xem: Dạng bài tập về TÍNH NHANH trong tập hợp số tự nhiên.
Câu 1.5: Giá trị của biểu thức 1 + 2 + 3 + … + 11 là:
(a) 60;
(b) 62;
(c) 64;
(d) 66.
Ta có:
1 + 2 + 3 + … + 11
= (1 + 11) + (2 + 10) + (3 + 9) + (4 + 8) + (5 + 7) + 6
= 12 + 12 + 12 + 12 + 12 + 6
= 12 . 5 + 6
= 60 + 6
= 66
Chọn đáp án (d).
Câu 1.6: Số tự nhiên x thỏa mãn: (2 
021 
– 
x) 
. 
2 
022 
= 
0 là:
(a) x = 0;
(b) x = 2 021;
(c) x = 2 022;
(d) x = 1.
Vì (2 021 – x) . 2 
022 = 0 nên 2 
021 – x = 0.
Suy ra x = 2 
021.
Chọn đáp án (b).
Câu 1.7: Số tự nhiên x thỏa mãn: (x – 2 
021) . 2 
021 – (x – 2 
021) . 21 = 2 
000 là:
(a) 2 000;
(b) 2 011;
(c) 2 022;
(d) 2 0 33.
Ta có:
(x – 2 021) . 2 
021 – (x – 2 
021) . 21 = (x – 2 
021) . (2 
021 – 21) = (x – 2 
021) . 2 
000
Vậy: (x – 2 021) . 2 
000 = 2 
000.
Suy ra: x – 2 021 = 2 
000 : 2 
000 = 1.
Vì x – 2 021 = 1 nên x = 1 + 2 
021 = 2 
022.
Chọn đáp án (c).
🤔 Nên xem: Dạng bài tập về TÌM X trong tập hợp số tự nhiên.
Câu 1.8: Chọn phát biểu ĐÚNG:
(a) Tổng của 12 và 2 có giá trị là 10;
(b) Một hiệu có số bị trừ là 12 và số trừ là 2 thì có giá trị là 14;
(c) Một tổng có giá trị là 8 và một số hạng của nó là 2 thì số hạng còn lại là 10.
(d) Một hiệu có giá trị là 5 và số bị trừ là 15 thì số trừ là 10.
Tổng của 12 và 2 là 12 + 2 = 14. → Câu (a) sai.
12 – 2 = 10. → Câu (b) sai.
Trong câu (c), các số hạng là 2 và 10, tổng là 8 thì 2 + 10 = 8, vô lý. → Câu (c) sai.
Trong câu (d), số bị trừ là 15, số trừ là 10 và hiệu là 5, vậy 15 – 10 = 5, hợp lý. → Câu (d) đúng.
Chọn đáp án (d).
Câu 1.9: Chọn phát biểu SAI:
(a) Với hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho a = b + x thì ta có phép trừ a – b = x;
(b) Trong tập hợp các số tự nhiên, phép trừ a – b chỉ thực hiện được khi a > b;
(c) Trong phép chia có dư, số chia bao giờ cũng lớn hơn số dư;
(d) Số 0 chia hết cho mọi số tự nhiên khác 0.
Câu (b) sai. Phép trừ a – b thực hiện được khi a ≥ b.
Chọn đáp án (b).
Câu 1.10: Năm 2021, Khánh đang được t tuổi, còn mẹ của Khánh thì có số tuổi gấp ba lần tuổi của Khánh. Vậy năm 2024 thì mẹ của Khánh có số tuổi là:
(a) t + 3 tuổi;
(b) 3(t + 1) tuổi;
(c) 3(t + 3) tuổi;
(d) 3(t + 4) tuổi.
Năm 2021, mẹ của Khánh có số tuổi gấp ba lần tuổi của Khánh. Vậy năm 2021, tuổi của mẹ là: 3t.
Do đó, năm 2024 (tức là 3 năm sau năm 2021) thì tuổi của mẹ Khánh là: 3t + 3.
Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, ta có: 3t + 3 = 3(t + 1).
Chọn đáp án (b).
2 – Lũy thừa với số mũ tự nhiên
♫ Nên xem các bài học lý thuyết: PHÉP TÍNH LŨY THỪA trước khi làm các bài tập trắc nghiệm phía dưới.
Câu 2.1: Với a, m, n là các số tự nhiên, hãy chọn câu SAI:
(a) am . an = am+n;
(b) am : an = am-n với m ≥ n và a ≠ 0;
(c) a0 = 1;
(d) a0 = 0.
Chọn đáp án (d).
Câu 2.2: Tích 5 . 5 . 5 được viết dưới dạng lũy thừa của một số là:
(a) 52;
(b) 53;
(c) 35;
(d) 54.
Chọn đáp án (b).
Câu 2.3: Giá trị của 24 bằng:
(a) 8;
(b) 22 . 2;
(c) 28 : 2;
(d) 4 . 4.
24 = 2 . 2 . 2 . 2 = 4 . 4
Chọn đáp án (d).
🤔 Nên xem: Dạng bài tập về PHÉP TÍNH LŨY THỪA với số mũ tự nhiên.
Câu 2.4: Tính 24 + 16 ta được kết quả dưới dạng lũy thừa là:
(a) 220;
(b) 24;
(c) 25;
(d) 210.
Ta có: 24 + 16 = 24 + 24 = 2 . 24 = 25.
Chọn đáp án (c).
Câu 2.5: Cách tính đúng của a3 . a2 : a là:
(a) a3 . a2 : a = a3+2-0 = a5;
(b) a3 . a2 : a = a3+2-1 = a4;
(c) a3 . a2 : a = a3.2:1 = a6;
(d) a3 . a2 : a = a3.2:0 = a0.
Chọn đáp án (b).
Câu 2.6: Số lớn nhất trong các số 29; 221; 12021; 2 
0210 là:
(a) 29;
(b) 221;
(c) 12021;
(d) 2 0210.
Vì 9 < 21 nên 29 < 221.
Ta có: 12 021 = 1 và 2 
0210 = 1.
Do đó, số lớn nhất là 221.
Chọn đáp án (b).
Câu 2.7: Chọn phát biểu SAI:
(a) Số tự nhiên m thỏa mãn 32020 < 3m < 32022 là m = 2 
021;
(b) Với hai số tự nhiên a và b, nếu a > b thì a2 > b2;
(c) m7 > m3 với m là một số tự nhiên;
(d) Với hai số tự nhiên a và b, nếu a > b thì 2a > 2b.
Câu (c) sai vì nếu chọn m = 0 thì m7 = 07 = 0 và m3 = 03 = 0; vậy lúc này thì m7 = m3.
(Tương tự, nếu chọn m = 1 thì m7 = m3 = 1).
Chọn đáp án (c).
Câu 2.8: Vào năm An được 2 tuổi thì tuổi của chị Tươi gấp đôi tuổi của An và kém 8 lần tuổi của mẹ An. Vậy lúc đó tuổi của mẹ An là:
(a) 16 tuổi;
(b) 24 tuổi;
(c) 23 tuổi;
(d) 25 tuổi.
Khi An 2 tuổi thì tuổi của chị Tươi là: 2.2 tuổi (gấp đôi tuổi của An).
Vì tuổi của chị Tươi kém 8 lần tuổi của mẹ An nên tuổi của mẹ An là:
2 . 2 . 8 = 2 . 2 . 23 = 25.
Chọn đáp án (d).
🤔 Nên xem: Dạng bài tập TOÁN CÓ LỜI VĂN (áp dụng các phép tính trong tập hợp số tự nhiên).