Giải Toán 6 (t1) [Chương 1] LUYỆN TẬP CHUNG trang 20 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài LUYỆN TẬP CHUNG trang 20 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tải file bài giải này dưới dạng pdf: tại đây. Bài tập 1.31 (Trang […]

Sau đây là Hướng dẫn và lời giải chi tiết các bài tập của Bài LUYỆN TẬP CHUNG trang 20 – Chương 1, trong sách giáo khoa môn Toán lớp 6, thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Tải file bài giải này dưới dạng pdf: tại đây.

Bài tập 1.31 (Trang 21 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Gọi A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và không lớn hơn 7.

a) Viết tập hợp A bằng hai cách: Liệt kê các phần tử và nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử.

b) Trong các số tự nhiên nhỏ hơn 10, những số nào không phải là phần tử của tập hợp A?

Giải

a) Viết tập hợp A bằng hai cách:

  • Liệt kê các phần tử: A = {4; 5; 6; 7}
  • Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử: A = {n[nbsp][nbsp]ℕ | 3[nbsp]<[nbsp]n[nbsp]≤ 7}

b) Trong các số tự nhiên nhỏ hơn 10 (tức là các số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9), những số không phải là phần tử của tập A gồm: 0; 1; 2; 3; 8; 9.

Bài tập 1.32 (Trang 21 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống)

a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số.

b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau.

c) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số chẵn.

d) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số lẻ.

Giải

a) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số: 1[nbsp]000

b) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau: 1[nbsp]023

c) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số chẵn: 2[nbsp]046

d) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số lẻ: 1[nbsp]357

Bài tập 1.33 (Trang 21 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Ta đã biết: Giá trị của mỗi chữ số của một số tự nhiên trong hệ thập phân phụ thuộc vào vị trí của nó. Chẳng hạn, chữ số 2 có giá trị bằng 2 nếu nó nằm ở hàng đơn vị, có giá trị bằng 20 nếu nó nằm ở hàng chục,… Tuy nhiên có một chữ số mà giá trị của nó không thay đổi dù nó nằm ở bất kì vị trí nào, đó là chữ số nào?

Giải

Chữ số cần tìm là chữ số 0. Vì 0 nhân với bất kì số nào cũng bằng 0.

Bài tập 1.34 (Trang 21 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Một xe ô tô chở 30 bao gạo và 40 bao ngô. Biết rằng mỗi bao gạo nặng 50 kg, mỗi bao ngô nặng 60 kg. Hỏi xe ô tô đó chở tất cả bao nhiêu kilôgam gạo và ngô?

Giải

Số kilôgam gạo xe ô tô chở là: 30[nbsp].[nbsp]50[nbsp]=[nbsp]1[nbsp]500 (kg)

Số kilôgam ngô xe ô tô chở là: 40[nbsp].[nbsp]60[nbsp]=[nbsp]2[nbsp]400 (kg)

Vậy xe ô tô chở tất cả số kilôgam gạo và ngô là:

1[nbsp]500[nbsp]+[nbsp]2[nbsp]400 = 3[nbsp]900 (kg)

Bài tập 1.35 (Trang 21 / Toán 6 – tập 1 / Kết nối tri thức với cuộc sống) Trong tháng 7 nhà ông Khánh dùng hết 115 số điện. Hỏi ông Khánh phải trả bao nhiêu tiền điện, biết đơn giá điện như sau:

Giá tiền cho 50 số đầu tiên là 1[nbsp]678 đồng/số;

Giá tiền cho 50 số tiếp theo (từ số 51 đến số 100) là 1[nbsp]734 đồng/số;

Giá tiền cho 100 số tiếp theo (từ số 101 đến số 200) là 2[nbsp]014 đồng/số.

Giải

Ta có: 115 = 50[nbsp]+[nbsp]50[nbsp]+[nbsp]15.

Vậy trong tháng 7, nhà ông Khánh dùng hết:

  • 50 số điện giá 1[nbsp]678 đồng/số (50 số đầu tiên).
  • 50 số điện giá 1[nbsp]734 đồng/số (50 số tiếp theo, từ số 51 đến số 100).
  • 15 số điện giá 2[nbsp]014 đồng/số (lấy trong 100 số điện tiếp theo, từ số 101 đến số 200).

Do đó, số tiền điện mà ông Khánh phải trả là:

50[nbsp].[nbsp]1[nbsp]678 + 50[nbsp].[nbsp]1[nbsp]734 + 15[nbsp].[nbsp]2[nbsp]014 = 200[nbsp]810 (đồng)

Chia sẻ nếu thấy hay:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.